Tự hào là giai cấp tiên phong trên mặt trận CNH- HĐH

LĐTĐ - 85 năm đồng hành cùng dân tộc, giai cấp công nhân (GCCN) và tổ chức công đoàn (TCCĐ) luôn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Luôn tự hào là giai cấp tiên phong của Đảng trong công cuộc bảo vệ và dựng xây Tổ quốc.

Từ lịch sử vinh quang

Cuối thế kỷ XIX, trước sự bóc lột thậm tệ và đàn áp dã man của thực dân Pháp, với phương châm  tập hợp sức mạnh công nhân lao động đang làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ... đoàn kết đấu tranh chống lại ách thống trị của giới chủ, góp phần vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của cả dân tộc, thế nên, trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc luôn luôn đau đáu câu hỏi phải làm sao thành lập được tổ chức đại diện cho ý nguyện của công nhân lao động.

Để thực hiện ý nguyện này, bên cạnh việc hoạt động cách mạng tại nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật điều về các đồng chí lãnh đạo vào làm việc ở các hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền để vận động công nhân lao động vào tổ chức hội. Để rồi, ngày 28.7. 1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón (Hà Nội) tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ chính thức được thành lập. Đây là tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt Nam ngày nay.

Đồng hành cùng dân tộc, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt quá trình lịch sử giai cấp công nhân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Từ những ngày đầu thành lập, xác định rõ vị trí của mình, muốn cứu nước phải có một chính đảng lãnh đạo, muốn cứu nước phải tập hợp được sức mạnh của toàn dân, nghe theo lời hiệu triệu của Nguyễn Ái Quốc hoạt động của Công hội đỏ đã nhanh chóng bám rễ vào hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp nơi bọn tư bản thực dân đang khai thác. Bằng mọi biện pháp giác ngộ cách mạng, những người Công hội đỏ đã truyền bá tư tưởng yêu nước và tinh thần quốc tế cộng sản, nhờ đó phong trào công nhân đứng lên đấu tranh không những ngày một phát triển mà là tiền đề để ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam (3. 2.1930) chính đảng của giai cấp công nhân, người lao động và của toàn dân tộc có sứ mệnh giải phóng ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân, phong kiến mang lại tự do cho dân tộc.

Có thể nói trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ, giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn không chỉ là “pháo đài” chính trị vững chắc trong các tổ chức, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền mà còn là “quân chủng” quan trọng trên mặt trận sản xuất- kinh doanh góp phần đảm bảo lương thực, quân nhu, vũ khí cho bộ đội ta tiến hành kháng chiến. Giai đoạn lịch sử từ 1929 đến năm 1975, GCCN, TCĐ đã làm tốt sứ mệnh lịch sử là củng cố lập trường  tư tưởng, tập hợp quần chúng giác ngộ cách mạng, hăng say thi đua sản xuất... làm nòng cốt cho Đảng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập- tự do cho Tổ quốc đến thắng lợi cuối cùng: Cách mạng tháng Tám 1945; Thống nhất đất nước 1975.

Đến tự hào hiện tại

Khép lại những năm tháng chiến tranh, cả nước bước vào thời kỳ kiến quốc; đặc biệt kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, GCCN, tổ chức đoàn lại gánh lên vai nhiệm vụ mới: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển để thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nêu rõ: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

 

Thống kê cho thấy, tuy chỉ chiếm khoảng  ¼  lực lượng lao động, nhưng công nhân vẫn là lực lượng sản xuất hàng đầu khi đang đóng góp khoảng  ¾  GDP, hơn 60% ngân sách quốc gia và làm ra trên 60% sản phẩm công nghiệp cho xã hội. Hiện cả nước có hơn 2 triệu công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước,  trên 8 triệu công nhân trong thành phần kinh tế tư nhân và khoảng 1,8 triệu công nhân trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chính những con người này đang ngày đêm hăng say lao động góp phần vào thắng lợi chung của cả nước.

 

      Hòa vào dòng chảy của GCCN, TCCĐ cả nước, công nhân lao động, tổ chức công đoàn Thủ đô cũng không ngừng lớn mạnh. Theo đánh giá của Thường trực Thành ủy, những năm qua, CNLĐ Thủ đô đã làm ra trên 50% GDRP cho thành phố. Hiện nay, toàn Thành phố có khoảng 1,5 triệu công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), trong đó có khoảng 1,2 triệu công nhân lao động (CNLĐ) làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, tập trung trong lĩnh vực công nghiệp. Chỉ riêng  8 khu công nghiệp và chế xuất Thành phố thu hút khoảng 400 doanh nghiệp với khoảng 140 .000 lao động, chiếm gần 70% lao động ngoại tỉnh. Số công nhân lao động có trình độ THPT chiếm gần 86%; đã qua đào tạo chiếm 67%. Mặc dù lai giai cấp làm ra của cải vật chất cho xã hội, song mức hưởng thụ thành quả do mình làm ra lại rất hanh chế. Thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần hết sức khó khăn. Ngay chính tại Hà Nội, số công nhân được sống trong các khu nhà ở công nhân chiếm chưa tới 20%, còn lại đang phải thuê trong những căn nhà nhà với giá cao và tiện nghi không đảm bảo. Công nhân lao động hiện đang sống gần như 3 không: Không nhà trẻ, không tường học cho con và không bệnh viện. Dẫu thời gian, tổ chức công đoàn, công đoàn các cấp với tư cách là tổ chức đại diện cho ý nguyện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động đã tích cực trong việc chăm lo cho người lao động và thực tế đời sống, thu nhập, các quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo, song vẫn có những nội dung vượt giới hạn của tổ chức công đoàn không thể giải quyết được. Ví như mức lương, thu nhập (phân phối thu nhập), hay thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải có những hình thức gì về cơ chế để đảm bảo rằng công nhân lao động vẫn là tầng lớp làm chủ, nhà máy, công xưởng chứ không phải thân phận “kẻ” làm thuê.

