TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

(LĐTĐ) Sau quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, hôm nay (16/10), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức khai mạc ngày làm việc thứ nhất trong không khí trang trọng.
Ngày mai (16/10): Diễn ra Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII Sẵn sàng cho Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

Đại hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/10 với sự tham gia của 550 đại biểu chính thức. Đây là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng, là ngày hội của cán bộ, đoàn viên công đoàn và của các cấp Công đoàn Thủ đô theo phương châm: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước giờ diễn ra Đại hội

8h00: Bắt đầu chương trình Đại hội

Đến dự Đại hội có các đồng chí: Tống Văn Băng - Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, Văn phòng, Ủy ban Kiểm tra, Tổ công tác chỉ đạo Đại hội Công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đại biểu thành phố Hà Nội dự Đại hội có đồng chí Vũ Hà - Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội; đại diện các ban xây dựng Đảng Thành ủy Hà Nội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đại diện các đoàn thể chính trị thành phố Hà Nội.

Đại biểu LĐLĐ thành phố Hà Nội dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; các đồng chí Thường trực, lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, tham dự Đại hội có 545/550 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ

8h10: Bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu

Đại hội tiến hành bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu. Ban Tổ chức mời Đoàn Chủ tịch lên điều hành Đại hội, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu lên làm việc.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu biểu quyết bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội
TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội

8h15: Khai mạc Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI cho biết, để tiến tới tổ chức Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII; từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 8.000 Công đoàn cơ sở (CĐCS) và 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn các trường cao đẳng và đại học trực thuộc LĐLĐ Thành phố đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội Công đoàn các cấp đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô.

Trong quá trình chuẩn bị Đại hội đã có hàng ngàn ý kiến tâm huyết và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội, cũng như bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan đến tổ chức Công đoàn và người lao động. Nhiều phong trào thi đua yêu nước, các công trình, phần việc lập thành tích chào mừng Đại hội đã được các cấp Công đoàn phát động và triển khai trên toàn Thành phố. Qua các phong trào thi đua chào mừng Đại hội, xuất hiện nhiều việc làm tốt, nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực trên nhiều lĩnh vực. Đó là những bông hoa đẹp, thể hiện tình cảm sâu sắc của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ hướng về Đại hội.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI phát biểu khai mạc Đại hội

Theo đồng chí Phạm Quang Thanh, Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi song cũng không ít những khó khăn, thách thức. Đặc biệt quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động sâu sắc đến đời sống, việc làm của người lao động. Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; quan hệ lao động ngày càng phong phú, phức tạp mang nhiều yếu tố hội nhập; những yêu cầu bức thiết về việc làm ổn định, thu nhập, nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

“Đây là những yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra cho tổ chức Công đoàn, để tổ chức Công đoàn thực sự là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của đoàn viên và người lao động. Để mỗi cán bộ Công đoàn phải có đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động; vận động đoàn viên và người lao động tự nguyện tham gia và gắn bó lâu dài với tổ chức Công đoàn Việt Nam…

Đó là những trăn trở, suy nghĩ và là trách nhiệm của mỗi cán bộ Công đoàn Thành phố, là trách nhiệm lớn lao đặt ra cho mỗi cấp Công đoàn hiện nay. Tình hình trên đặt ra những yêu cầu mới, đòi hòi các cấp Công đoàn Thủ đô phải tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, phát huy dân chủ, trí tuệ, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nỗ lực, cố gắng nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - đồng chí Phạm Quang Thanh nhấn mạnh.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại hội là ngày hội lớn của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ

Từ những yêu cầu, nhiệm vụ trên, Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII có nhiệm vụ đánh giá toàn diện, khách quan việc thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa XVI; chỉ ra những hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ mới; đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; lựa chọn bầu Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa mới và bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII gồm những đồng chí có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có trí tuệ và năng lực tổ chức, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ XVII đề ra.

