Tạo sức bật cho kinh tế Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2022, kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19, tăng trưởng GRDP đạt mức cao nhất trong 10 năm gần đây. Kết quả này có đóng góp tích cực trong triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả hệ thống chính trị, các địa phương, sở, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây cũng là tiền đề để Thành phố phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra trong năm 2023.
Kinh tế Thủ đô tiếp tục đà tăng tăng trưởng Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ, thu hút khoảng 1.540 triệu USD vốn FDI Điểm sáng phục hồi kinh tế Thủ đô năm 2022

Mỗi ngày lại thêm đổi thay

Chúng tôi đến xã Tiến Xuân trong cái lạnh của những ngày cuối năm. Con đường dẫn vào xã sâu trong thung lũng được bao quanh bởi sông, núi và những cánh đồng đã được phủ bằng màu xanh của cây trồng vụ đông. Cảm nhận được trong không khí lạnh đã thoang thoảng chút hương bưởi, phật thủ.

Đâu đó thấp thoáng những cành đào mới nhú vài chồi non được bà con nơi đây chuẩn bị chờ đón Tết Nguyên đán. Bà Bùi Thị Bích Thìn (làng Đồng Dâu, xã Tiến Xuân) hồ hởi khoe, Tết năm nay vô cùng ấm áp với gia đình bà và các gia đình khác bởi đời sống, kinh tế, việc làm trong xã mấy năm nay có sự đổi thay rõ rệt.

Tạo sức bật cho kinh tế Thủ đô
Tính chung cả năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 8,8% so với năm 2021.

Từ khi sát nhập về Hà Nội, xã Tiến Xuân được Thành phố và huyện quan tâm đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống, phát triển sản xuất. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã huy động được hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động đổ bê tông hóa đường làng, ngõ xóm. Tiến Xuân còn là xã đầu tiên trong số các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi của thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, với khoảng 7.800 dân, toàn xã chỉ còn 4 hộ nghèo, chiếm 0,23% (giảm 2 hộ so với năm 2020); hộ cận nghèo có 19 hộ, chiếm 1,09%.

“Trước đây người dân ở Tiến Xuân chỉ quen với cây lúa, cây ngô, cây sắn. Mỗi ngày lại thêm chút đổi thay, Tết này, vùng quê của chúng tôi dường như rộn ràng hơn. Rõ thấy nhất là hạ tầng giao thông, y tế, trường, trạm được xây dựng. Điều tôi thích nhất là các cơ sở trường học trong xã được đầu tư, các cháu có nơi học tập khang trang. Không còn cảnh đường đất ngày mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mù, đám trẻ đi học xa vất vả”, bà Thìn nói.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Tiến Xuân Nguyễn Văn Nghĩa cho biết, chính nhờ sự quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng cùng với những giải pháp đồng bộ là động lực giúp thúc đẩy các lĩnh vực tăng tốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã năm sau cao hơn năm trước. Năm 2022, xã phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 76 triệu đồng/người/năm.

Từ chỗ chỉ biết trồng cấy những loại cây đơn giản, truyền thống thì nay người dân nơi đây đã biết làm du lịch, dịch vụ dựa trên bản sắc vốn có của người Mường. Thế mạnh của địa phương là phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Trên địa bàn hiện có 5-6 khu nghỉ dưỡng cao cấp và trên 10 khu homestay do nhà dân quản lý, thu hút nhiều du khách từ nội đô và các tỉnh, thành lân cận.

Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Bên cạnh phát triển đời sống vật chất, đồng bào Mường ở đây cũng rất quan tâm đến gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Trên địa bàn xã Tiến Xuân hiện có 2 dân tộc anh em Kinh và Mường cùng sinh sống, trong đó người Mường chiếm khoảng gần 70%. Điều đáng mừng là bên cạnh sự tiếp nhận những nét văn hóa mới khi về với Hà Nội, những bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường vẫn được gìn giữ, truyền dạy. Trong đó có thể kể đến như trang phục, ẩm thực và các vật dụng trong sản xuất, sinh hoạt; hay các giá trị văn hóa phi vật thể, gồm: Ngôn ngữ, mo Mường, cồng chiêng và các làn điệu hát, múa, các môn thể thao, trò chơi dân gian dân tộc Mường… vẫn hiện hữu trong đời sống nhân dân.

