Trước thềm năm học mới: Có còn sách giả, sách lậu lưu hành?
Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa khi năm học mới bắt đầu Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục |
Phát hiện, xử lý nhiều trường hợp buôn bán sách lậu
Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh buôn bán sách giáo khoa, sách tham khảo, các loại truyện tranh, các loại đồ dùng học tập giả mạo về nhãn hiệu, kém chất lượng diễn ra phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà xuất bản, các doanh nghiệp, tác giả, đơn vị xuất bản, đối tác liên kết, gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Quan trọng hơn, vấn nạn sách giả, sách lậu còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng sử dụng là học sinh, sinh viên… dễ dẫn đến sự tiếp nhận kiến thức sai lệch.
Lãnh đạo QLTT hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt sách giáo khoa thật - giả. (Ảnh: Đ.Đ) |
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT cho biết, hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh buôn bán sách giáo khoa, sách tham khảo, các loại truyện tranh, các loại đồ dùng học tập giả mạo về nhãn hiệu, kém chất lượng diễn ra phổ biến. Những sản phẩm sách giáo khoa giả, sách in lậu thường có những sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức, hay bị thiếu dữ liệu, không cập nhật thông tin sẽ dẫn đến sai lệch về nội dung (đường nét biên giới, vấn đề biển đảo), ảnh hưởng đến kiến thức tiếp nhận của học sinh.
Bên cạnh đó, các loại sách giả, sách in lậu thường có chất lượng giấy in thấp, in bị mờ không đảm bảo quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của học sinh, nhất là về thị lực. Sử dụng xuất bản sản phẩm giáo dục giả, học sinh sẽ không thể truy cập và sử dụng online được các giá trị, tư liệu, tiện ích bổ sung, hỗ trợ cho học sinh.
Để ngăn chặn vấn nạn sách giả, sách lậu hoành hành, thời gian qua, lực lượng QLTT đã triển khai nhiều biện pháp kiểm tra, kiểm soát, siết chặt công tác quản lý, xử lý đối với sách giả, sách lậu. Cụ thể, theo đại diện của Tổng cục QLTT, từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng QLTT trên cả nước đã tiến hành kiểm tra, phát hiện, thu giữ hàng trăm nghìn xuất bản phẩm giả mạo bao bì, nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng như một số nhà xuất bản khác.
Nổi bật là vụ việc lực lượng QLTT phát hiện gần 80.000 quyển sách giáo khoa giả mạo bao bì, nhãn hàng hóa Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam tại Hậu Giang; thu giữ 34.000 quyển sách giáo khoa giả mạo nhãn hàng hóa tại Đồng Nai; phát hiện, thu giữ 5.500 quyển sách giáo khoa vi phạm tại Tây Ninh.
Bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng trước nạn sách giả
Trước bối cảnh sách giả, sách lậu hoành hành; đồng thời nhân dịp năm học mới 2024 - 2025, để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, cũng như để người tiêu dùng có thêm kênh thông tin chính thức, uy tín để nhận diện và lựa chọn sách giáo khoa, đồ dùng học tập thật - giả; chiều ngày 20/8 vừa qua, Tổng cục QLTT đã mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện Sách giáo khoa và Đồ dùng học tập”; Phòng trưng bày diễn ra từ ngày 20 - 24/8/2024, tại số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chia sẻ về những ảnh hưởng của sách giả, sách lậu đối với doanh nghiệp và độc giả, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên… Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nếu sử dụng sách giả sách lậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh, bởi sách lậu sách giả thường được làm bằng loại giấy/mực in kém chất lượng, thậm chí là vô cùng độc hại.
Trước vấn nạn sách lậu, sách giả, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khuyến cáo, các bậc phụ huynh hãy tìm những địa chỉ nhà sách uy tín, các đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trên toàn quốc, hoặc truy cập vào trang Web chính thức của các nhà sách để mua sách. Bên cạnh đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố các địa chỉ bán sách lậu, sách giả mạo để người tiêu dùng được biết và tránh xa.
Cũng đề cập đến những ảnh hưởng của sách lậu, sách giả, đồng thời đưa ra những khuyến cáo đối với người tiêu dùng và các bậc phụ huynh trong việc lựa chọn sách giáo khoa, đồ dùng học tập trước thềm năm học mới, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục Trưởng Tổng cục QLTT cho biết, sách giả, sách lậu không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho các nhà xuất bản và tác giả, mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia khi tham gia Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chức năng, thì ý thức của người tiêu dùng đóng vai trò quyết định trong việc đẩy lùi vấn nạn này. Khi người tiêu dùng, người đọc nhận thức được việc mua sách, đọc sách thật là hành vi văn hóa và tôn trọng pháp luật, để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình và cộng đồng, thì nạn sách giả, sách lậu mới không còn chỗ đứng trên thị trường.
Theo đại diện Tổng cục QLTT, việc mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện Sách giáo khoa và Đồ dùng học tập” không chỉ là một hoạt động đơn lẻ, mà còn là sự kiện nằm trong chuỗi các chương trình dài hạn của Tổng cục QLTT nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, và xử lý các vi phạm liên quan đến sản phẩm giáo dục giả mạo. Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các nhà xuất bản, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục để nâng cao hiệu quả của công tác chống hàng giả.
Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian tới, lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng QLTT sẽ tập trung truy quét ổ nhóm sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, sách lậu, góp phần làm lành mạnh thị trường đón năm học mới đang đến gần.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16
Tỷ giá USD hôm nay (31/10): Đồng USD đồng loạt giảm
Thị trường 31/10/2024 07:55