Vì sự phát triển đô thị bền vững
Sớm hoàn thiện Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng Hà Nội chưa chọn đơn vị nào quy hoạch đô thị sông Hồng |
Đủ điều kiện chín mùi
Trong suốt hơn 10 thế kỷ (từ năm 1010-2021) lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội đều gắn liền với sông Hồng. Các bằng chứng này được tìm thấy cả trong tư liệu viết lẫn trên các bản đồ được vẽ cách đây hàng trăm năm như minh chứng cho một đô thị lịch sử nghìn năm, nằm ven sông rộng lớn.
Do “vướng” quy hoạch hai bên bờ sông Hồng nên hiện nhiều nguồn lực từ đất chưa được phát huy |
Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình phát triển đó, vì nhiều yếu tố, Thủ đô Hà Nội vẫn phát triển chủ yếu bên bờ phía Nam của dòng sông. Thực tế, nếu tính theo gianh giới địa lý các quận, huyện, nội thành Hà Nội vẫn gói trong khu vực Nam sông Hồng. Đơn cử như chỉ cần qua cầu Thanh Trì là sang địa giới bờ Bắc là huyện Gia Lâm, qua cầu Nhật Tân là tới địa giới huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Vì thế, sông Hồng chưa được đánh giá đủ giá trị cảnh quan đối với một đô thị.
Thực tế, việc quy hoạch vùng đất giữa hai con đê sông Hồng đã được Hà Nội đặt ra từ rất lâu. Cụ thể, ngay từ năm 1954, dù chưa có quy hoạch hoàn chỉnh nhưng Hà Nội đã xây dựng hơn 20 điểm nhà ở tại khu vực Chương Dương, Phúc Xá. Điểm nhấn rõ nét nhất là bản quy hoạch năm 1992, khi Hà Nội đồng ý chủ trương giữ nguyên trạng về nhà ở của người dân ở hai bên bờ sông, nhưng không làm ảnh hưởng tới hệ thống đê điều. Sang bản quy hoạch năm 1998, Thành phố đã xác định rất rõ mục tiêu phát triển thành phố ở hai bên bờ sông, đặt sông Hồng vào vị trí trung tâm của Hà Nội.
Kể từ đó, đã có tới 11 dự án, nghiên cứu khoa học hai bên sông Hồng của cả đơn vị trong và ngoài nước. Trong đó, đáng chú ý, dự án hợp tác giữa Hà Nội và Seoul (Hàn Quốc) đã được nghiên cứu bài bản, tập hợp được nhiều chuyên gia của hai nước tiến hành điều tra khảo sát thực tế, tổ chức nhiều hội thảo và lấy ý kiến cộng đồng cũng như triển lãm công bố. Tuy nhiên, dự án cũng bị ngừng lại không lâu sau đó.
Sang tới năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, một lần nữa xác định “trục không gian 2 bên sông Hồng là trục trung tâm quan trọng của Hà Nội”. Sau đó, năm 2012, Hà Nội cũng đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phân khu sông Hồng. Chủ trương này cũng đã được thống nhất trong các Luật Thủ đô. Như vậy có thể thể thấy, không phải bây giờ Hà Nội mới bắt tay vào làm lại quy hoạch thành phố 2 bên bờ sông Hồng mà đây là sự kế thừa để tiếp tục.
Theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ðào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Ðô thị Việt Nam, nguyên nhân việc quy hoạch sông Hồng chậm triển khai là các vướng mắc về cơ sở pháp lý cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành. Trong đó, quan trọng nhất là cần sớm phê duyệt quy hoạch thoát lũ sông Hồng thì mới có cơ sở để phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết liên quan.
Vì sự phát triển bền vững
Quận Hoàn Kiếm có hai khu vực ngoài đê thuộc địa là phường Chương Dương và Phúc Tân, trong đó, một phần của hai phường nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng. Hiện, khu vực phường Phúc Tân có 18.971 người sinh sống, còn phường Chương Dương có 26.698 người - phường có số lượng dân cư lớn nhất quận Hoàn Kiếm. Do nhu cầu nhà ở ngày càng cao nên từ hàng chục năm trước, khu vực ngoài đê sông Hồng nhanh chóng trở thành nơi trú ngụ của cư dân nhiều nơi đổ về. Nhiều khu tập thể của các cơ quan cũng được xây dựng tại phường Chương Dương.
Để thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Hà Nội có tổng số 38 đồ án quy hoạch phân khu với tổng diện tích khoảng hơn 76.500ha. Tuy nhiên có 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử thuộc địa bàn các quận Hoàn Kiếm gồm H1 - 1 (A,B,C); quận Ba Đình là H1 - 2; quận Đống Đa là H1 - 3; quận Hai Bà Trưng là H1 - 4 chưa được phê duyệt. |
Tuy nhiên, vì là khu vực ngoài đê nên đến nay, việc cấp giấy phép xây dựng vẫn phải tuân thủ các quy định chuyên ngành, nhất là quy định về hành lang thoát lũ sông Hồng. Nhiều nhà ở xuống cấp phải xây dựng lại nhưng chỉ được cấp giấy phép có thời hạn và việc xây dựng lại nhà ở phải dựa trên cơ sở nguyên trạng, gây không ít khó khăn cho người dân. Đối với các công trình lớn, chẳng hạn như cải tạo, xây dựng lại nhà tập thể cũ, bên cạnh giấy phép xây dựng phải xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, và vì ngoài đê nên không được xây dựng tầng hầm.
Xa hơn, dọc tuyến sông Hồng từ Đan Phượng tới Tây Hồ (Hà Nội) là một diện tích đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông khá lớn tới vài chục nghìn ha. Diện tích đất này phần lớn đang phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng do không được đầu tư nên sản lượng cũng rất hạn chế. Thực tế, năm nào Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng cũng có công văn xin thí điểm đề án mô hình nông nghiệp chất lượng cao tại đây, nhưng đều khó triển khai do vướng hành lang thoát lũ. Tương tự, một số khu vực đất bãi ở huyện Gia Lâm, Đông Anh cũng trong tình trạng này. Những bất cập trong quy hoạch, sử dụng đất bãi không chỉ gây khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội phục vụ dân sinh mà còn khó cho cả công tác quản lý công trình đê điều.
Nói như vậy để thấy, do Hà Nội “vướng” quy hoạch hai bên bờ sông Hồng nên hiện nhiều nguồn lực từ đất chưa được phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trong nội đô đang dần trở nên khan hiếm, thì quỹ đất dọc hai bờ sông Hồng có thể giúp Thành phố tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh - xã hội./.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09