Tuyên truyền pháp luật: Bám sát các vấn đề thời sự, được người dân quan tâm
Đa dạng các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong đoàn viên, người lao động Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân |
Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị.
Chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền
Tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL Thành phố trình bày báo cáo tóm tắt kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL 6 tháng đầu năm 2022 và Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; triển khai Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 1/7/2022 của UBND Thành phố về tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo đó, trong 6 tháng qua, Hội đồng Phối hợp PBGDPL Thành phố đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 và các lĩnh vực pháp luật liên quan đến đời sống dân sinh như giao thông, môi trường, cải cách hành chính, mô hình chính quyền đô thị, trật tự an toàn xã hội, ứng xử trên môi trường mạng....
Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, cơ quan thường trực của Hội đồng đã chủ động và kịp thời tham mưu, ban hành văn bản hướng dẫn các đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật, phổ biến, các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác PBGDPL năm 2022 trên địa bàn Thành phố. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật nói chung, về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng của cán bộ và Nhân dân Thủ đô.
Các đơn vị cấp Thành phố tích cực tuyên truyền pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2022 gồm: Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn Luật sư Thành phố, Hội Luật gia Thành phố; Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông.
30/30 quận, huyện, thị xã đều tích cực tuyên truyền pháp luật và các văn bản pháp luật của Trung ương và Thành phố, tiêu biểu là các quận, huyện: Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Long Biên, Cầu Giấy, thị xã Sơn Tây, Quốc Oai, Gia Lâm, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Chương Mỹ, Thường Tín.
Thành phố đã tổ chức 2.345 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 81.658 lượt người tham dự; tổ chức 5 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 42.430 lượt người dự thi; phát hành 118.371 tài liệu phổ biến pháp luật, trong đó đăng tải 6.518 tài liệu, tin, bài tuyên truyền pháp luật trên internet...
Kinh phí PBGDPL còn hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được, lãnh đạo Hội đồng Phối hợp PBGDPL cũng chỉ ra, việc phối hợp với các doanh nghiệp sở hữu màn hình điện tử tại các tòa nhà cao tầng, khu đô thị để tuyên truyền phổ biến pháp luật theo mô hình Cầu thang pháp luật còn hạn chế; một số quận, huyện và nhiều xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí để triển khai công tác PBGDPL còn hạn chế; kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở thấp còn chưa đáp ứng yêu cầu...
Phá biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố cho biết, 6 tháng cuối năm, Hội sẽ tập trung tuyên truyền pháp luật nhân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, tập trung tuyên truyền Ngày quốc tế trẻ em gái (11/10), Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11). Trong tháng 7, Hội có chuỗi hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.
Còn theo ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội, 6 tháng cuối năm, Hội đồng cần tổ chức tuyên truyền các chính sách liên quan đến Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Đất đai sửa đổi.
Toàn cảnh hội nghị. |
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Nguyễn Văn Hà cho biết, Đoàn Luật sư đã tham gia nhiều buổi tập huấn cho hoà giải viên ở cơ sở. Theo ông Hà, nếu trong 1 xã, phường mà có 1, 2 luật sư hỗ trợ công tác hoà giải thì hiệu quả hoà giải sẽ tốt hơn. Khi được phân tích lợi ích của công tác hoà giải, người dân sẽ lựa chọn hoà giải thay vì khiếu nại hay kiện ra Toà án.
Cũng theo ông Hà, trong 6 tháng cuối năm, Đoàn Luật sư Hà Nội sẽ tập trung tuyên truyền cho đối tượng học sinh, sinh viên về phòng, chống bạo lực học đường, Luật An ninh mạng; đẩy mạnh giới thiệu đến Nhân dân Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai (sửa đổi)…
Bám sát các vấn đề thời sự, được người dân quan tâm
Phát biểu kết luận và chỉ đạo phiên họp, đồng chí Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nền tảng trong việc giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các thành viên Hội đồng.
Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố đề nghị trong thời gian tới các sở, ngành triển khai các kế hoạch, đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật theo đúng tiến độ đề ra. Sở Tư pháp chủ trì đề án về truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội; truyền thông về tác động của các văn bản của Trung ương và Thành phố, giải thích cho người dân hiểu, tạo đồng thuận trong tổ chức, thực hiện.
Quá trình triển khai bám sát các vấn đề thời sự, được người dân quan tâm, vì sự phát triển Thành phố như: Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Luật Thủ đô, công tác quản lý đất đai, cải cách hành chính, phân loại rác....
Đồng thời, đa dạng hóa, đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; áp dụng hình thức, phương pháp phù hợp với đối tượng, địa bàn; tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở, tổng kết, đánh giá Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” để xây dựng đề án mới...
Về nguồn lực, thường xuyên củng cố, kiện toàn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực thực hiện: báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên... góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tin khác
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33