Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

(LĐTĐ) Với sự đồng hành của hội phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề..., phụ nữ Thủ đô ngày càng phát huy được năng lực, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Theo đó, quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện để phụ nữ phấn đấu, vươn lên.
Du lịch bứt phá đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng Thủ đô Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cú hích cho phát triển kinh tế Bức tranh về một Thủ đô phát triển toàn diện từ quá khứ đến hiện đại

Từ mục tiêu giảm nghèo

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì luôn xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội Phụ nữ các cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của gia đình hội viên phụ nữ.

Để giúp đỡ hội viên phụ nữ thoát nghèo, Hội LHPN xã Cẩm Lĩnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo. Nổi bật là hoạt động hỗ trợ vốn vay từ các ngân hàng Hội nhận ủy thác, từ nguồn tiết kiệm trong hội viên, phụ nữ và nguồn vận động, hỗ trợ con giống, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng về ứng dụng khoa học, công nghệ; kết nối tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm.

Đồng thời, Hội còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chị em xây dựng ý tưởng khởi nghiệp và hỗ trợ các điều kiện để hiện thực các ý tưởng và chung tay ủng hộ xây dựng nhà xuống cấp... bằng nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu thiết thực để tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho phụ nữ nghèo, cận nghèo và từng bước đã giúp chị em vươn lên trong cuộc sống.

Bà Phùng Thị Hường - Chủ tịch Hội LHPN xã Cẩm Lĩnh cho biết, năm 2023 xã Cẩm Lĩnh có 11 hộ nghèo (trong đó có 5 hội viên phụ nữ thuộc hộ nghèo), 92 hộ cận nghèo (trong đó có 51 hội viên phụ nữ thuộc hộ cận nghèo). Xác định nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm, hằng năm, Hội LHPN xã đã đẩy mạnh thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” nhằm cải thiện, nâng cao đời sống cho hội viên phụ nữ nghèo, hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Phụ nữ Thủ đô ngày càng phát huy được năng lực, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.

Hội tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đóng góp tiền mặt, cây, con giống, vật tư phân bón, ngày công lao động để giúp đỡ hội viên nghèo, khó khăn phát triển kinh tế.

Để chị em có vốn phát triển sản xuất, Hội chỉ đạo các chi hội xây dựng quỹ tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế, 11/11 chi hội xây dựng tổ tiết kiệm có 1.530 hội viên tham gia với số tiền là 483 triệu đồng giúp cho 185 chị vay để phát triển kinh tế (trong đó có 3 hội viên nghèo, 28 hội viên cận nghèo); Hội Phụ nữ xã đang quản lý các nguồn vốn từ các ngân hàng với số dư nợ trên15 tỷ đồng cho 232 hội viên vay phát triển kinh tế.

Hội cũng đẩy mạnh các hoạt động như dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn vay, kiến thức, giao lưu, giới thiệu kết nối sản phẩm, các hoạt động an sinh xã hội (tặng quà, học bổng, phối hợp xây nhà đại đoàn kết), đặc biệt là các mô hình tương trợ giúp nhau trong hội viên như phụ nữ "Tiết kiệm giúp nhau", "Hũ gạo tình thương", “Lợn nhựa tiết kiệm”, “Biến rác thải thành tiền”...

Hoạt động giúp phụ nữ khởi nghiệp được Hội quan tâm, đã giúp 5 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn khởi nghiệp với mô hình sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh, mô hình xưởng may, mô hình sản xuất thực phẩm sạch, với tổng số vốn khởi nghiệp là 265 triệu đồng. Hội đã giới thiệu việc làm cho 27 hội viên trong đó có 1 hội viên thuộc hộ nghèo, 9 hội viên thuộc hộ cận nghèo nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Phụ nữ Thủ đô làm chủ doanh nghiệp sản phẩm sáng tạo.

Hội cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong hội viên, phụ nữ về ý thức vượt khó, tự vươn lên, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Kịp thời phát hiện, biểu dương những gương điển hình phụ nữ tiêu biểu vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của Hội trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến hộ nghèo; đề xuất chương trình, dự án hỗ trợ nữ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo, cận nghèo.

