Thanh niên và phụ nữ ở Đông Nam Á phải chịu gánh nặng từ tình trạng mất việc làm
Hơn 17.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố Số lượng người truy cập tìm việc tăng 10 lần so với thời gian áp dụng giãn cách |
Ngày 16/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Một cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác - Covid-19 và các thị trường lao động ở Đông Nam Á.
Theo đó, ADB nhận thấy rằng nhóm người trẻ (15-24 tuổi), vốn chiếm chưa đầy 15% lực lượng lao động ở In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam, đã chiếm tới 45% số việc làm bị mất tại giai đoạn cao điểm của dịch bệnh vào năm 2020. Ở Thái Lan, phụ nữ chiếm tới 60% tổng số việc làm bị mất, bao gồm 90% trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, trong quý 2/2020.
Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông, gây tổn hại tới lao động kỹ năng thấp cũng như lao động có trình độ trung bình, những người mà công việc của họ đang đối mặt với khả năng tự động hóa hoặc bị chuyển đi nơi khác. Lao động phi chính thức, lao động tự do, lao động tạm thời và lao động nhập cư là những nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Ảnh minh họa: Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động (ảnh: P.Ngân). |
Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Ramesh Subramaniam, nhận định: “Bất chấp những nỗ lực ứng phó chưa từng có của chính phủ, Covid-19 đã làm lộ ra những lỗ hổng đáng kể về bảo trợ xã hội liên quan đến tình trạng lao động phi chính thức cao và dai dẳng trong toàn khu vực.
Nó cũng tạo cơ hội cho các quốc gia khắc phục những lỗ hổng này và mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những người hưởng lợi mới và các nhóm bị loại trừ. Khi quá trình phục hồi diễn ra, trọng tâm của chính sách tài khóa có thể chuyển mạnh hơn từ cứu trợ sang kích thích, và từ kích thích sang đầu tư cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm”.
Báo cáo xem xét cách thức Covid-19 tác động đến thị trường lao động ở In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam kể từ đầu đại dịch. Việc này nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách xác định những ưu tiên, hạn chế và cơ hội để xây dựng và triển khai các chiến lược thị trường lao động hiệu quả trong quá trình phục hồi kinh tế và sau này.
Khu vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quý 2/2020, khi các biện pháp ngăn chặn của Chính phủ ở mức nghiêm ngặt nhất. Trong thời gian đó, cứ 5 công nhân ở Phi-líp-pin thì có một người bị mất việc làm hoặc rời bỏ lực lượng lao động. Khoảng 90% số lao động Việt Nam bị mất việc làm đã ngừng tìm việc làm mới, con số này ở In-đô-nê-xia là 60% và Ma-lai-xia là 40%.
Trưởng Ban Phát triển con người và Xã hội khu vực Đông Nam Á của ADB, bà Ayako Inagaki, chia sẻ: “Đại dịch cùng nguy cơ tăng trưởng kinh tế trì trệ và bất bình đẳng gia tăng đã nhấn mạnh sự cần thiết của chính sách tài khóa vượt ra ngoài vai trò phản chu kỳ của nó thông qua tăng cường đầu tư cho bảo trợ xã hội và cơ sở hạ tầng cho hoạt động này. Các quốc gia cần đẩy mạnh đầu tư cho vốn con người và huy động các nguồn lực trong nước để xây dựng những chương trình bảo trợ xã hội bền vững, bao trùm và tăng cường đóng góp cho bảo hiểm xã hội”.
Khác với các cuộc khủng hoảng trước đây, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sụt giảm nhu cầu trong nước và quốc tế, hạn chế di chuyển và đi lại, và khả năng làm việc từ xa hạn chế đã dẫn đến tình trạng cắt giảm lượng lớn việc làm trong nông nghiệp, bán buôn và bán lẻ - những lĩnh vực thường thu hút lao động bị dịch chuyển trong các cuộc khủng hoảng.
Sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong số việc làm ròng bị mất đi ở nhiều nước Đông Nam Á. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bị ảnh hưởng lớn hơn từ tình trạng cắt giảm việc làm, do họ có thanh khoản kém hơn hoặc ít khả năng tiếp cận hỗ trợ của Chính phủ hơn.
Lao động trẻ nhiều khả năng bị mất việc hơn, chủ yếu bởi vì họ chiếm ưu thế trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như khách sạn và nhà hàng, cũng như thương mại bán buôn và bán lẻ. Phụ nữ, ở tất cả các quốc gia mà báo cáo xem xét và ở tất cả các nhóm tuổi, có nhiều khả năng rời bỏ lực lượng lao động, chủ yếu để chăm sóc gia đình trong thời gian diễn ra đại dịch. Phụ nữ gia nhập lại lực lượng lao động vào đầu năm 2021 phần lớn là lao động tự do hoặc trong khu vực phi chính thức, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của họ về lâu dài.
Lao động phi chính thức, những người chiếm tỉ trọng lớn trong số lao động nghèo và cận nghèo của khu vực, đặc biệt dễ bị tổn thương trước khủng hoảng do họ bị hạn chế về bảo đảm việc làm và bảo trợ xã hội. 10 triệu lao động nhập cư của khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi những hạn chế trong di chuyển và đi lại, vì họ thường không có sự bảo đảm về việc làm hoặc không được tiếp cận các hệ thống y tế và phúc lợi ở nước sở tại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37