TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn” nhằm cập nhật, trang bị những kiến thức cần thiết cho cán bộ, đoàn viên, người lao động trong quá trình triển khai công việc, tham gia quan hệ lao động.
Tham gia giải đáp câu hỏi của đoàn viên, người lao động có các chuyên gia: Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Đông đảo đoàn viên, công nhân lao động có mặt từ sớm trước khi buổi Đối thoại, giao lưu chính thức bắt đầu. |
8h30: Bắt đầu buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến
Dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Ông Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Lê Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội; ông Hứa Văn Thắng - Trưởng phòng Tổng hợp Công ty TNHH Phụ tùng Xe máy - Ô tô Goshi Thăng Long, cùng sự có mặt của gần 200 đoàn viên, người lao động ngành Công Thương Hà Nội. |
Phát biểu tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết: Đây là một trong những hoạt động thiết thực của Báo Lao động Thủ đô, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội nhằm chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023. “Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến diễn ra trong bối cảnh Đại hội Công đoàn cấp trên cơ sở hướng tới Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII đang diễn ra sôi nổi, do đó ngoài mục đích cung cấp kiến thức pháp luật về lao động, tại Đối thoại, giao lưu hôm nay, chúng tôi cũng mong muốn trang bị thêm những kiến thức về hoạt động công đoàn để cán bộ, đoàn viên, người lao động hiểu hơn về tổ chức đại diện của mình”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho rằng, chủ đề của cuộc Đối thoại rất thiết thực, ý nghĩa, giúp đoàn viên và người lao động có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt những kiến thức về pháp luật lao động để từ đó nghiêm túc chấp hành, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong quan hệ lao động. Đặc biệt, thông qua chương trình này, đoàn viên và người lao động hiểu hơn về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức Công đoàn, từ đó tin tưởng, gắn bó và ủng hộ các hoạt động của tổ chức Công đoàn. |
Phát biểu hưởng ứng tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Hứa Văn Thắng - Trưởng phòng Tổng hợp Công ty TNHH Phụ tùng Xe máy - Ô tô Goshi Thăng Long cho biết: Trong những năm qua Ban lãnh đạo Công ty Ô tô Goshi Thăng Long đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục cho người lao động nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật. “Hôm nay, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức chương trình Đối thoại, giao lưu trực tuyến, giải đáp những vấn đề liên quan đến pháp luật lao động, hoạt động công đoàn. Tôi nhận thấy chương trình này thật sự bổ ích và thiết thực. Qua chương trình, người lao động sẽ có thêm kiến thức, sự hiểu biết, doanh nghiệp cũng bớt đi những khiếu nại thắc mắc không đáng có; người sử dụng lao động và người lao động thêm thấu hiểu, chia sẻ cùng nhau vì lợi ích của cả hai bên”, ông Hứa Văn Thắng bày tỏ. |
9h: Đoàn viên, người lao động đối thoại với các chuyên gia
Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia. |
Tham gia giải đáp câu hỏi của đoàn viên, người lao động có các chuyên gia (từ trái qua): Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. |
Chị Đàm Thị Kim Dung - Công ty Goshi Thăng Long hỏi: Tôi được biết đến tuổi nghỉ hưu thì chế độ tính hưởng lương hưu của công nhân lao động và những người làm hành chính sự nghiệp có sự khác nhau. Đối với công nhân, lương hưu hàng tháng được tính bằng bình quân lương hàng tháng kể từ năm bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ năm nghỉ hưu theo quy định của nhà nước. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tính trung bình 5 năm cuối đóng bảo hiểm. Tại sao lại có sự khác biệt vậy? Nếu tính như vậy thì rất thiệt thòi cho công nhân. |