“Văn hóa dân tộc Mường chứa đựng lối sống giàu chất nhân văn và đạo lý, phản ánh quá trình lao động, sáng tạo được kế tục phát huy, phát triển, là niềm tự hào của bao thế hệ người Mường. Trong quá trình vận động và phát triển, văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn đã được giao thoa, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa rất phong phú, đa dạng của các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hóa dân tộc Kinh”, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân nhận định.

Những nét văn hóa ấy được kết hợp, quyện hòa với nét văn hóa của người Kinh đã tạo nên sự khác lạ trong ngày Tết của đồng bào Mường trên rẻo cao Thủ đô. Theo bà Nguyễn Thị Bích Thìn, đối với người Mường, Tết là dịp lễ hội lớn nhất và vui nhất trong năm. Bởi vậy người Mường chuẩn bị rất chu đáo, công việc đầu tiên là trang hoàng lại nhà cửa và sắm sửa thêm vật dụng mới. Một điều không thể thiếu khi trang hoàng lại nhà cửa là dựng cây nêu. Cây nêu được đem dựng trước cổng nhà, đây là một trong những nghi lễ không thể thiếu của người Mường.

Đối với người Mường ở Tiến Xuân, ngoài chuẩn bị đầy đủ các đồ thờ cúng, thịt, bánh chưng… thì trong dịp đón Tết, vui xuân không thể không có tiếng cồng chiêng. Hiện toàn xã có khoảng 26 bộ cồng chiêng. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình Mường đều đánh chiêng để tạo không khí ấm cúng, thay cho lời chúc tốt đẹp để mọi người được mạnh khỏe, no ấm, yên vui. Không chỉ vậy, trong 3 ngày Tết, khắp các thôn, làng, tiếng chiêng của bài “Bông trắng bông vàng” và “Sắc bùa” lại vang lên, ngân nga reo vui.

Bà Thìn nói trong niềm xúc động: “Khi tiếng cồng chiêng vang lên, sâu thẳm mỗi người Mường chúng tôi đều cảm thấy tự hào, thêm yêu quý văn hóa của dân tộc mình. Trong những ngày Tết, âm thanh cồng chiêng trầm bổng, vang vọng khắp núi rừng như khẳng định sức sống trường tồn cùng lịch sử như bản sắc văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mường ở Hà Nội…”. /.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Long Biên: Cầu nối uy tín của doanh nghiệp và người lao động

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Long Biên: Cầu nối uy tín của doanh nghiệp và người lao động

(LĐTĐ) Những năm trở lại đây, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều khởi sắc, sôi động bởi sự vận hành hiệu quả ...
Bà Bùi Phương Chi được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Ba Đình

Bà Bùi Phương Chi được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 23/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận kết quả bầu cử chức danh Chủ tịch LĐLĐ ...
Công ty TNHH May xuất khẩu Lichi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Công đoàn

Công ty TNHH May xuất khẩu Lichi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Công đoàn

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Công ty TNHH May xuất khẩu Lichi Việt Nam (huyện Mỹ Đức) đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ ...
Chung tay xây dựng môi trường học tập “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

Chung tay xây dựng môi trường học tập “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” đã thật sự lan tỏa rộng rãi và mang lại ...
Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong BXH các doanh nghiệp chú trọng đến phát triển bền vững

Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong BXH các doanh nghiệp chú trọng đến phát triển bền vững

(LĐTĐ) Với bảng xếp hạng này, đây là lần đầu tiên, các thương hiệu có thể nhìn thấy giá trị tài chính gắn liền với danh tiếng về hoạt động bền ...
Tetra Pak Bình Dương hoàn thành lắp đặt gần 5.900m2 tấm năng lượng mặt trời

Tetra Pak Bình Dương hoàn thành lắp đặt gần 5.900m2 tấm năng lượng mặt trời

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Nhà máy sản xuất hộp giấy đựng đồ uống của Tetra Pak tại Bình Dương đã hoàn thành việc lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trên ...
Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn Thanh niên huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực huyện Phú Xuyên, đã tổ chức chương trình thăm, tặng ...

