Tiếp lửa niềm tin cho người khiếm thính

(LĐTĐ) Gần đây, giữa lòng Hà Nội xuất hiện một tiệm giặt là đặc biệt có tên “Tiệm giặt là người điếc”. Đây là nơi những người khiếm thính được là chính mình, cùng làm việc, cống hiến sức lao động để giúp ích cho gia đình và xã hội.
Tiệm cắt tóc không lời ở Hà Nội Người khiếm thính gian nan "vượt cạn"

Tiệm giặt là đặc biệt

Nằm trên đường bờ sông Sét (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Tiệm giặt người điếc” có quy mô khá khiêm tốn, chỉ vẻn vẹn khoảng 10m2. Tiệm hoạt động 24/7 với 1 quản lý, 2 nhân viên - tất cả đều là người điếc, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với nhau và với khách hàng. Nơi đây không chỉ là cơ sở kinh doanh mà còn là địa chỉ tạo công ăn việc làm cho người khiếm thính, nơi họ được học tập, rèn luyện giúp tự tin hơn.

Chị Lương Thị Kiều Thúy (sinh năm 1991) quản lý tiệm giặt đặc biệt này là một người khiếm thính (bị mất thính lực 15 năm trước). Kiều Thúy may mắn khi có thể hiểu được phần nào giọng nói của người khác thông qua máy trợ thính. Trong khi đó, Phạm Thị Thúy và Lê Thu Ngân đều là người điếc, không thể nghe và nói.

Được biết, “Em út” Thu Ngân từ bé đến lớn chỉ ở nhà phụ việc gia đình, trở thành nhân viên tiệm giặt là lần đầu cô gái trẻ này rời khỏi vòng tay bố mẹ để bắt đầu hành trình mới của riêng mình.

Còn “Chị cả” Phạm Thị Thúy trước đây là một nhân viên văn phòng với mức lương khoảng 4-7 triệu đồng/tháng nhưng đã quyết định bỏ dở để bắt đầu theo đuổi công việc giặt là vất vả nhưng do chính những người điếc/khiếm thính tự làm chủ.

Tiếp lửa niềm tin cho người khiếm thính
Mặc dù là người khiếm thính nhưng các nhân viên tại "Tiệm giặt là người điếc" đều làm việc rất nghiêm túc, chuyên nghiệp.

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp, chị Lương Thị Kiều Thúy vui vẻ: “Ý tưởng khởi nghiệp giặt là được nhen nhóm vào năm 2019 khi tôi đang làm dự án Nghiên cứu về tình trạng việc làm của người điếc tại Hà Nội. Lúc này, tôi có gặp gỡ chị Phạm Thị Thúy, khi đó là nhân vật phỏng vấn trong nghiên cứu của tôi và chia sẻ với chị ấy về ý tưởng này. Kết thúc nghiên cứu, tôi cùng chị thảo luận với nhau và lên ý tưởng về tiệm giặt là của người điếc”.

Sau hơn một năm chuẩn bị kỹ lưỡng về mạng lưới, kiến thức, Lương Thị Kiều Thúy quyết định cùng Phạm Thị Thúy tìm nhà đầu tư và tuyển thêm người điếc làm cùng là Thu Ngân. Việc chọn địa điểm, các vấn đề liên quan người điếc như tuyển chọn, phỏng vấn do Phạm Thúy đảm nhận; Lương Thúy quản lý, đào tạo, hướng dẫn, thậm chí... còn là người đi chuyển hàng.

Chị Thúy cũng cho biết, mở tiệm giặt là với người khiếm thính là điều không dễ dàng. Những ngày đầu chị đã rất vất vả khi kêu gọi vốn đầu tư bởi bản thân giao tiếp còn khó khăn, tai nghe bập bõm nên để nhận được sự tin tưởng của nhà đầu tư là rất khó.

Nhưng rồi cơ duyên đến khi năm 2020, chị tham gia chương trình Youth co:lab do UNDP tổ chức. Với ý tưởng kinh doanh “Giặt là Sáng”, chị đã đạt giải Best Performance. Thông qua một giám khảo của cuộc thi, chị Thúy quen anh Bùi Thế Phúc (sinh năm 1981, quê quán Hà Nội), là chủ thương hiệu nhượng quyền “Giặt ký”.