Anh Nguyễn Văn Tân - Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội hỏi: Xin hỏi chuyên gia những điểm khác nhau của Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 và Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 về công việc nặng nhọc độc hại? |
Công nhân lao động tham dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến. |
Chị Hà Thị Kim Thơm - Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long hỏi: Hiện các công ty đang có xu hướng sử dụng lao động thuê lại. Xin hỏi chuyên gia, vậy những lao động này có được được hưởng quyền lợi công bằng như lao động chính thức không? |
Anh Đào Ngọc Thụy - Công ty cổ phần Giầy Ngọc Hà: Từ ngày 1/7/2022, lương tối thiểu vùng được tăng thêm 6%. Vậy cho tôi hỏi, sau khi về hưu, lương hưu của chúng tôi có được tăng theo hay không? |
Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, giải đáp thắc mắc của công nhân lao động. |
Bạn đọc hỏi: Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu được quy định như thế nào? |
Chị Trịnh Thị Nga - Công ty Goshi Thăng Long hỏi 3 nội dung: 1. Gần đây bên BHXH yêu cầu lấy lại mật khẩu VssID qua email, tuy nhiên, có rất nhiều công nhân lao động không sử dụng email, nên không thể lấy lại mật khẩu được. Mong bên BHXH có thể mở lại Tổng đài 8079 để cấp lại mật khẩu cho người dùng trong trường hợp bị quên; 2. Ngày nghỉ hàng tuần của công ty là Chủ Nhật, được thông báo cho công nhân lao động qua lịch làm việc hàng năm. Trường hợp công ty thay đổi ngày nghỉ hàng tuần sang ngày khác nhưng không phải toàn bộ công ty mà chỉ có một số dây chuyền hoặc bộ phận thì có được hay không? Nếu thay đổi ngày nghỉ như vậy sẽ gây xáo trộn cuộc sống khi người lao động đã có kế hoạch riêng; 3. Tôi có nộp hồ sơ cho người nhà vào công ty, công ty yêu cầu có giấy khám sức khỏe có đầy đủ các mục khám. Người quen của tôi đã mất rất nhiều tiền và thời gian để chuẩn bị giấy tờ này nhưng đến khi đủ hồ sơ thì công ty đã kết thúc đợt tuyển dụng, mất cơ hội của người nhà tôi. Vậy, Giấy khám sức khỏe khi tuyển dụng có bắt buộc phải có trong hồ sơ người lao động hay không? |
Anh Đào Văn Thành - Công ty Toyota Bosoku Hà Nội: Xin hỏi chuyên gia những quyền lợi của người lao động khi làm việc trong môi trường có yếu tố nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại? |
Chuyên gia trả lời câu hỏi của công nhân lao động. |
Chị Phạm Phương Nga - Công ty Goshi Thăng Long hỏi: Theo tôi tìm hiểu thì trẻ em đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập, có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được nhà nước hỗ trợ 1 khoản tiền trông trẻ hàng tháng. Vậy tôi đang làm việc tại Công ty Goshi Thăng Long, có con đang học tại trường mầm non dân lập thì có được tiền hỗ trợ này không? |
Anh Nguyễn Văn Hòa - Công ty Toyota Bosoku Hà Nội hỏi: Năm 1986 - 2001 tôi làm tại doanh nghiệp nhà nước Xuân Hòa, đến năm 2002 tôi tham gia lực lượng vũ trang, năm 2004 tôi chuyển đổi sang Công ty Toyota cho đến nay, trường hợp nếu bây giờ tôi nghỉ thì có được hưởng trợ cấp thôi việc từ thời điểm năm 1986 không? |
Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử - laodongthudo.vn. |
Chị Nguyễn Thị Thanh Hường - Công ty Việt Hà hỏi 2 nội dung: 1, Bộ luật Lao động có quy định người lao động cao tuổi năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu sẽ được nghỉ sớm 1 giờ. Vậy, đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại thì có được hưởng chế độ này không? 2, Công ty tôi có cử người lao động đi làm đại diện cho công ty tại công ty thành viên và tham gia vào Hội đồng quản trị, tuy nhiên người này mắc bệnh hiểm nghèo và phải đi điều trị 2 tháng. Người này có nộp giấy tờ đầy đủ, có đơn xin nghỉ. Vậy người này có phải chịu trách nhiệm với công việc tại công ty mà người này tham gia Hội đồng quản trị không? |
Chị Quách Quỳnh Quyên - Công ty Goshi Thăng Long hỏi: Tôi đang tìm hiểu về thủ tục mua nhà ở xã hội, tôi thấy có quy định đối tượng áp dụng là người có thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân thường xuyên. Tôi đã được công ty lập mã số thuế cá nhân, có giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và chưa bị trừ thuế thu nhập cá nhân khi quyết toán thuế hàng năm. Như vậy, tôi có được xếp vào đối tượng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân thường xuyên không? Tôi có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội hay không? |