“Chúng tôi tin rằng, sự chung tay của các cấp Hội, sự chủ động phối hợp với các ban ngành trong công tác giảm nghèo cùng với lực lượng phụ nữ hùng hậu và có ý chí vươn lên, tinh thần tự lực tự cường, chắn chắn sẽ đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển mạnh giàu của quê hương, chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”, bà Hường bày tỏ.

Tận dụng sức mạnh công nghệ số

Phụ nữ Thủ đô chiếm trên 50,4% dân số, là lực lượng lao động đông đảo, có mặt ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đã và đang khẳng định những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, trong đó có lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống góp phần xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số…

Với khu vực kinh tế tập thể, các cấp Hội Phụ nữ toàn thành phố chú trọng việc truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò, sự cần thiết và lợi ích của kinh tế tập thể; hỗ trợ, hướng dẫn thành lập, quản lý, vận hành các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành.

Tính đến nay, đã có 31 hợp tác xã, 40 tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý được Hội hỗ trợ thành lập và hỗ trợ điều hành hoạt động, thu hút 350 thành viên tham gia, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động nữ, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Tại Hội nghị truyền thông “Vai trò của phụ nữ tham gia chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã”, ông Nguyễn Trọng Khiển - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai cho biết: Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, giúp phụ nữ thay đổi cách thức làm việc cũng như phương thức sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Thời gian qua, Hội LHPN huyện Thanh Oai đã đẩy mạnh thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Các doanh nghiệp do nữ làm chủ đều sử dụng mã QR để giới thiệu sản phẩm trên nền tảng công nghệ số.

Trong năm 2023, 2024, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Hội LHPN Thành phố tổ chức 4 lớp truyền thông chuyển đổi số và thương mại điện tử cho thành viên câu lạc bộ doanh nhân nữ, chủ xưởng sản xuất, các hộ kinh doanh, phụ nữ đã và đang khởi nghiệp, doanh nghiệp nữ, thành viên tổ hợp tác chế biến thực phẩm an toàn xã Cự Khê, tổ hợp tác rau củ quả an toàn xã Xuân Dương, Kim An, với số lượng hơn 600 người tham gia tập huấn.

Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai đã phối hợp với các sở, ngành, Hội LHPN Thành phố hỗ trợ thành lập Hợp tác xã mây tre nón lá Thu Hương.

Đến nay, toàn huyện có 38 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó một số mô hình hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý bước đầu đem lại kết quả như: Hợp tác xã Nông nghiệp xã Bình Minh, Hợp tác xã Nông nghiệp xã Đỗ Động đều do nữ làm chủ. Các hợp tác xã đã áp dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, sử dụng phần mềm kế toán, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ…

Năm 2023, Hợp tác xã Bình Minh và Hợp tác xã Nông nghiệp xã Đỗ Động đều có 2 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp có Hợp tác xã nón lá Tạ Thu Hương với 7 thành viên tham gia hội đồng quản trị, thu hút gần 100 lao động nữ với mức lương bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Hợp tác xã tham gia nhiều hội chợ, trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm nhằm đẩy mạnh hợp tác trong kết nối, giới thiệu sản phẩm của hợp tác xã tham gia với thị trường trong nước và quốc tế góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền năng của phụ nữ.

Mạnh dạn khởi nghiệp

Để hiện thực hóa ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, với mô hình “Phụ nữ khởi sự kinh doanh” tại nhà hội viên Chi hội phụ nữ tổ dân phố số 2, số 4 và chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 7 trên địa bàn phường Giang Biên, quận Long Biên đã hỗ trợ giúp đỡ 3 hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công.

Bà Lương Thị Hoài - Chủ tịch Hội LHPN phường Giang Biên cho biết: Sau khi nắm bắt được nhu cầu của hội viên, Hội Phụ nữ đã giúp gia đình chị Đỗ Thị Mỹ Hạnh kinh doanh bán hàng ăn sáng, hay như gia đình chị Nguyễn Thị Hải làm nghề may thời trang, chị Trần Thu Hương phát triển nghề chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dưỡng sinh Đông y.

