Triệu trái tim, một ý chí phát huy “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó”
Chiều nay (7/1), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Chương trình tọa đàm trực tuyến “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”. Chương trình tọa đàm được truyền trực tuyến trên các nền tảng số của Tổng LĐLĐ Việt Nam và kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam tại các địa chỉ: http://congdoan.vn; youtube Công đoàn Việt Nam; pages Công đoàn Việt Nam; pages VTV3; café sáng với VTV3.
Tham dự chương trình có ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Toản - Phó Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn; ông Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Huỳnh Quang Thịnh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Myaloha; ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội và bà Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An.
Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải (giữa ảnh) và Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Mạnh Kiên (thứ nhất từ trái qua) thông tin về Chương trình. |
Khó khăn gấp đôi, cố gắng gấp ba
Chia sẻ tại chương trình, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Tiếp nối thành công của Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” trong Tháng Công nhân năm 2021, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục tổ chức Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh Covid-19” để phát huy tinh thần thi đua vượt khó, sáng tạo, ý chí quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến thắng dịch bệnh Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân, phấn đấu vì khát vọng một Việt Nam phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Theo ông Trần Thanh Hải, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thời gian qua số lượng doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, giải thể tăng, kéo theo trên 2 triệu công nhân lao động phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm. Nhưng "Khó khăn gấp đôi, cố gắng gấp ba" là phẩm chất tốt đẹp của NLĐ Việt Nam. Tổ chức Công đoàn Việt Nam mong muốn mỗi NLĐ thêm một nỗ lực để cùng doanh nghiệp, cùng đất nước đi qua những khó khăn trước mắt và có tinh thần nỗ lực vươn lên, có khát vọng phát triển vì hạnh phúc của chính mình, gia đình mình, sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệp và sự phồn vinh của đất nước. Đó cũng là thông điệp “Vượt khó” của chương trình này.
Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh Covid-19” được tổ chức từ nay đến năm 2023 - trước khi diễn ra Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam kỳ vọng con số 1 triệu sáng kiến của Chương trình này sẽ là một dấu ấn phong trào thi đua của nhiệm kỳ 2018 - 2023 và là công trình chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; đồng thời cũng là thành tích của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. |
“Với tinh thần “triệu trái tim, một ý chí”, hơn 10 triệu đoàn viên tại hơn 126 nghìn công đoàn cơ sở cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện từ nay đến Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Lý giải về con số “1 triệu sáng kiến”, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” được Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai trong 80 ngày đã thu được trên 250.000 sáng kiến. Đặc biệt, tổng kết năm 2021, tổng số sáng kiến đoàn viên, NLĐ đã triển khai thực hiện là gần 500 nghìn sáng kiến. Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt ra Chương trình “1 triệu sáng kiến” cho 2 năm (từ 1/9/2021 đến 1/9/2023) với mong muốn cứ 10 đoàn viên công đoàn, sẽ phấn đấu có 1 sáng kiến. “Tôi cho rằng con số 1 triệu sáng kiến là hoàn toàn khả thi, chứ không phải là con số lấy cho đẹp”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Thông qua chương trình, ông Trần Thanh Hải cũng hy vọng Công đoàn của từng cấp bàn với người sử dụng lao động có kế hoạch, chính sách rõ ràng, cụ thể động viên NLĐ tham gia thi đua ở cơ sở của mình, và từ kết quả đạt được, từ mức độ, tiêu chí của từng cấp Công đoàn sẽ có hình thức khen thưởng, biểu dương NLĐ phù hợp.
Ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội (thứ nhất từ trái qua) khẳng định Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” là chương trình thi đua rất ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. |
Thi đua vượt khó vì quyền lợi của chính mình và doanh nghiệp
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khẳng định: Việc triển khai Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh Covid-19” là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19, từng bước đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội”.
"Chúng tôi xác định cán bộ công đoàn phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn và trách nhiệm nhất trong việc triển khai Chương trình tới đoàn viên, NLĐ. Đặc biệt, với Thủ đô Hà Nội, hơn 20 năm nay, các cấp Công đoàn Hà Nội đã duy trì, triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” trong công nhân, viên chức, lao động", ông Lê Đình Hùng cho biết.
Theo đó, hưởng ứng Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, trong 2 năm 2022 và 2023, đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô (khối doanh nghiệp) phấn đấu đóng góp ít nhất 100.000 sáng kiến trong công tác phòng, chống dịch; phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và đổi mới tổ chức, hoạt động Công đoàn.
Nhấn mạnh và khẳng định Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” chương trình rất ý nghĩa, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng cho rằng: Ý nghĩa đầu tiên là đem lại quyền lợi cho chính bản thân NLĐ; và tiếp đó là mang lại quyền lợi cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Điều quan trọng không phải NLĐ đóng góp được bao nhiêu tiền, mà đóng góp gì cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó. Trên thực tế, nhiều công nhân lao động có thể không có trình độ cao về học vấn, nhưng trong quá trình sản xuất họ say mê lao động, nảy sinh sáng kiến làm lợi cho công ty, qua đó góp phần rút ngắn quy trình sản xuất, giúp giảm giá thành sản phẩm… như vậy sẽ đem lại giá trị sản xuất cao, góp phần nâng cao thu nhập của NLĐ, thúc đẩy việc làm tốt hơn...
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng khẳng định đoàn viên, NLĐ Hà Nội sẽ quyết tâm, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua đã đề ra, cùng các cấp Công đoàn cả nước hoàn thành thắng lợi Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”; đồng thời mong muốn CNVCLĐ chung sức, đoàn kết phát huy trí tuệ, tâm huyết, sáng tạo vì sự phát triển việc làm, đời sống của bản thân; và vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đất nước.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” nhằm vận động đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ và các cấp Công đoàn tập trung thể hiện tinh thần thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay là đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc và toàn diện các nhiệm vụ của Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. Chương trình đề ra mục tiêu: Giai đoạn 1 (từ nay đến hết tháng 5/2022): Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022 với mục tiêu phát huy 300.000 sáng kiến (sáng kiến được tính từ 1/9/2021). Giai đoạn 2 (từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2023): Chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023) và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII với mục tiêu phát huy 700.000 sáng kiến. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Huy động nguồn lực phát triển hệ thống giao thông Thủ đô đồng bộ, hiện đại
Dự báo thời tiết ngày 15/11: Ngày nắng có gió nhẹ, sáng sớm sương mù rải rác
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Hoạt động 14/11/2024 19:28
Sôi nổi Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”
Hoạt động 14/11/2024 14:58
Nâng tầm các phong trào thi đua
Hoạt động 14/11/2024 14:05
Đa dạng hoạt động chăm lo
Hoạt động 14/11/2024 11:14
Thanh Trì: Kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn tại 87 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 14/11/2024 06:29
Nhiều dấu ấn trong phong trào "Sáng kiến, sáng tạo" quận Cầu Giấy năm 2024
Hoạt động 13/11/2024 21:00
Hoạt động công đoàn khối Giáo dục quận Long Biên: Thiết thực, hiệu quả vì đoàn viên
Hoạt động 13/11/2024 16:24
Rèn luyện sức khỏe cho người lao động qua thể thao
Hoạt động 12/11/2024 12:47
Phối hợp hiệu quả giữa ngành Thuế và tổ chức Công đoàn
Hoạt động 12/11/2024 12:43
Đổi mới để thực hiện tốt thương lượng tập thể
Hoạt động 12/11/2024 10:54