Đồng chí Phạm Quang Thanh yêu cầu, với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, mỗi đại biểu sẽ tập trung trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, tham gia đầy đủ vào các nội dung đóng góp vào sự thành công của Đại hội, mở ra trang mới trong hoạt động Công đoàn Thủ đô, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với sự kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô.

8h20: Thông qua Chương trình, Quy chế làm việc của Đại hội

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI Nguyễn Huy Khánh trình bày Chương trình, Quy chế làm việc của Đại hội.

8h35: Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu

Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu dự Đại hội, đồng chí Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố cho biết, tổng số đại biểu được Đại hội triệu tập là 550 đại biểu, trong đó có 51 đại biểu đương nhiên (chiếm tỷ lệ 9,3%); đại biểu bầu là 472 đại biểu (chiếm tỷ lệ 85,5%); đại biểu chỉ định là 27 đại biểu (chiểm tỷ lệ 4,9%); đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức là 11 đại biểu (chiếm tỷ lệ 2%).

Đại biểu là cán bộ Công đoàn các cấp có 398 đại biểu (chiểm tỷ lệ 70,7%); đại biểu là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có 84 đại biểu (chiếm tỷ lệ 15,3%); đại biểu là CNVCLĐ trực tiếp có 77 đại biểu (chiếm 14%). Độ tuổi bình quân của các đại biểu là 46 tuổi.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội trình bày kết quả thẩm tra tư cách đại biểu.

Về trình độ chuyên môn, 396 đại biểu có trình độ Đại học (chiếm tỷ lệ 55,6%); 214 đại biểu có trình độ trên Đại học (chiếm tỷ lệ 38,9%), trong đó có 19 Tiến sĩ.

Về lý luận chính trị, 179 đại biểu có trình độ Trung cấp (chiếm tỷ lệ 32,5%); trình độ Cao cấp và tương đương là 228 đại biểu (chiếm tỷ lệ 41,5%).

Đồng chí Tạ Văn Dưỡng cho biết, đến thời điểm này, qua theo dõi tổng hợp, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu không nhận được đơn thư tố cáo, khiếu nại của tập thể, cá nhân liên quan đến đại biểu gửi đến Đại hội.

“Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII và Hướng dẫn số 03/HD- TLĐ ngày 20/2/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; căn cứ hồ sơ đại biểu dự Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu thống nhất kết luận, đại biểu đủ tư cách dự Đại hội là 550 đại biểu, đại biểu không đủ tư cách dự Đại hội là 0 đại biểu”, đồng chí Tạ Văn Dưỡng nhấn mạnh.

8h40: Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia dự thảo Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI đã trình bày tóm tắt tổng hợp ý kiến tham gia vào Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; Văn kiện Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội và đóng góp dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi).

Về tổng hợp ý kiến tham gia vào Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các ý kiến cơ bản thống nhất với bố cục dự thảo Báo cáo - bố cục có sự đổi mới, thể hiện được quan điểm tư duy mới, có tính khoa học. Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động công đoàn nhiệm kỳ qua; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát nhiệm kỳ 2023 - 2028; tập trung phân tích tình hình thực hiện thời gian qua, kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2023 - 2028.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố khoá XVI báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia dự thảo Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Cụ thể, về nhiệm vụ đại diện, Báo cáo đánh giá tỷ lệ Hội nghị Cán bộ công chức, Hội nghị Người lao động, đối thoại được nâng lên nhưng chú thích không thể hiện tỷ lệ trên cao hơn bao nhiêu so với đầu nhiệm kỳ, do vậy cần bổ sung thêm số liệu.

Về hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đây là một trong những hoạt động quan trọng, thu hút người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên phần trình bày quá cô đọng, chưa nhiều số liệu, chưa làm rõ được những điểm mới, điểm sáng tạo trong công tác chăm lo...

