Thu hồi dự án nếu chủ đầu tư không đủ năng lực
Tích cực triển khai xây dựng quốc lộ 6 để huyện Chương Mỹ bứt phá Hà Nội: Chất vấn công tác quản lý nhà, đất và tiến độ đầu tư các dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa sẽ xong sau 6 tháng có "mặt bằng sạch" |
Nhiều dự án ở vị trí "đắc địa" nhưng chậm triển khai
Lý giải việc HĐND thành phố Hà Nội lựa chọn tái chất vấn về thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô, tại kỳ họp thứ bảy, ngày 7/7, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cho biết, nội dung này đã chất vấn tại kỳ họp thứ ba, ngay sau đó, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã chỉ đạo, tổ chức triển khai khắc phục. Thời gian qua, HĐND Thành phố cũng giám sát, tái giám sát việc thực hiện này và nhận thấy kết quả còn chưa cao, chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án còn chậm triển khai ở nhiều loại hình công trình, ở cả vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn ngoài ngân sách, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại phiên chất vấn |
Nêu cụ thể một số dự án trọng điểm đang chậm tiến độ, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đề nghị các sở, ngành, địa phương và lãnh đạo UBND Thành phố trực tiếp giải trình làm rõ trách nhiệm, cũng như nguyên nhân và lộ trình khắc phục trong thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân nêu, Dự án nhà máy rác thải Châu Can (huyện Phú Xuyên) và Dự án nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong (huyện Chương Mỹ), đang chậm tiến độ. Dù trước đó UBND Thành phố khẳng định quyết tâm đẩy nhanh tiến độ 2 nhà máy dự án này nhưng hiện vẫn đang chờ điều chỉnh quy hoạch rác thải và điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Các đại biểu cũng chất vấn về tiến độ các dự án: Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, đường trục phía Nam, cụm công trình xây dựng cụm đầu mối Liên Mạc, Khu công nghiệp Nam Hà Nội (theo kế hoạch hoàn thành năm 2012 nhưng đến nay vẫn bỏ hoang), Siêu dự án Sông Hồng City (được phê duyệt từ 1995 đến nay vẫn để quây tôn),…
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân nêu câu hỏi chất vấn |
Đáng chú ý, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tiến độ của các dự án đang sở hữu “đất vàng” trên địa bàn Thủ đô là: Dự án 148 Giảng Võ (quận Ba Đình) và dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm). Bởi đây là các dự án đã được Thành phố phê duyệt từ lâu, thậm chí có dự án được HĐND thành phố Hà Nội nhiều lần giám sát, đưa vào danh sách các công trình chậm tiến độ, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai…
Không xây chung cư tại "đất vàng" Giảng Võ
Trả lời chất vấn, lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện đều chỉ rõ nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp triển khai trong thời gian tới. Trong đó, nguyên nhân được nêu ra chủ yếu liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư và năng lực của chủ đầu tư của một số dự án còn hạn chế… Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng bày tỏ rõ quan điểm sẽ thu hồi dự án nếu chủ đầu tư không có năng lực và cố tình chậm triển khai.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn trả lời câu hỏi chất vấn tại kỳ họp |
Liên quan đến dự án tại 148 Giảng Võ, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, đã có chủ trương chuyển đổi làm trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hoá, khách sạn, văn phòng để bảo đảm chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp.
Thời gian tới UBND Thành phố sẽ chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực này để đưa về đúng chức năng như nêu trên. Sau khi điều chỉnh lại quy hoạch 1/500, thì sẽ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hiện nhà đầu tư cam kết sau khi các thủ tục trên hoàn thiện sẽ tiến hành đầu tư ngay.
Còn đối với dự án tại số 31-33-35 Lý Thường Kiệt, ông Tuấn cho biết, UBND Thành phố đã có Quyết định số 7509 năm 2015, giao khu đất hơn 2.254 m2 cho Tập đoàn T&T. Theo quy hoạch chi tiết của quận Hoàn Kiếm 1/2000 trước đây thì khu vực này tuyệt đối không được gắn chức năng ở, không được gia tăng hạ tầng kỹ thuật, xã hội… phải đáp ứng không gian kiến trúc cảnh quan khu vực xung quanh.