Nhờ mối lương duyên này, chị Thúy đã quyết định kết hợp liên danh với anh Phúc dưới sự chứng thực của Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn và đào tạo về phát triển địa phương để ra đời “Tiệm giặt là người điếc”.

“Do cửa hàng mở vào dịp cận Tết, lượng khách khá đông, nên chúng tôi gặp chút khó khăn trong xử lý công việc. Sau đó, làm dần rồi cũng quen. Thêm vào đó, vì các bạn ở đây đều là người khuyết tật nên muốn công việc đạt hiệu quả tôi thường phải giải thích cặn kẽ, ghi chú ra giấy hoặc vẽ sơ đồ để họ làm theo”, chị Lương Thị Kiều Thúy chia sẻ.

Cùng nhau khẳng định bản thân

Hiện nay, sau 4 tháng đi vào hoạt động, “Tiệm giặt là người điếc” đã có một lượng khách ổn định. Doanh thu hằng ngày của cơ sở khoảng 1 triệu đồng, có ngày đông khách thì doanh thu có thể lên tới hơn 2 triệu đồng. Đó là thu nhập mơ ước của nhiều cửa hàng kinh doanh giặt là trong thời điểm hiện nay. Điều đặc biệt là ngoài việc trả lương cho nhân viên, lợi nhuận của quán được sử dụng hoàn toàn cho lớp dạy kỹ năng sống dành cho người khiếm thính, hỗ trợ họ hòa nhập cộng đồng.

Tiếp lửa niềm tin cho người khiếm thính
Tiệm giặt là đặc biệt cũng là nơi giúp đỡ, hỗ trợ người khiếm thính hòa nhập cộng đồng.

Trong tiệm giặt là còn có một góc rất dễ thương với dòng chữ “Viết những tình cảm của bạn ở đây nhé”. Tại góc nhỏ này, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đọc được những dòng chia sẻ hết sức cảm động của khách hàng như: “Một nơi tuyệt vời để bạn có thể trải nghiệm một ngôn ngữ mới, có thể là cả một cách sống mới” của một bạn tên Thìn. Hay lời nhắn của một vị khách vô danh: “Một nơi mà bạn cảm thấy mọi người tâm huyết với từng sản phẩm. Mình sẽ quay lại thêm thật nhiều lần nữa”. Những dòng chia sẻ này cũng đã trở thành lời động viên, khích lệ tinh thần cho các nhân viên trong tiệm giặt là đặc biệt.

Chị Lê Thu Ngân, nhân viên của tiệm giặt là chia sẻ: “Trước đây, tôi chưa từng nghĩ nghĩ mình có thể làm việc như một người bình thường. Với chúng tôi, làm việc ở đây không những để học việc cho mình mà còn để đào tạo những người khiếm thính khác có công việc mưu sinh và hòa nhập cộng đồng”.

Đánh giá về hoạt động của “Tiệm giặt là người điếc”, chị Đinh Thị Tuyết Nhung, Phó Trưởng ban Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Năm 2020, khi Thúy tham dự cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo “Phụ nữ khởi nghiệp” thì “Giặt là người điếc” mới chỉ dừng ở ý tưởng, nhưng chúng tôi đánh giá đó là ý tưởng sáng tạo có khả năng hiện thực hóa. Sau đó, với sự kết nối của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Thúy đã được chị Nguyễn Đặng Tuấn Minh - người sáng lập Công ty tư vấn, huấn luyện và cố vấn đổi mới sáng tạo KisStartup hỗ trợ khởi nghiệp và cho đến nay đã đi vào hoạt động.

Đây là một ý tưởng nhân văn mang ý nghĩa xã hội rất lớn, chính vì thế “Tiệm giặt là người điếc” cần nâng cao hơn kỹ năng quản trị, vận hành trơn tru để có thể nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như ở các địa phương khác”.

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, chị Lương Thị Kiều Thúy cho biết, chị mong muốn đào tạo nghề cho nhiều người khiếm thính khác, giúp họ xây dựng cửa hàng giặt là cho riêng mình. Chị tin rằng, có nghề trong tay thì người khiếm thính sẽ được tôn trọng hơn, bình đẳng và tự làm chủ cuộc sống.

Lê Thắm - Đăng Khoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động