Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sơ kết Đề án 06
Huyện Thanh Trì tập huấn Đề án 06 của Chính phủ Hà Nội: Linh hoạt thực hiện, hướng tới về đích sớm nhiệm vụ của Đề án 06 |
Hội nghị do Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức, được kết nối tới Ủy ban nhân dân (UBND) 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên cả nước. 130.700 đại biểu tham dự Hội nghị qua gần 11.000 điểm cầu trên cả nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng, thời gian qua Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện ngày càng hiệu quả, thiết thực công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ đã kiện toàn và thành lập Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia; ban hành và đẩy mạnh thực hiện các chiến lược, chương trình chuyển đổi số trên hầu hết các lĩnh vực; tập trung xây dựng thể chế chính sách và nhiều hệ thống nền tảng cho Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Đề án 06, với 7 quan điểm chỉ đạo, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với lộ trình triển khai cụ thể. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đến cấp cơ sở để quán triệt, triển khai Đề án quan trọng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sơ kết Đề án 06 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Thủ tướng giao đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp điều hành các công việc của Đề án; đồng thời, đã thành lập Tổ công tác của Chính phủ triển khai Đề án do Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Tổ trưởng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ phó, cùng với sự tham gia của lãnh đạo 9 bộ, ngành liên quan.
Lãnh đạo Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc họp chỉ đạo các nội dung của Đề án, ban hành 01 Chỉ thị, 01 Công điện, 07 Thông báo; 04 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ có nội dung chỉ đạo về Đề án.
Trong 6 tháng năm 2022, Đề án 06 đã được triển khai từ Trung ương đến cơ sở, thu được những kết quả bước đầu tích cực; được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Qua đó góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân; khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý thông tin công dân; tiết kiệm thời gian, công sức; tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, cũng như phục hồi nhanh, phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng nhấn mạnh, Đề án 06 có ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, nhằm cụ thể hóa chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần cải cách thủ tục hành chính và giúp người dân thuận tiện nhất khi thực hiện thủ tục thông qua môi trường số, chuyển từ thói quen dùng giấy tờ, đến trụ sở cơ quan nhà nước sang làm thủ tục tại bất kỳ nơi nào qua môi trường mạng.
Thủ tướng nêu rõ, đây là sự chuyển đổi trạng thái rất khó khăn, là công việc chưa có tiền lệ, do đó, phải có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, đòi hỏi đổi mới tư duy, cách làm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đầu tư về công sức, nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát. Nếu không có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt thì khó có thể đạt được kết quả.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, trong chuyển đổi số, người dân là trung tâm, là chủ thể, do đó, mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tham gia vào xây dựng, thực hiện các chính sách. Các cơ quan nhà nước và cả người dân phải cố gắng thực hiện.
"Việc gì được người dân và doanh nghiệp ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được", Thủ tướng nhấn mạnh. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, để hoàn thành các mục tiêu năm 2022 và những năm tiếp theo của Đề án 06, phía trước chúng ta còn rất nhiều việc phải làm; có một số việc đề ra nhưng chậm tiến độ, phải khẩn trương triển khai…
Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá trung thực, khách quan những kết quả trong thực hiện Đề án 06 trong 6 tháng qua; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo của đơn vị, địa phương; thẳng thắn chỉ rõ những nội dung còn chậm tiến độ, những vấn đề còn có khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện; đề xuất các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 đạt hơn 260.000 tỷ đồng
Tin mới 17/12/2024 19:18