Để giúp chị em tự tin, khởi nghiệp, Hội Phụ nữ phường đã tín chấp cho các hộ gia đình hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng, với lãi suất thấp. Riêng tại chi hội, chị em giúp đỡ vốn vay 3 triệu đồng không lấy lãi. Bên cạnh đó, Hội LHPN phường còn giúp đỡ tìm đầu mối, liên kết giới thiệu khách hàng. Từ đó, các hộ gia đình hội viên đã ổn định cuộc sống.

Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Nhiều chị khởi nghiệp với sản phẩm nông nghiệp.

Tại huyện Gia Lâm, thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025”, Hội Phụ nữ đã triển khai đến 100% cán bộ, hội viên trên địa bàn. Nhằm giúp hội viên khởi sự, khởi nghiệp thành công, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.

Tính đến nay, Hội Phụ nữ huyện đã giúp đỡ được hàng chục phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với các ngành nghề như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, may mặc, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, kinh doanh thực phẩm, cửa hàng ăn uống, mở trường tư thục...

Trong những năm qua, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Trong đó, tiêu biểu như chị Lưu Thị Đào - Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Ong miền núi, thành viên Câu lạc bộ nữ doanh nhân quận. Công ty của chị đã có 5 sản phẩm đạt chất lượng OCOP, hằng năm đều được bình chọn là sản phẩm Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích.

Trong thời gian tới, Hội LHPN Hà Nội sẽ tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông trực tiếp, trực tuyến đến những nhóm đối tượng phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp, đào tạo nâng cao kỹ năng, năng lực sáng tạo cho phụ nữ khởi nghiệp. Xây dựng mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, doanh nhân nữ kết nối giao thương, quảng bá giới thiệu sản phẩm trực tiếp và trực tuyến.

Thành lập điểm kết nối hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển Phụ nữ Hà Nội thuộc Thành Hội, có không gian trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền, có không gian giao lưu chia sẻ, kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến cho doanh nhân nữ và phụ nữ khởi nghiệp.

Tổ chức các chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, HTX do nữ làm chủ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng, miền tại các địa bàn khu dân cư, khu chung cư vào ngày thứ sáu, thứ bảy, Chủ nhật hằng tuần…

Chị Đinh Thị Hải Yến, chủ hộ kinh doanh chuỗi thực phẩm Sạch Từ Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên minh Hợp tác xã Nữ Việt; phát huy nghề gia truyền hơn 40 năm của ông cha với phương châm “Sạch cho người sành - Tinh hoa quà Việt”, xuất phát điểm từ một cửa hàng tại phường Khương Đình đến nay đã có 5 cửa hàng trên địa bàn quận với doanh thu hằng năm trên 2 tỷ đồng. Năm 2019, chị đạt danh hiệu Nghệ nhân Quốc gia.

Còn nhiều phụ nữ làm tốt việc kinh doanh phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm có thu nhập cao, ổn định cho nhiều lao động nữ như: Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, chủ thương hiệu Thời trang áo dài Phương Linh; chị Nguyễn Kim Hạnh, chủ thương hiệu Handmade GSA chuyên sản xuất ba lô, túi xách trẻ em phường Hạ Đình; chị Nguyễn Thị Láng (phường Thượng Đình); chị Nguyễn Thị Hiên (phường Khương Đình)...

Với sự thông minh, sáng tạo, mạnh dạn phát triển kinh doanh, dịch vụ, đầu tư vào các loại hình sản xuất mới, các chị đã lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thách thức của suy thoái kinh tế, hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Theo bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, ngày càng có nhiều phụ nữ Thủ đô mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo. Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã… do phụ nữ làm chủ đều chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội. Bằng chứng là nhiều chị em đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, từng bước đưa sản phẩm kinh doanh lên các nền tảng mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử.