Đại biểu Vũ Đức Bảo nêu vấn đề chất vấn |
Tổ hợp kiến trúc 31-33-35 Lý Thường Kiệt được xác định chức năng công trình là trụ sở văn phòng Ngân hàng SHB, phù hợp với định hướng quận Hoàn Kiếm là trung tâm dịch vụ tài chính của Thành phố. Lô đất này cũng nằm ngoài khu vực hồ Gươm và phụ cận. Theo đó, Sở Quy hoạch kiến trúc và quận Hoàn Kiếm đang xây dựng đồ án thiết kế đô thị để chậm nhất quý I/2023 sẽ trình UBND Thành phố xem xét. Đây là công trình đóng góp có giá trị cho nội đô lịch sử nên sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ, xác định nội dung quy mô phù hợp, tránh để đất đai lãng phí.
Đã hứa phải thực hiện, nếu không sẽ "truy" đến cùng
Cho rằng HĐND Thành phố chọn vấn đề chất vấn các dự án chậm tiến độ là rất trúng và đúng, đáp ứng mong mỏi của cử tri cũng như các quận, huyện, đại biểu Vũ Đức Bảo, (Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội) nhìn nhận, qua phần hỏi của các đại biểu và giải trình của Thành phố, các sở, ngành, các vấn đề vướng mắc thời gian qua được đề cập khá kỹ.
Tuy nhiên, hiện nay Thành phố có trên 400 dự án chậm tiến độ, có dự án không phải chỉ chậm 1 năm mà đến chục năm nay, do đó, ông Bảo đặt nghi ngờ về những lời hứa của các sở, ngành về vấn đề việc thực hiện các dự án chậm triển khai; những lời hứa phải được thực hiện tốt, muốn làm tốt thì phải xác định vấn đề mấu chốt là gì...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông trả lời câu hỏi chất vấn |
Đại biểu Vũ Đức Bảo cho rằng, vấn đề mấu chốt là về thẩm quyền, đặc biệt là thủ tục hành chính và phải tập trung vấn đề này. Ví dụ có những dự án mà chỉ thủ tục gia hạn đầu tư nhưng đã 2 năm rồi không thực hiện xong, vấn đề là thủ tục hành chính và thẩm quyền.
“Vừa rồi Ban Chấp hành Thành ủy đã có phiên thảo luận về vấn đề thủ tục hành chính, thẩm quyền. Hiện nay chúng ta có 1.890 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Thành phố, 1154 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền các sở, ngành. Nếu chúng ta tháo gỡ được vấn đề này thì chắc chắn hơn 400 dự án chậm tiến độ mới triển khai nhanh được. Tôi tin những lời hứa của các sở, ngành mới thực hiện được. Bây giờ cứ lòng vòng về các thứ nguyên nhân… nguyên nhân cuối cùng là thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết”, ông Bảo bày tỏ.
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Tất cả các chủ đầu tư nhà nước cũng như ngoài nhà nước đều mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Kinh phí, đền bù đất là rất nhiều mà chúng ta không bàn kỹ về thủ tục hành chính thì rất khó thực hiện. Mấu chốt nếu không thực hiện được thì hơn 400 dự án này sẽ rất khó khăn”.
Quang cảnh kỳ họp |
Do đó, đại biểu Vũ Đức Bảo đề nghị, phải tập trung đi thẳng vào vấn đề lớn, vấn đề mấu chốt, phải tập trung bàn về thủ tục hành chính, bàn về phân cấp phân quyền, nếu có phân cấp phân quyền cho quận, huyện thì các dự án mới được thực hiện được và những lời hứa của các sở, ngành mới có khả năng tổ chức thực hiện được.
“Hiện nay vấn đề gì cũng về Thành phố, thậm chí có những thủ tục cưỡng chế giải phóng mặt bằng quận, huyện muốn làm thì cũng phải xin Thành phố đồng ý mới được làm. Chúng ta cũng hạn chế chất vấn các quận, huyện vì người ta không có thẩm quyền”, đại biểu Bảo cho hay.
Trên cơ sở tình hình thực tế, đại biểu Vũ Đức Bảo đặt vấn đề, lãnh đạo có thẩm quyền của UBND Thành phố trả lời trước cử tri và đại biểu của Thành phố về việc trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Thành phố có 1.890 thủ tục tục hành chính thuộc thẩm quyền Thành phố, đặc biệt là 1.154 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền các sở, ngành, chủ trương là phân cấp phân quyền cho các sở, ngành thì tới đây có trình được HĐND Thành phố hay không? Nội dung này đã lỡ 3 kỳ họp rồi, chủ trương là 2021 phải thông qua vấn đề này nhưng liên tục hoãn? HĐND Thành phố có kiên quyết đưa vấn đề này ra để bàn không hay lại lỡ hẹn lần nữa? Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đề nghị phải trả lời công khai, hứa là phải thực hiện, các đại biểu sẽ chất vấn đến cùng vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 11:03