Chị Nguyễn Thị Thuận - Công ty Goshi Thăng Long hỏi: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019: Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm và không quá 40 giờ/tháng. Hiện tại giá cả tiêu dùng, điện, nước tăng cao, kéo theo các dịch vụ tăng theo, làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người lao động, mức lương hiện tại không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày. Chúng tôi biết Nhà nước quản lý giờ làm thêm chặt chẽ là có tính nhân văn, đảm bảo sức cho người lao động... tuy nhiên, nếu không làm thêm, chúng tôi không đủ sống. Thay vì không làm thêm, chúng tôi phải đi tìm công việc khác, như đi xe ôm, ôsin theo giờ, ship hàng... lúc này còn vất vả hơn làm thêm trong Công ty, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Mong muốn của công nhân chúng tôi là được làm thêm và làm như thế nào để không vi phạm luật? |
Chị Trần Thị Lan Hương - Công ty Toyota Bosoku Hà Nội đề xuất nguyện vọng đến các chuyên gia với nội dung: Hiện nay, tình trạng người lao động trong các doanh nghiệp không thiết tha ở lại lâu dài với BHXH, khi nghỉ việc mong muốn được rút BHXH một lần vì thực tế khi chờ đến tuổi nghỉ hưu theo cách tính tỷ lệ % lương bình quân như hiện nay lương hưu là rất thấp, không đủ trang trải cuộc sống tối thiểu khi về già sau bao nhiêu năm làm việc tham gia BHXH. Hiện nay, Nhà nước đã có phương án giảm điều kiện để được hưởng lương hưu theo năm làm việc từ 20 năm xuống 15 năm. Chị Hương đề xuất nên cũng có phương án quy định mức trần lương hưu tối thiểu khi nghỉ hưu như quy định mức lương tối thiểu vùng cho người lao động để người lao động sau nhiều năm làm việc tham gia BHXH khi về già lương hưu bảo đảm được điều kiện tối thiểu cuộc sống (điều này giúp người lao động gắn bó hơn với BHXH). |
10h20: Giao lưu với đoàn viên, công nhân lao động
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi của Ban Tổ chức. |
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô trao quà cho công nhân lao động. |
Ông Hứa Văn Thắng - Trưởng phòng Tổng hợp Công ty TNHH Phụ tùng Xe máy - Ô tô Goshi Thăng Long trao quà cho công nhân lao động. |
10h30: Quay lại nội dung Đối thoại, giao lưu trực tuyến
Chị Vương Thi Kim Anh - Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội hỏi: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần các điều kiện nào để được hưởng các chế độ khi mắc bệnh nghề nghiệp? |
Công nhân lao động lắng nghe giải đáp của các chuyên gia. |
Chị Lục Thị Thoa - Công ty cổ phần Đại Kim hỏi: Người lao động đang làm việc tại công ty thì nghỉ ngang. 10 năm sau người đó quay lại xin chốt sổ BHXH, vậy không cần quyết định chấm dứt hợp đồng lao động thì có chốt sổ được không? |
11h: Kết thúc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến
Phát biểu bế mạc cuộc Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết, sau thời gian gần 3 giờ đồng hồ, với nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, thu nhập, BHXH, tuổi nghỉ hưu, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động,... là những vấn đề được người lao động hết sức quan tâm.
Cũng chính qua những buổi đối thoại, giao lưu này, giúp các cán bộ Công đoàn có thêm kiến thức để truyền tải cho đoàn viên và người lao động. Do thời lượng có hạn, vẫn còn nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi đến chưa được trả lời hết tại buổi Đối thoại, giao lưu, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô mong muốn công nhân lao động sẽ tiếp tục gửi câu hỏi, Báo Lao động Thủ đô sẽ là cầu nối gửi tới các chuyên gia, các cơ quan chức năng và trả lời bạn đọc qua chuyên mục tư vấn pháp luật trên Báo Lao động Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50