“Trong thời gian qua, Hội LHPN các cấp thành phố Hà Nội đã trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu và thương mại điện tử cho hơn 10.000 nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; hơn 11.000 phụ nữ khởi nghiệp được kết nối, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số và thương mại điện tử... Để thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, Hội LHPN Thành phố đã chủ động kết nối các chuyên gia công nghệ hỗ trợ 1.200 doanh nhân nữ, phụ nữ mới lập nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, kỹ năng sử dụng hiệu quả các kênh mạng xã hội, tạo banner quảng cáo, tạo mã QR, xây dựng kênh bán hàng trực tuyến...”, bà Nguyễn Thị Hảo cho biết.

Cũng theo bà Hảo, với vai trò tham mưu cho Hội LHPN Hà Nội thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025”, ngoài việc xây dựng mạng lưới chuyên gia công nghệ giúp nữ chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh có kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, trung tâm đã triển khai dự án “Phụ nữ ứng dụng công nghệ số”; tổ chức tập huấn, hướng dẫn chị em hưởng ứng cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024; đồng thời kết nối hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của phụ nữ…

Bảo Thoa

Nên xem

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật 2024: Tôn vinh vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật 2024: Tôn vinh vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 4/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức Lễ khai mạc và trao giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Gia Lâm:  Nhiều công trình được gắn biển chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Gia Lâm: Nhiều công trình được gắn biển chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Huyện ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm vừa tổ chức khánh thành, gắn biển 2 công trình cấp Thành phố cho Trường Trung học phổ thông (THPT) Dương Xá, Trường Mầm non Sao Khuê và gắn biển công trình cấp huyện cho Trường Tiểu học Đại Hưng.
Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Với việc xây dựng và ra mắt mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, Trường THCS Thạch Bàn (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đây cũng là địa chỉ giáo dục truyền thống, vun đắp cho các thế hệ học trò thêm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Khẳng định vị thế thành phố văn hóa thông qua chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"

Khẳng định vị thế thành phố văn hóa thông qua chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"

(LĐTĐ) Sáng ngày 6/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ diễn ra chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024).
Lãnh đạo huyện Mỹ Đức đối thoại trực tiếp với nhân dân

Lãnh đạo huyện Mỹ Đức đối thoại trực tiếp với nhân dân

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện và nhân dân trên địa bàn.
Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

(LĐTĐ) Với sự đồng hành của hội phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề..., phụ nữ Thủ đô ngày càng phát huy được năng lực, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Theo đó, quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện để phụ nữ phấn đấu, vươn lên.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để Trung tâm phục vụ hành chính công hoạt động thông suốt

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để Trung tâm phục vụ hành chính công hoạt động thông suốt

(LĐTĐ) Sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.

Tin khác

Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa

Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa

(LĐTĐ) Đó là chia sẻ của bà Trần Thị Lê, thành viên của Câu lạc bộ Người cao tuổi quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), sau chuyến tham quan Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk.
Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Rạng Đông đã thực hiện chuyển đổi số trong 5 năm với 6 chiến lược đột phá, hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ cao dẫn đầu thị trường quốc tế. Mục tiêu năm 2030 là đạt tăng trưởng 20 - 25%, thu nhập bình quân 2.000 USD/người/tháng, và doanh thu 25 nghìn tỷ đồng.
Thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội rộng gần 200ha

Thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội rộng gần 200ha

(LĐTĐ) Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội được xây dựng với quy mô diện tích 199,03ha, thuộc địa bàn các phường: Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến 19/9/2024, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh tại các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX - KCN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ đạt 339,15 triệu USD, đạt 61,66% kế hoạch năm 2024 (550 triệu USD), giảm tới 64,12% so với cùng kỳ năm 2023 (945,23 triệu USD).
Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp, trường học nợ thuế, bảo hiểm xã hội của người lao động

Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp, trường học nợ thuế, bảo hiểm xã hội của người lao động

(LĐTĐ) Cục Thuế tỉnh Đồng Nai và Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai vừa công khai danh sách thông tin nhiều doanh nghiệp, trường học trên địa bàn nợ thuế, nợ BHXH của người lao động.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

(LĐTĐ) Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, cấp phép trong vòng chỉ 15 ngày.
TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

(LĐTĐ) UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2024. Hai sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 9 với trọng tâm về chuyển đổi công nghiệp, một trong những động lực phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Xem thêm
Phiên bản di động