“Túi An sinh Công đoàn” - phao cứu sinh của đoàn viên, người lao động khó khăn
"Lay lắt" giữa cơn "bão" dịch Covid-19
Trong cơn “bão” dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều đoàn viên, NLĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp khó khăn do phải giãn việc, dừng việc. Khó khăn là vậy, thế nhưng, thay vì rời khỏi Thủ đô, phần lớn NLĐ vẫn đang cố gắng bám trụ, đồng hành cùng chính quyền Thành phố chống dịch hiệu quả.
Là một trong những quận trung tâm của Thủ đô tập trung nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ, do đó, khi dịch Covid-19 ập tới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận đã phải ngừng hoạt động. Nhà máy dừng hoạt động, do đó, nguồn thu nhập duy nhất của NLĐ cũng không còn. Cuộc sống trước thời điểm thực hiện giãn cách vốn khó khăn nay càng thêm khó khăn hơn.
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Do đó, nhiều lao động cũng bị tạm thời dừng việc không lương. |
Dù bị giảm thu nhập đến 45%, nhưng ông Nguyễn Văn Mão, Phó phòng Bảo vệ Công ty CP Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) vẫn cảm thấy may mắn vì vẫn có công việc. Từ khi Thành phố yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, ông và các đồng nghiệp trong tổ bảo vệ được Công ty tạo điều kiện cho ăn nghỉ tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ. Ông Mão chia sẻ, làm việc tại đây đã trên 20 năm nhưng đây là lần đầu tiên ông phải ăn ở tại công ty, dù có những bất tiện do điều kiện sinh hoạt không bằng ở nhà nhưng ông và các đồng nghiệp đang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cùng Công ty thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Chị Nguyễn Thị Hương, công nhân vệ sinh bề mặt Công ty CP Toàn Lực nghẹn ngào xúc động vì nhận được "Túi An sinh Công đoàn" từ LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm. |
Có đến thăm các Công ty, nhà máy và trò chuyện trực tiếp với CNLĐ mới thấu được những khó khăn mà họ gặp phải. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hương, công nhân vệ sinh bề mặt Công ty CP Toàn Lực (Cụm Công nghiệp Phú Minh, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) là một ví dụ.
Khuôn mặt thất thần, ánh mắt mệt mỏi, chị vừa khóc vừa chia sẻ với chúng tôi, vợ chồng chị là lao động tự do. 2 năm trước chồng chị bị tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não. Cũng từ đó, chị Hương trở thành trụ cột chính của gia đình. Trung bình mỗi tháng, chị Hương thu nhập được khoảng 6 triệu đồng, lương không đủ chi, lại không có tiền tích lũy, do đó, chị đã phải vay mượn anh em bạn bè để lo tiền thuốc men cho chồng và lo chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Một trong những ngành chịu tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh là các ngành dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, du lịch. Từ nhiều tháng nay, Công ty TNHH Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe AMADORA (quận Hai Bà Trưng) đã tạm dừng hoạt động. Cũng bởi vậy mà 3 tháng nay, chị Lê Thúy Hồng, quê ở tỉnh Nam Định, nhân viên Công ty TNHH Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe AMADORA không có khoản thu nhập nào.
Là lao động ngoại tỉnh nên 2 vợ chồng chị phải thuê nhà, tiền thuê nhà hiện tại đang phải lấy từ nguồn tiền tích trữ trước đó. “Vợ chồng mình hiện tại đều đang thất nghiệp ở nhà. Chi phí ăn ở sinh hoạt là từ khoản tiền 2 vợ chồng tích lũy trong quá trình đi làm. Đến tháng này thì tiền dự trữ cũng đã sắp hết, nếu dịch tiếp tục kéo dài thì 2 vợ chồng không biết nương tựa vào đâu”- chị Hồng chia sẻ.
Những trường hợp kể trên chỉ là 3 trong hàng vạn NLĐ đang gặp khó khăn trên địa bàn Thành phố. Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, NLĐ rất mong muốn nhận được sự trợ giúp của các cá nhân, tổ chức để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, tiếp thêm sức mạnh cho họ "đứng vững" trước cơn "bão" dịch.
Công đoàn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, NLĐ
Không chỉ NLĐ gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp, công ty phải vật lộn để đảm bảo đời sống cho NLĐ. Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ 30 SHINE hiện tại có khoảng hơn 2.000 nhân viên làm việc tại các tiệm cắt tóc, gội đầu đang thất nghiệp, trong đó tại Hà Nội có hơn 500 nhân viên.
Chị Lê Thị Lan Thu, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ 30 SHINE cho biết: "Là doanh nghiệp dịch vụ nên chúng tôi không có tiền để trả lương cho nhân viên khi cửa hàng đóng cửa không hoạt động. Toàn bộ đội ngũ lãnh đạo không nhận lương để hỗ trợ một phần kinh phí cho các nhân viên là người ngoại tỉnh đang thuê trọ trên địa bàn Hà Nội vì dịch Covid-19. Vì thế, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi được các cấp Công đoàn quan tâm tới NLĐ có hoàn cảnh khó khăn".
Các "Túi An sinh Công đoàn" được LĐLĐ quận Hai Bà Trưng vận chuyển lên xe buýt để trao cho CNLĐ khó khăn. |
Sẻ chia với khó khăn của các doanh nghiệp, NLĐ trên địa bàn Thủ đô, bên cạnh các hoạt động chăm lo hỗ trợ cho NLĐ khó khăn thông qua mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, LĐLĐ Thành phố đã ban hành Công văn 449/LĐLĐ về hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, LĐLĐ Thành phố yêu cầu Công đoàn các cấp phối hợp với các doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và chính quyền cơ sở, thôn, tổ dân phố khẩn trương rà soát đối tượng NLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19; đặc biệt là đối tượng công nhân đang thuê trọ tại các địa bàn dân cư, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; với mức hỗ trợ mỗi “Túi An sinh Công đoàn” gồm: Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu không quá 200.000 đồng/lao động (hoặc 1 phòng trọ).
Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân trao "Túi An sinh Công đoàn" cho NLĐ khó khăn. |
Ngay khi nhận được chỉ đạo, LĐLĐ các quận, huyện, Công đoàn ngành đã nhanh chóng rà soát các trường hợp NLĐ khó khăn để hỗ trợ. Theo đó, các “Túi quà An sinh Công đoàn” đã được các cấp Công đoàn vận chuyển qua các chuyến xe tới từng công đoàn cơ sở nơi có đoàn viên, CNLĐ khó khăn để trao trợ cấp.
Đánh giá về hiệu quả của chương trình trao trợ cấp cho NLĐ, Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân cho biết “Đây là việc làm ý nghĩa và kịp thời thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn luôn đồng hành cùng NLĐ, đặc biệt là NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. LĐLĐ quận Hoàn Kiếm sẽ cố gắng nỗ lực hỗ trợ cho NLĐ để không ai bị bỏ lại phía sau”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15