Tin khác

Chuyến thăm Việt Nam lớn nhất của doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chuyến thăm Việt Nam lớn nhất của doanh nghiệp Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Phái đoàn gồm đại diện của hơn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động trong nhiều lĩnh vực đã có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21-23/3. Theo đó, phái đoàn gồm các công ty, tập đoàn Hoa Kỳ hoạt động trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, dược phẩm, công nghệ, logictics… nhằm mục đích thảo luận về các cơ hội đầu tư, kinh doanh theo chương trình hàng năm do Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN tổ chức. Đây cũng được đánh gía là chuyến thăm Việt Nam lớn nhất của doanh nghiệp Hoa Kỳ từ trước tới nay.
Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

(LĐTĐ) Cách mạng 4.0, mạng xã hội trở thành một trong những “không gian” gặp gỡ cung - cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng mỹ phẩm để làm đẹp cho chị em. Tuy nhiên, thời gian qua lợi dụng mạng xã hội, nhiều mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc vẫn được quảng cáo, chào bán. Bắt, xử lý cũng nhiều, song vấn đề đặt ra có biện pháp nào ngăn chặn hiệu quả.
Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đầu tư công cũng như thực hiện chủ đề năm 2023: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng xanh

Chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng xanh

(LĐTĐ) Yêu cầu về chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình sang tăng trưởng xanh là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chuyển đổi kép “số và xanh” trong các lĩnh vực sản xuất, tài chính, ngân hàng, logistics đang cần những “đòn bẩy” tăng trưởng thông minh hơn và xanh hơn.
Cần thực hiện một số thay đổi về chính sách và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch

Cần thực hiện một số thay đổi về chính sách và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch

(LĐTĐ) Du lịch là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp hơn 9% GDP. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng du khách quốc tế đã giảm mạnh kể từ năm 2020. Để phục hồi sau cuộc khủng hoảng này và thúc đẩy tiềm năng du lịch, các chuyên gia cho rằng, cần thực hiện một số thay đổi về chính sách và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Ưu đãi “3 NGÀY VÀNG” mua kim cương giá tốt, tặng siêu ưu đãi lên tới 15%

Ưu đãi “3 NGÀY VÀNG” mua kim cương giá tốt, tặng siêu ưu đãi lên tới 15%

(LĐTĐ) Kim cương - nữ hoàng đá quý, luôn được tôn vinh như biểu tượng của sự vĩnh cửu, bởi mang trong mình giá trị đẳng cấp cùng vẻ đẹp tuyệt mỹ vượt thời gian. Đón chào “Tháng Kim cương” (từ 1 - 30/4/2023), khách hàng mua trang sức kim cương, nhẫn cưới kim cương tại Bảo Tín Minh Châu có cơ hội nhận quà cao cấp. Đặc biệt, Bảo Tín Minh Châu còn có ưu đãi lớn, giảm đến 15% khi mua kim cương trong “3 NGÀY VÀNG” (từ 12 - 14/4/2023).
Không đánh đổi tăng trưởng bằng mọi giá

Không đánh đổi tăng trưởng bằng mọi giá

(LĐTĐ) Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023 với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh” diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá 25 năm qua, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đã đồng hành cùng với Chính phủ Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Viettel tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc nhất toàn cầu

Viettel tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc nhất toàn cầu

(LĐTĐ) Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc nhất toàn cầu năm 2022 - Viettel’s Stars 2022.
Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?

Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?

(LĐTĐ) Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 40%, tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu thêm 5 năm (đến năm 2027). Điều này khiến xe nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia có sức cạnh tranh rất lớn tại thị trường Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá. Vấn đề đặt ra, người tiêu dùng được hưởng lợi thế nào?
Xem thêm
Phiên bản di động