Về phong trào thi đua, cần đánh giá thêm tác động của vai trò thi đua đã thúc đầy năng suất lao động quốc gia ra sao so với đầu nhiệm kỳ. Ngoài ra, cần làm rõ thêm tác động của phong trào thi đua đối với công tác cải cách hành chính, triển khai hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến, cải tiến quy trình thủ tục về lao động, xuất nhập khẩu, cấp phép đầu tư... Đây sẽ là những số liệu để chứng minh vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thành tố thứ 3 ở tiêu đề Báo cáo…

Về tổng hợp ý kiến tham gia Văn kiện Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, các ý kiến tham gia đều tập trung khẳng định sự nhất trí cao về dự thảo. Dự thảo Báo cáo chính trị có nội dung khá toàn diện, phản ánh đầy đủ kết quả phong trào CNVCLĐ, hoạt động Công đoàn Thủ đô trong nhiệm kỳ qua; nêu bật được những hoạt động đổi mới, có chiều sâu, có tính nhân rộng, đặc biệt đã nhấn mạnh được nhiệm vụ căn cốt của tổ chức Công đoàn là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động cũng như đưa ra đầy đủ các bài học kinh nghiệm, chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp trong nhiệm kỳ mới.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Toàn cảnh Đại hội

Báo cáo có bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng, kết cấu chặt chẽ… Nội dung đánh giá xúc tích, vừa mang tính toàn diện, khái quát, vừa có số liệu chứng minh cụ thể. Kết quả đánh giá đúng mức, không nặng về thành tích và thắng thắn nêu tồn tại, khuyết điểm và những bài học kinh nghiệm rút ra trong nhiệm kỳ. Phần phương hướng, nhiệm vụ đã được xây dựng trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, các Chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đề ra mục tiêu, các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, sát thực, có tính khả thi…

Về tổng hợp đóng góp dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi), Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI Nguyễn Chính Hữu cho biết, thực hiện Hướng dẫn số 82/HD-TLĐ ngày 3/4/2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc “Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi)”; Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn Thành phố tổ chức triển khai lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên, CNVCLĐ; tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đoàn viên, người lao động, cán bộ Công đoàn đóng góp dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi).

Cơ bản các ý kiến đều nhất trí với kết cấu, bố cục của dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam gồm 11 Chương, 45 Điều (tăng 10 Điều so với Điều lệ hiện hành), giữ nguyên các Chương và tên các Chương.

Tại Điều 1, các ý kiến đóng góp cho rằng cần xem xét nội dung khoản 1: “Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau..”; quy định như vậy là chưa rõ, dể gây hiểu nhầm về hai đối tượng (1) Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động, (2) người lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam; đối tượng thứ hai có thể hiểu là tất cả người lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Do đó khoản 1 cần sửa là “Người Việt Nam làm công hưởng lương, khoán lương trong các đơn vị sử dụng lao động, người Việt Nam lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam khi có đủ các điều kiện.”

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Đại hội

Một số ý kiến đề nghị: Cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung sửa đổi Nội dung “Người Việt Nam” làm công hưởng lương… tại khoản 1, Điều 1 thành “Công dân Việt Nam” làm công hưởng lương… cho phù hợp với khoản 1, Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013...

Tại Điều 2 về quyền và nhiệm vụ của đoàn viên, điểm h, khoản 1 quy định: Đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, được tạm dừng sinh hoạt và đóng đoàn phí; đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được xem xét miễn giảm đoàn phí công đoàn theo quy định.

Nên sửa thành: “Đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, được tạm dừng đóng đoàn phí và tạm dừng sinh hoạt nếu có nguyện vọng; đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được xem xét miễn giảm đoàn phí công đoàn theo quy định”. Vì sinh hoạt công đoàn vừa là trách nhiệm và là quyền lợi của đoàn viên, nếu đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, vẫn được sinh hoạt để được hưởng các quyền lợi của đoàn viên, trừ trường hợp, đoàn viên có nguyện vọng tạm dừng sinh hoạt…

