Tăng cường thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các Bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, khai thác mỏ, khoáng sản đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại…
Chú trọng công tác đảm bảo an toàn cho người lao động
Vai trò của Công đoàn trong nâng cao an toàn vệ sinh lao động

Tai nạn lao động còn diễn biến phức tạp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, qua báo cáo của 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc đã xảy ra 3.349 vụ tai nạn lao động làm 3.450 người bị nạn. Trong đó, khu vực có quan hệ lao động xảy ra 256 vụ tai nạn lao động chết người làm 274 người chết; Khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra 104 vụ tai nạn lao động làm 104 người chết. Số người bị thương nặng là 806 người. Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là 516 tỉ đồng; thiệt hại về tài sản là gần 518 tỉ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 49.438 ngày.

Tăng cường thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
Hiện trường vụ tai nạn tại công trình xây dựng nhà máy Công ty Cổ phần AV Healthcare - Khu Công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng phải kể đến là vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 25/5 tại dự án Thủy điện Plei Kần (xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) làm 6 công nhân Công ty Cổ phần Tấn Phát thương vong (3 người chết, 3 người bị thương). Bên cạnh đó, tại Nhà máy Chế biến gỗ xuất khẩu Kiều Thi, thuộc Công ty TNHH MTV Kiều Thi Junma (xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) ngày 10/6 làm 23 người thương vong (3 người chết, 20 người thương); vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng phải nhắc đến là vụ tai nạn xảy ra ngày 14/5 tại công trình xây dựng nhà máy của Công ty Cổ phần AV Healthcare - Khu Công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai làm 24 công nhân của Công ty TNHH Hà Hải Nga thương vong...

Những địa phương có nhiều người chết vì tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong đó, các cơ quan chức năng đã xử lý trách nhiệm đối với một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng (làm chết từ 2 người trở lên và bị thương nhiều người) tại các địa phương như Hà Nội, Bến Tre, Hòa Bình, Đồng Nai, Phú Yên, Kon Tum, Điện Biên, Hải Dương, xảy ra trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, điện. Ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đang trong quá trình điều tra, chưa có hình thức xử lý, 6 tháng đầu năm 2020 có 5 vụ đề nghị khởi tố, 3 vụ đã có Quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra. Còn trong khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, cơ khí, kinh doanh dịch vụ. Các địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất là Hà Nội, Quảng Nam, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Phước...

Qua phân tích, nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động do người sử dụng lao động chiếm 53,09% tổng số vụ và 57,35% tổng số người chết (người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hoặc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động chưa đầy đủ cho người lao động; Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 8,84% tổng số vụ và 10,39% tổng số người chết...); Nguyên nhân người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 15,69% tổng số số vụ và 14,96% tổng số người chết. Còn lại 31,22% tổng số vụ tai nạn lao động và 27,69% tổng số người chết, xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn lao động do người khác, khách quan khó tránh.

Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động

Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2020, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động quan tâm triển khai thực hiện tốt 6 nội dung chủ yếu.

Trong đó, Bộ đề nghị các Bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, khai thác mỏ, khoáng sản đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại. Cùng đó, Bộ Y tế tăng cường triển khai hướng dẫn và đôn đốc việc thống kê TNLĐ tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế theo khoản 4 Điều 36 Luật An toàn vệ sinh lao động và Điều 25 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổng hợp theo đúng quy định.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; Thực hiện báo cáo tai nạn lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động; Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về An toàn vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

Tăng cường tổ chức điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Tăng cường triển khai công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với sự hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, báo cáo về Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. Bên cạnh đó, cần tổ chức hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; Lập biên bản ghi nhận tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; Chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh triển khai xây dựng quy chế phối hợp điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm.

Đặc biệt, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập; tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động và đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn vệ sinh lao động cho các hội viên. Ngoài ra, Bộ đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động, hội viên chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, đảm bảo an toàn, sức khoẻ và tính mạng cho người lao động./.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) 11 tháng năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện 4.243 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi người tham gia.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động