Thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động
Báo cáo kết quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô năm 2021 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội cho thấy, để thực hiện chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, LĐLĐ Thành phố đã xây dựng 3 Clip hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; Hội nghị người lao động; Hội nghị đối thoại tại nơi làm việc.
TƯLĐTT tại nhiều doanh nghiệp đã chú trọng nội dung đảm bảo chất lượng bữa ăn ca của người lao động (Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19) |
Năm 2021, đã có 3.445/3.445 đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (đạt 100%) và 2.932/4.510 đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động (đạt 65,02%). Chất lượng Hội nghị đã được nâng lên, tập trung vào các nội dung như: Xây dựng quy chế đối thoại, quy chế dân chủ tại cơ sở, lựa chọn bầu thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc... đúng quy trình, bài bản, nghiêm túc theo quy định.
Toàn Thành phố có 3.534 doanh nghiệp xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (đạt 78,36%); có 99,7% đơn vị có Ban Thanh tra nhân dân. Qua đó đã góp phần phát huy dân chủ, ý thức của người lao động trong tham gia quản lý, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp.
Một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã thực hiện quyền đại diện tập thể người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào nội quy lao động của doanh nghiệp, nhằm hoàn thiện hồ sơ đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước. Có 34/45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã chủ động phối hợp chính quyền đồng cấp tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với đoàn viên, người lao động trên địa bàn (đạt 75,5%) và có 52% Công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - người sử dụng lao động - người lao động để nắm bắt diễn biến, tư tưởng và giải quyết kịp thời những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên, CNVCLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở tăng cường chức năng giám sát và tự kiểm tra tại đơn vị, doanh nghiệp. Qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra, các Công đoàn cơ sở đã phát hiện các thiếu sót, tồn tại và đã kiến nghị người sử dụng lao động giải quyết, khắc phục kịp thời, góp phần tăng cường chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Ngoài ra, các cấp Công đoàn cũng đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tập trung đẩy mạnh việc phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất; khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; tăng cường các hoạt động phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh lao động.
Liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT”, Đề án Thư viện TƯLĐTT của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ Thành phố đã ban hành Quyết định số 187/QĐ-LĐLĐ ngày 15/3/2021 xây dựng Đề án thí điểm “Nâng cao năng lực đối thoại, thương lượng, ký kết và chấm điểm, phân loại TƯLĐTT, giai đoạn 2021-2022”, Quyết định số 188/QĐ-LĐLĐ ngày 15/3/2021 về “Quy chế thí điểm hỗ trợ kinh phí đối thoại, thương lượng, ký kết và chấm điểm, phân loại TƯLĐTT” triển khai đến các cấp Công đoàn.
Kết quả, đã có 3.604 Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp ký TƯLĐTT (đạt 68,7%); trong đó có 1.180 bản sửa đổi, bổ sung và ký mới trong năm 2021; một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hướng dẫn các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT; các bản TƯLĐTT tập trung nâng cao quyền lợi người lao động so với pháp luật quy định, như: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng; thực hiện chính sách lao động nữ; đảm bảo bữa ăn ca của người lao động với mức thấp nhất 15.000 đồng theo Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50