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đã cho ý kiến góp ý vào Điều 5 về quyền và trách nhiệm của cán bộ Công đoàn; Điều 8 về bổ sung quy định về Huy hiệu, Cờ, bài hát truyền thống Công đoàn Việt Nam; Điều 7 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động; Điều 9 về hệ thống tổ chức Công đoàn các cấp; Điều 13 về Ban Chấp hành Công đoàn các cấp; Điều 16 về điều kiện thành lập CĐCS, Nghiệp đoàn cơ sở; Điều 17 về hình thức tổ chức của CĐCS, nghiệp đoàn cơ sở; Điều 34, 35 về công tác nữ công…

Ngoài ra, đoàn viên, người lao động tại một số CĐCS cũng đã đề xuất kiến nghị Ban soạn thảo ngoài những nội dung góp ý sửa đổi theo Hướng dẫn số 82/HD-TLĐ. Cụ thể, về xử lý kỷ luật, đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét hướng dẫn xử lý kỷ luật đối với đoàn viên vi phạm các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để thuận lợi trong quá trình thực hiện.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu tham dự Đại hội

Có hướng dẫn cụ thể hơn đối với hoạt động của các CĐCS thành viên, Công đoàn bộ phận, Tổ Công đoàn. Đề nghị nâng điều kiện thành lập Ban Nữ công quần chúng có từ 10 nữ đoàn viên lên 20 nữ đoàn viên mới thành lập Ban Nữ công quần chúng.

Đề nghị xem xét về việc kết nạp đoàn viên công đoàn có nội dung “công nhận đoàn viên công đoàn” có thể cùng thống nhất là “kết nạp đoàn viên công đoàn”; đề nghị xem xét việc cập nhật thẻ đoàn viên trên phầm mềm hiện nay; quy định cụ thể CĐCS có bao nhiêu đoàn viên hoặc Ban Chấp hành CĐCS có bao nhiêu ủy viên thì được bầu Phó Chủ tịch.

Quy định đối với các CĐCS có dưới 10 đoàn viên, không bầu Ban Chấp hành, chỉ bầu chức danh Chủ tịch CĐCS, trong khi mẫu con dấu chung được đăng ký và đang thực hiện là dấu của Ban Chấp hành, vì vậy cần có sự điều chỉnh phù hợp.

8h55: Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI trình Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI Lê Đình Hùng, Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI đã bầu Ban Chấp hành gồm 58 ủy viên (nữ chiếm tỷ lệ 42,3%). Cơ cấu Ban Chấp hành mang tính đại diện ở các cấp Công đoàn, các thành phần kinh tế, các lĩnh vực hoạt động. Nhiệm kỳ 2018 - 2023, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố có nhiều biến động, 28 ủy viên thôi tham gia Ban Chấp hành. LĐLĐ Thành phố đã kịp thời kiện toàn, bầu bổ sung 21 ủy viên. Tính đến thời điểm hiện nay, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 có 51 ủy viên.

Về ưu điểm: Sau Đại hội, Ban Chấp hành đã nghiêm túc xây dựng chương trình, kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đến các cấp Công đoàn Thành phố và đoàn viên, CNVCLĐ. Xây dựng chương trình công tác cho cả nhiệm kỳ và từng năm; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn. Ban Chấp hành đã xây dựng và triển khai 6 chương trình công tác thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn Thành phố, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ủy viên Ban Chấp hành.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI Lê Đình Hùng trình bày Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI trình Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Hoạt động của Ban Chấp hành luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn phong trào CNVCLĐ, hoạt động Công đoàn Thủ đô chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ XVI đề ra.

Kết quả nổi bật của nhiệm kỳ vừa qua dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành đó là Công đoàn đã tham gia tích cực, hiệu quả trong ổn định tình hình công nhân, lao động, quan hệ lao động, Công đoàn Thành phố tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, khẳng định vai trò tích cực củng hệ thống chính trị Thành phố vượt qua đại dịch Covid-19, khôi phục đời sống kinh tế - xã hội.

Với trách nhiệm của mình, Ban Chấp hành đã tập trung trí tuệ, thời gian, công sức lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Công đoàn các cấp, chuẩn bị tốt các điều kiện cho Đại hội XVII Công đoàn Thành phố theo Thông tri số 04 ngày 21/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội “Về lãnh đạo Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028”.

