Việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, trong những năm qua, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã hợp tác chặt chẽ với Tổng Cục Thống kê và một số đối tác xây dựng bản tin thị trường lao động cập nhật hàng quý. Bản tin số 21 được xây dựng dựa trên nguồn số liệu đáng tin cậy từ Tổng cục Thống kê và của ngành lao động- thương binh và xã hội.
Quang cảnh Hội nghị công bố bản tin thị trường lao động số 21 |
Bản tin tiếp tục cung cấp bức tranh khá toàn diện về thị trường lao động. Đây là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy cho các hoạch định chính sách, nhà quản lý, cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động hay người lao động…có thể sử dụng, làm căn cứ để đưa ra các quyết định.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, quý I/2019, cả nước có 1.059 nghìn người trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 3,28 nghìn người so với quý IV/2018 và giảm 7,98 nghìn người so với quý I/2018. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,17%, không thay đổi so với quý trước nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh nhất ở nhóm có trình độ cao đẳng (giảm 0,82 điểm phần trăm so với quý IV/2018 và 1,17 điểm phần trăm so với quý I/2018).
Các nhóm còn lại mức độ giảm không nhiều. Cụ thể, trong đó số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng là hơn 65.000 người, trung cấp là 52.700 người, đại học là hơn 124.000 người. “Con số hơn 1 triệu người thất nghiệp này không lớn lắm so với các thị trường lao động như Singapore, hay so với Mỹ chỉ như muối bỏ bể”. Hơn 1 triệu người lao động thất nghiệp (2,17%) là thấp. Thậm chí Việt Nam là 1 trong số 8 nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp khẳng định.
Theo Bản tin được công bố, quý I/2019, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (2,79%); tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên lần lượt là 2,64%, 2,43%, 1,68% và 1,27%. Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (0,02%).
Về việc làm, trong quý I/2019, số người có việc làm là 54,32 triệu người, giảm 207,71 nghìn người (0,38%) so với quý IV/2018 nhưng vẫn tăng 329,75 nghìn người (0,61%) so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng người có việc làm là nữ chiếm 47,75% (tăng 0,14 điểm phần trăm so với quý IV/2018); khu vực thành thị chiếm 33,02% tổng số người đang làm việc (tăng 0,27% điểm phần trăm so với quý VI/2018).
Số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm. Quý I/2019, cả nước có 19,30 triệu người đang làm việc trong khu vực này, giảm 620 nghìn so với quý IV/2018 và 1,52 triệu người so với cùng kỳ năm 2018. Hai ngành có số lao động tăng nhiều nhất so với quý IV/2018 và cùng kỳ năm 2018 là công nghiệp chế biến, chế tạo và vận tải, kho bãi. Hai ngành có số lao động giảm nhiều nhất cả hai kỳ so sánh là nông lâm thủy sản và giáo dục - đào tạo.
Theo dự báo, quý II/2019, Chính phủ đẩy mạnh, giải ngân đầu tư công, tạo hiệu ứng lan tỏa đối với đầu tư tư nhân. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục khởi sắc. Xu hướng khởi nghiệp tiếp tục là kênh huy động nguồn vốn cho nền kinh tế. Quý II/2019, GDP cả nước, ước tăng 6,71% so với cùng kỳ năm trước.
Còn theo đánh giá của Navigos, xu hướng các doanh nghiệp đa quốc gia mở văn phòng tại Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm, nước giải khát, bia rượu và mỹ phẩm dẫn đến việc tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến khối kinh doanh, marketing. Các vị trí thuộc khối văn phòng hỗ trợ cũng có nhu cầu tuyển dụng tăng, bao gồm các vị trí như: Nhân sự, hành chính, tài chính, kế toán. Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển các dây chuyền, nhà máy từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam dẫn đến nhu cầu tuyển dụng ở nhiều vị trí giám sát và quản lý
Dự báo quý II/2019, tổng số việc làm sẽ đạt 54,58 triệu, tăng 262 nghìn người (tăng 0,48% so với quý I/2019 và tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2018). Một số ngành dự kiến có nhu cầu lao động tăng như: Chế biến, chế tạo (87.000 người); xây dựng (340.000 người), bán buôn bán lẻ (300.000 người). Bên cạnh đó, một số ngành có nhu cầu lao động giảm như: nông, lâm, thủy sản (giảm khoảng 200.000 người), khai khoáng (9.000 người), tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (80.000 người).
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực
Việc làm 10/12/2024 16:25