Dẫu còn đó nhiều bất cập liên quan đến công nhân lao động, đặc biệt trên góc độ đời sống, thu nhập, song bất luận trong giai đoạn, hoàn cảnh nào GCCN, TCCĐ cũng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 20 của BCHTU Đảng ban hành ngày 28. 1. 2008 về Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa  được xem là một cú hích quan trọng để GCCN phát triển. Nếu không có NQ này để thành ủy, tỉnh ủy các tỉnh thành, các ban, ngành cụ thể hóa thành phương châm hành động thì chắc chắn đời sống vật chất và tinh thần cũng như vai trò của công nhân không được như hiện tại. Xác định GCCN Việt Nam thông qua đội quân tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; xác định chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động là tổ chức công đoàn. Muốn nâng cao vị thế của GCCN phải nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn. Chính vì thế Hiến pháp được QH thông qua cuối năm 2013 một lần nữa khẳng định vai trò của TCCĐ, sau đó để cụ thể hóa vai trò của công đoàn, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi và tại kỳ họp lần thứ 7 mới kết thúc, Quốc hội đã thông qua Luật phá sản trong đó quy định rất rõ ràng chức năng của công đoàn trong việc bảo vệ tính hợp pháp của người lao động trước giới chủ; ngay dự án Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định tội hình sự với hành vi nợ động bảo hiểm xã hội... Điều này chứng tỏ vai trò của tổ chức công đoàn, “bà đỡ” cho CNLĐ ngày càng được nâng tầm. Đây thực sự vừa là vinh dự song cũng đặt lên vai tổ chức công đoàn, GCCN những nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Và trách nhiệm  tương lai

Muốn sự nghiệp CNH- HĐH về đích đúng thời hạn, vai trò của GCCN vô cùng quan trọng. Song thực tế vẫn còn những bất cập và hạn chế đang diễn trong nội tại GCCN Việt Nam, hai trong số những hạn chế lớn nhất là năng suất thấp, trình độ ngoại ngữ kém chưa đáp ứng môi trường hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng đòi hỏi, kỹ thuật máy móc hiện đại. Theo đánh giá, năng suất lao động của công nhân Việt Nam đang kém rất xa so với các nước trong khu vực như Singapore, Malaisya, Thailand... Vì vậy mấu chốt đặt ra xét trên góc độ hệ thống nhằm khắc phục những hạn chế trên đã đến lúc tổ chức công đoàng không đơn thuần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động mà còn phải có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng phối hợp với giới chủ, các cấp ngành nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ cho người lao động. Có thể nói đây chính là nhiệm vụ sống còn. Một khi GCCN, người lao động không đủ năng lực để làm chủ công nghệ, không đủ năng lực về khẳ năng ngoại ngữ trong một thế giới hội nhập sâu rộng thì khó có thể đáp ứng yêu cầu của giới chủ. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một sự kiện quan trọng, song tới đây khi Hiệp định thương mại- đầu tư xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hoàn tất, những dòng chảy hàng hóa khổng lồ giữa các quốc gia thành viên được trao đổi, khi đó càng cấn có đội ngũ công nhân lao động lành nghề hơn. Nếu ngay từ bây giờ, các cơ quan quản lý, tổ chức công đoàn không có những lộ trình cụ thể để xây dựng cho GCCN trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc thì sẽ bị tụt hậu rất xa.

Mốc 2020 rất gần, đến thời điểm đó cả nước ta  phải hoàn thành về cơ bản sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh,  xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”… Cùng với GCCN đẩy mạnh quá trình phát triển của đất nước là tâm nguyện chung của cả xã hội. Sự lớn mạnh của GCCN cũng là nhân tố quyết định nhất đối với sự nghiệp đó. Hơn lúc nào hết, các cơ quan chuyên trách, hệ thống chính trị phải tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của công nhân về cuộc sống, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực quan trọng để GCCN Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình với sự phát triển của cả dân tộc. Cạnh đó, do điều kiện làm việc ngày càng hiện đại với nhiều máy móc công nghệ cao, bản thân CNLĐ cũng phải tự vươn lên, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những nỗ lực tự thân để nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề và giác ngộ chính trị của giai cấp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH, đẩy mạnh CNH, HĐH lên một tầm cao mới hiển nhiên là những yêu cầu hàng đầu, phù hợp với xu hướng chủ đạo trong lịch sử phát triển của giai cấp công nhân thế giới.   

Tự hào là giai cấp đi tiên phong trên mặt trận CNH- H ĐH đất nước, hơn lúc nào hết, GCCN, người lao động, TTCĐ cần phát huy hơn nữa phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xứng đáng với truyền thống lịch sử hào hùng 85 năm Công đoàn Việt Nam.

    Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng

 

Lê Hà

 

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

(LĐTĐ) Sáng 24/4, trên sân vận động Tây Hồ đã diễn ra vòng bán kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tháng Công nhân lần thứ 16 - năm 2024 sẽ được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

(LĐTĐ) Sáng 24/4, trên sân vận động Tây Hồ đã diễn ra vòng bán kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024.
Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tháng Công nhân lần thứ 16 - năm 2024 sẽ được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Trong năm 2023, quận Thanh Xuân đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác An toàn, vệ sinh lao động đối với 55 lượt doanh nghiệp, hộ gia đình có công trình xây dựng trên địa bàn quận, tiến hành xử phạt 12 cơ sở với tổng số tiền trên 215 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động