Về khuyết điểm, hạn chế: Kết quả các phong trào thi đua chưa đồng đều, chưa tạo được động lực thi đua giữa các đơn vị, công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có lúc, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu; CĐCS thực hiện mở tài khoản và thu kinh phí qua một tài khoản còn chậm. Tỷ lệ CĐCS thực hiện lập và bảo cáo dự toán, quyết toán lên Công đoàn cấp trên tỷ lệ chưa cao (mới đạt 76%). Công tác phát triển, quản lý đoàn viên, thành lập CĐCS ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu tiến hành biểu quyết tại Đại hội

Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực LĐLĐ thành phố khóa XVI, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI đã bầu Ban Thường vụ gồm 19 ủy viên. Trong đó, Thường trực LĐLĐ Thành phố gồm: Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 có nhiều biến động. 9 ủy viên thôi tham gia Ban Thường vụ. LĐLĐ Thành phố đã kịp thời kiện toàn, bầu bổ sung 5 ủy viên. Tính đến thời điểm hiện nay, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 có 15 ủy viên.

Trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ đã thể hiện được vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành, điều hành các hoạt động của hệ thống Công đoàn Thành phố. Ban Thường vụ đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Ban Chấp hành, triển khai đầy đủ các mặt công tác theo thẩm quyền và chức năng chỉ đạo tại từng thời điểm. Đã thực hiện 52 kỳ họp; ban hành 340 kế hoạch, 34 chương trình, 529 báo cáo, 180 hướng dẫn, 5.040 công văn chỉ đạo hướng dẫn hoạt động Công đoàn Thành phố.

Trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ đã xây dựng phương hướng quy hoạch cán bộ và đề xuất đội ngũ cán bộ kể cận theo đúng thẩm quyền được phân cấp. Công tác kiện toàn, bố trí sắp xếp và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ luôn được Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố quan tâm thực hiện. Hàng năm, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam duyệt kế hoạch công tác Ban Thường vụ đã xây dựng, ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở, ngành, đoàn thể đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ tạo điều kiện của chính quyền, đoàn thể để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Chẳng hạn như: Việc đôn đốc, kiểm tra tổ chức thực hiện một số Chương trình, Đề án, kế hoạch của Ban Thường vụ có lúc, có việc còn chưa quyết liệt; một số đồng chí ủy viên Ban Thường vụ chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất, cho ý kiến tham gia đóng góp vào các chủ trương lớn trong điều hành, lãnh đạo, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm ở từng lĩnh vực, vị trí công tác…

Việc thực hiện nguyên tắc và chế độ làm việc: Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành khóa XVI đã thực hiện đầy đủ các nội dung của Quy chế làm việc, chương trình toàn khóa và nhiệm vụ được phân công. Chế độ sinh hoạt được duy trì đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy chế làm việc của Ban Chấp hành, nhiệm kỳ qua Ban Chấp hành đã tổ chức 25 kỳ họp, bàn, xem xét, quyết định thông qua nhiều nội dung quan trọng, các hoạt động đảm bảo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các quyết định của Ban Chấp hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

9h10: Trình bày dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Tại Đại hội, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI đã trình bày dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Theo đó, Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ XVI đã bầu Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 gồm 59 ủy viên. Trong đó, nhân sự tái cử là 32 đồng chí, tỷ lệ 49,23%. Tỷ lệ ủy viên Ban Chấp hành là nữ là 43%.

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, có 28 ủy viên thôi tham gia Ban Chấp hành, đã kiện toàn bầu bổ sung 21 ủy viên (tỷ lệ kiện toàn trong nhiệm kỳ là 35,6%). Hiện nay, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 có 52 ủy viên, khuyết 7 ủy viên.

