Thị trường chứng khoán Việt Nam còn tiềm năng tăng trưởng
Chứng khoán nhiều mã tăng với mức thanh khoản thấp Thị trường chứng khoán Việt Nam lỡ hẹn danh sách nâng hạng |
Nhằm góp phần phác họa bức tranh đầu tư và đường đi của dòng tiền trong tương lai một cách rõ ràng, khách quan qua các kênh đầu tư tài chính, chiều 29/6, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức toạ đàm "Đầu tư tài chính 2022 - chuyên đề II: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán".
Tại Toạ đàm, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng cho biết, Việt Nam tiếp tục ghi nhận tăng trưởng GDP tích cực, ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát theo mục tiêu, môi trường kinh doanh thuận lợi và doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ.
![]() |
Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng phát biểu tại toạ đàm. |
Riêng với thị trường chứng khoán, sau 2 năm bùng nổ trong đại dịch, những lỗ hổng, các vấn đề chưa được hoàn thiện trên thị trường đã bộc lộ. Nhưng với sự vào cuộc khẩn trương của Chính phủ, bằng những hành động và thông điệp cụ thể, đã nhận được những tín hiệu phản hồi tích cực của thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp và đang bước đầu có hiệu quả.
Thực tế các vụ việc vừa qua cho thấy, một số tổ chức, cá nhân có những vi phạm, pháp luật như bắt tay nhau thao túng giá chứng khoán, giao dịch nội gián không công bố, tác động đến giá chứng khoán để trục lợi…
Việc cơ quan chức năng vào cuộc không chỉ để xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định, mà còn là tiếng chuông cảnh báo đối với những hành động và dòng tiền có mục đích tương tự.
"Đi cùng với hướng phục hồi của điểm số, chính trong thử thách, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đón nhận sự trở lại của khối nhà đầu tư nước ngoài. Những diễn biến này thể hiện niềm tin trở lại vào triển vọng của thị trường.
Niềm tin đó của nhà đầu tư nước ngoài, hướng phục hồi mạnh là sự ủng hộ của thị trường đối với những giải pháp, bước đi quyết liệt của Chính phủ trong chủ trương thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, minh bạch và bền vững", Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
![]() |
Toàn cảnh toạ đàm. |
Cũng theo ông Hoàng Quang Phòng, thế giới và Việt Nam vừa trải qua giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
Hơn lúc nào hết, đây là giai đoạn thị trường vốn toàn cầu nói chung và thị trường vốn Việt Nam cần phát huy vai trò của mình là kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm cơ hội sinh lời từ dòng vốn nhàn rỗi.
Trong môi trường đang có xu hướng lành mạnh hơn, minh bạch hơn với quyết tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp càng có cơ sở để kỳ vọng phát triển bền vững.
Và ở đó, các doanh nghiệp tốt chứng minh được uy tín và năng lực sẽ tự tin gọi vốn mà không nhất thiết phải sẵn có nhiều tài sản đảm bảo; nhà đầu tư được nắm bắt các cơ hội và được bảo vệ tốt hơn, bên cạnh năng lực sàng lọc và quản trị rủi ro của chính họ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá vàng liên tục trồi sụt, thị trường chứng khoán biến động mạnh… đã tác động lớn tới việc đầu tư tài chính của các cá nhân.
Bên cạnh đó, nhiều hình thức đầu tư tài chính công nghệ cao trở nên phổ biến đã tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay.
Lý giải về lý do thị trường chứng khoán có sự biến động, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán nhà nước) Tạ Thanh Bình cho rằng : "Chủ yếu xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn về kinh tế - chính trị thế giới và đồng pha với diễn biến trên thị trường thế giới".
![]() |
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) Tạ Thanh Bình. |
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng khi một số yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Dịch bệnh vẫn được kiểm soát tốt, các yếu tố nền tảng vĩ mô vẫn vững, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế được mở cửa trở lại.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc. Trong Quý I/2022, 86% số công ty niêm yết và đại chúng quy mô lớn đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM đã thực hiện báo cáo có lãi, cao hơn so với mức 83% của cùng kỳ năm 2021.
Tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp trong Quý I/2022 cũng tăng 33,7% so với cùng kỳ 2021. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới liên tục gia tăng trong thời gian qua, đến nay đạt gần 5,7 triệu tài khoản và hiện mới chiếm khoảng 5% dân số cũng cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước.
Ngoài ra, mức định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là hợp lý so với các thị trường trong khu vực.
Nên xem

Bệnh viện Bạch Mai đề xuất xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện

TP.HCM: Xử lý nghiêm hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH

Bàn giao công trình Nhà chờ xe buýt chào mừng Đại hội Công đoàn

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về hoạt động công đoàn trong bối cảnh hội nhập

WHO cập nhật mới nhất về vaccine Covid-19 mũi 4

Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám
Tin khác

Nắm vững thông tin thị trường, xuất khẩu mới có cơ khởi sắc

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Cần gắn liền với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng

Cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ kịp thời nhằm bình ổn thị trường

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện Đề án xử lý dự án Đạm Hà Bắc

Người tiêu dùng tại Việt Nam mua 14 tấn vàng trong Quý 2/2022

Giảm 5 lần liên tiếp, giá xăng về mức hơn 23.000 đồng/lít

Nhãn tươi Việt Nam được phân phối rộng khắp tại thị trường Australia

Chợ chim phóng sinh đắt hàng dịp Rằm tháng Bảy

Đẩy mạnh tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên mùa vụ năm 2022