Nhìn chung, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI có cơ cấu hợp lý mang tính đại diện ở các cấp Công đoàn, các loại hình CĐCS, thành phần các cơ quan, đơn vị phối hợp. Các ủy viên Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định về công tác cán bộ của Đảng và của Tổng LĐLĐ Việt Nam; cơ bản có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Phạm Quang Thanh - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI trình bày dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc, quy chế hoạt động, phát huy được trí tuệ tập thể và trách nhiệm của từng ủy viên Ban Chấp hành trong việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của tổ chức Công đoàn. Các ủy viên Ban Chấp hành phát huy năng lực, trí tuệ, đóng góp tích cực vào việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch công tác của Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI, cụ thể hoá các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Tổng LĐLĐ Việt Nam vào thực tiễn đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong nhiệm kỳ qua.

Đồng chí Phạm Quang Thanh cho biết, việc lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 phải đảm bảo tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu theo quy định, trong đó chất lượng, tiêu chuẩn cán bộ là chính; ưu tiêu lựa chọn nhân sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ phẩm chất năng lực và uy tín lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố lần thứ XVII; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam, nhất là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Trong đó, ưu tiên ngành, địa phương, đơn vị có đông đoàn viên, người lao động và cơ quan, đơn vị, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn; kết hợp hài hòa giữa 3 độ tuổi: Độ tuổi dưới 40 tuổi phấn đấu đạt 10%; từ 40 đến 50 tuổi đạt khoảng 40% đến 50%; phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành đạt khoảng 30% trở lên. Công tác chuẩn bị nhân sự phải đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy trình, quy định của Đảng; Điều lệ Công đoàn Việt Nam; các văn bản Hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy Hà Nội và LĐLĐ thành phố Hà Nội.

9h15: Đoàn Chủ tịch thông báo phương án chia Tổ thảo luận và định hướng nội dung thảo luận tại Tổ

Tổ 1: Dự phiên thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 1 có đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI phát biểu khai mạc phiên thảo luận tổ 1

Tham gia Tổ thảo luận số 1 có 197 đại biểu thuộc 12 đoàn đại biểu LĐLĐ quận tham dự Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội. Phát biểu khai mạc phiên thảo luận, đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI nhấn mạnh: Đại hội đặt nhiều kỳ vọng vào chất lượng của các ý kiến thảo luận, do đó các đại biểu cần phát huy trách nhiệm, tâm huyết, trí tuệ, đóng góp các ý kiến xác đáng cho các nội dung thảo luận.

Trên tinh thần đó, tại phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung thảo luận về 4 nội dung: Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028; dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); dự thảo Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; dự thảo Văn kiện Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII…

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu tham gia thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 1

Trong đó, đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, các đại biểu tập trung thảo luận kỹ về: Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp công tác Công đoàn Thủ đô nhiệm kỳ 2023 - 2028... Ngoài những nội dung nêu trên, từ kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động công đoàn và từ địa bàn, cơ quan, đơn vị, các đại biểu cũng đề xuất thêm những vấn đề mới, có tác động lớn đến tổ chức và hoạt động công đoàn, các giải pháp, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong 5 năm tới và những năm tiếp theo.

Tổ 2: Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI chủ trì thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 2.

Trong khuôn khổ Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023-2028, 164 đại biểu tổ thảo luận số 2 đã tham gia đóng góp ý kiến dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu và Trưởng ban nữ công LĐLĐ thành phố Hà Nội Bùi Thị Thanh Giang.

Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội nhấn mạnh, phiên thảo luận là dịp quan trọng để Đại hội lắng nghe ý kiến của đại biểu vào các dự thảo. Trên cơ sở những đóng góp đã được chắt lọc của các đại biểu sẽ góp phần làm chặt chẽ hơn nữa các văn kiện của Đại hội.

Tham gia thảo luận, các đại biểu đã về cơ bản nhất trí với dự thảo các văn kiện. Theo đó, các văn kiện đã có kết cấu rõ ràng, có sự đổi mới về bố cục, thể hiện được quan điểm tư duy mới, có tính khoa học. Chủ tịch LĐLĐ huyện Sóc Sơn Lê Văn Đại đã tham gia thảo luận về đề án nhân sự Ban chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2023-2028. Với quan điểm cá nhân, Chủ tịch LĐLĐ huyện Sóc Sơn cho rằng, chất lượng và số lượng nhân sự đã hợp lý, cơ cấu nhân sự theo đúng hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Chủ tịch LĐLĐ huyện Sóc Sơn Lê Văn Đại tin rằng các đại biểu cùng chung ý chí, với trách nhiệm của mình sẽ lựa chọn được Ban chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVII là những đồng chí ưu tú.

Đồng chí Nhâm Ngọc Quyến, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV và dịch vụ Hữu Linh đã cho ý kiến về dự thảo điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). Theo đó, về đoàn viên, tại Điểm h, Khoản 1, Điều 2 của Điều lệ Công đoàn nêu: "Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc", cần có hướng dẫn trình tự, thủ tục cụ thể để dễ áp dụng và bổ sung trường hợp bị mất việc làm trên 12 tháng.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI chủ trì thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 2

Ngoài các nội dung trên đồng chí Nhâm Ngọc Quyến cũng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần ban hành Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ kịp thời nhằm thống nhất trong triển khai thực hiện. Đại hội XII Công đoàn Việt Nam diễn ra từ cuối tháng 9/2018 nhưng đến tháng 2/2020 mới có Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ, vì vậy còn bất cập và gặp khó khăn trong triển khai thực hiện tại các cấp Công đoàn. Đồng thời khi ban hành Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ cần hạn chế những sai sót tránh việc phải đính chính nhiều lần.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Công đoàn, Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Thể cho rằng báo cáo đã tổng quát kết quả hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ qua; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028; tập trung phân tích tình hình thực hiện thời gian qua, kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028. Trong đó, 3 đột phá đánh dấu sự đổi mới và hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu của tổ chức Công đoàn Thủ đô. Bên cạnh đó, Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm kiến nghị đề nghị, sau Đại hội, Công đoàn Thủ đô góp ý với Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chính phủ xem xét giảm tuổi nghỉ hưu đối với lao động đặc thù, lao động, ngành may mặc. Chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ hưu sẽ được tăng lên để người lao động được đảm bảo cuộc sống.

Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Chính Hữu đã ghi nhận 10 ý kiến đóng góp của các đại biểu và nhấn mạnh sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đưa vào báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận Tổ của Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu tham dự thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 2.

Tổ 3: Đồng chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI chủ trì thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 3

Tham gia Tổ thảo luận số 3 có 96 đại biểu thuộc 5 đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Thành phố Hà Nội lần thứ XVII.

Phát biểu khai mạc phiên thảo luận, đồng chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 3 nhấn mạnh: Theo chương trình Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII tổ chức 2 ngày (16 - 17/10) phiên thảo luận tổ là phiên đặc biệt, là một trong những nội dung chương trình quan trọng của Đại hội.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI chủ trì thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 3

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung thảo luận về 4 nội dung: Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 -2028; dự thảo văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; đóng góp ý kiến văn kiện trình Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII…

Các ý kiến đều nhất trí với Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 -2028; dự thảo văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam…

Các đại biểu trong Tổ tập trung thảo luận các vấn đề: Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ công đoàn, chế độ chính sách cho cán bộ công đoàn, giải pháp nâng cao công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ; Công đoàn tham gia góp ý xây dựng các chính sách pháp luật để các chính sách đến gần hơn với người lao động, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế...

Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Phạm Bá Vĩnh tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu trong Tổ, Tổ thảo luận số 3 sẽ tổng hợp các ý kiến đưa vào báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận Tổ của Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu thảo luận tại tổ số 3

Tổ 4: Đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI chủ trì thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 4

Tổ 4 với đặc thù có nhiều đại biểu thuộc Công đoàn Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, nơi có rất đông người lao động, với trên 160 nghìn người. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về Đề án nhân sự Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, trong đó tập trung thảo luận về số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVII. Bên cạnh đó, các đại biểu thảo luận về dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); Dự thảo văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; Dự thảo văn kiện Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI Nguyễn Huy Khánh đề nghị các đại biểu thảo luận các nội dung trên nghiêm túc, hiệu quả.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khoá XVI chủ trì thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 4

Ý kiến về đề án nhân sự, có đại biểu cho rằng số lượng Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 có 52 ủy viên, khuyết 7 ủy viên là hoàn toàn hợp lý và tin tưởng rằng với sự lựa chọn này, hoạt động Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho đoàn viên, người lao động Thủ đô.

Đại diện Công đoàn Công ty TNHH Toto Việt Nam cho rằng, nhiệm kỳ 2018-2023 là một nhiệm kỳ rất đặc biệt, trong đó 2 năm bị dịch Covid-19, tuy nhiên tổ chức công đoàn chúng ta đã có rất nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động liên quan đến hỗ trợ Covid-19, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động. Góp ý về nội dung Dự thảo văn kiện Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, liên quan đến báo cáo nhiệm kỳ vừa qua khá chi tiết, tuy nhiên, vì chi tiết nên không thể hiện được tổng quan chung của hoạt động.

Khi chúng ta biết được kết quả tổng quan thì nhìn vào phương hướng, nhiệm vụ thì sẽ rõ được những chỉ tiêu liệu có khả thi hay không. Đại biểu cũng đóng góp về việc đưa thêm chỉ tiêu về chất lượng của thoả ước lao động tập thể, mong muốn có thêm nhiều điểm sinh hoạt văn hoá công nhân. Liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, để công nhân lao động có thể mua được nhà ở rất khó khăn, đại biểu cũng mong muốn đây là nội dung trọng điểm để LĐLĐ Thành phố xem xét trong nhiệm kỳ tới. Đối với bữa ăn ca, mong muốn có những biện pháp để kiểm soát an toàn thực phẩm cho người lao động.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ

Đại diện Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam về cơ bản nhất trí cao với Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). Tuy nhiên, đại biểu có ý kiến cho rằng, về quyền và nhiệm vụ của đoàn viên (Điều 2), tại điểm h, khoản 1 quy định: Đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, được tạm dừng sinh hoạt và đóng đoàn phí thì thời gian tạm dừng là bao lâu?

Đại diện Công đoàn Tổng Công ty Vận tải Hà Nội quan tâm đến chỉ tiêu phát triển đoàn viên, đây là chỉ tiêu lớn. Trong nhiệm kỳ vừa qua, dù bị dịch Covid-19 nhưng chúng ta vẫn đạt được chỉ tiêu này. Trong nhiệm kỳ 2023-2028, yếu tố tập hợp đoàn viên rất quan trọng, chúng ta cần phải làm gì để giữ chân được đoàn viên ở lại tổ chức của chúng ta. Tới đây, các đơn vị cần có những bước đột phá để hoàn thành chỉ tiêu này.

TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Đại biểu tham gia thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 4

Kết luận phiên thảo luận, đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Tổ trưởng Tổ 4 cảm ơn những ý kiến đóng góp của đại biểu và sẽ tổng hợp các ý kiến của đại biểu và báo cáo Đoàn Chủ tịch. Các đại biểu cũng bỏ phiếu biểu quyết chỉ tiêu Đại hội XVII Công đoàn Thành phố.

Nhóm P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tin khác

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/11, Liên đoàn Lao đông (LĐLĐ) quận Long Biên đã trực tiếp tới thăm, động viên và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3 tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Hùng và Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ TMC Việt Nam.
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

(LĐTĐ) 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã nhận được những suất quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Nhiều kết quả nổi bật trong công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Nhiều kết quả nổi bật trong công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Cụm thi đua số 2 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024; phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, chúc mừng các đơn vị nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, chúc mừng các đơn vị nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm và chúc mừng: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Công đoàn.
Công đoàn Hà Tĩnh: Tập trung nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động

Công đoàn Hà Tĩnh: Tập trung nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (gọi tắt là Nghị quyết 33-NQ/TW), Công đoàn Hà Tĩnh đã thực hiện cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tập trung nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động