Tăng cường kết nối chuỗi giá trị để cùng phát triển

(LĐTĐ) Mặc dù tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP.HCM là rất lớn nhưng việc liên kết chuỗi giá trị, phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn vẫn còn mới mẻ, đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực giữa 14 địa phương với các Bộ, ngành Trung ương.
Nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản Để phân phối hợp lý lợi nhuận chuỗi giá trị nông sản thực phẩm Cải thiện vị thế chuỗi giá trị toàn cầu cho Việt Nam

Tăng cường liên kết bền vững

Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh thành có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây.

Đối với TP.HCM, vùng ĐBSCL có gắn kết hết sức mật thiết và quan trọng, có tác động qua lại về mọi mặt. Trên tinh thần hợp tác tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi giữa các bên để cùng nhau phát triển, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, TP.HCM và các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL đã ký Thỏa thuận hợp tác đến năm 2025 với 6 lĩnh vực trọng tâm.

Tăng cường kết nối chuỗi giá trị để cùng phát triển
Doanh nghiệp ĐBSCL giới thiệu sản phẩm địa phương cho khách tham quan tại Mekong Connect 2023.

Theo ông Trần Việt Thường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, các chuỗi liên kết sản xuất, giá trị tại ĐBSCL hiện nay đang có hiệu quả không cao, thiếu tính bền vững, vẫn còn tình trạng “bẻ kèo” hợp đồng khi giá cả thị trường thay đổi. Các hình thức liên kết còn lại chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm. Do vậy, việc hình thành các chuỗi liên kết giá trị có tính chuyên nghiệp cao là rất cần thiết, nhằm hạn chế việc mất đồng bộ về cung cầu, khắc phục tính dễ bị tổn thương, gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Còn trong sản xuất nông nghiệp, vùng ĐBSCL luôn thiếu hụt nguồn cung ứng giống cây trồng chất lượng, thiếu năng lực kỹ thuật, quản lý của người nông dân, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ. Các nhà máy chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu của nguồn nguyên liệu đến từ nông dân, gây lãng phí và giảm giá trị sản phẩm nông nghiệp…

Do đó, ông Trần Việt Thường cho rằng, cần phải xây dựng khung chương trình hợp tác giữa TP.HCM và vùng ĐBSCL ở các mặt như thích ứng biến đổi khí hậu, liên kết phát triển hạ tầng xanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xanh, xúc tiến - quảng bá thương mại sản phẩm và lĩnh vực liên quan kinh tế xanh trên quy mô toàn vùng và liên vùng.

“Chúng tôi rất mong muốn được hợp tác với TP.HCM nhằm phân tích, đánh giá tiềm lực đột phá từ những ngành hàng cụ thể, nối kết và nâng tầm ảnh hưởng những ngành hàng có tính dẫn dắt. Tìm ra những cơ hội thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gắn khởi nghiệp với những mục tiêu nâng tầm trong lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế trải nghiệm và tăng trưởng bao trùm”, ông Thường nói.

Cùng chung nhận định liên kết để khai thác tiềm năng, lợi thế vùng ĐBSCL được xem là vấn đề khó khăn, nhưng ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, việc liên kết chính là giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm ổn định và phát triển vùng theo định hướng chung của cả nước.
Hiện nay, các tỉnh, thành ĐBSCL đã tiến hành liên kết với nhau để hình thành các tiểu vùng: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau,… Riêng đối với tỉnh Bến Tre, ngoài việc tham gia vào các nhiệm vụ chung của vùng, một số mô hình liên kết, hợp tác dần được hình thành và chú trọng thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của tỉnh.

“Tỉnh Bến Tre đang tập trung phối hợp với các sở, ngành của TP.HCM để triển khai thực hiện, đạt được một số kết quả bước đầu trên các lĩnh vực như: Kết nối doanh nghiệp, xúc tiến mời gọi đầu tư; kết nối giao thương, kết nối cung - cầu; kết nối, phát triển tuyến điểm du lịch; khoa học và công nghệ; y tế;…” ông Nguyễn Trúc Sơn cho biết.

Hướng đến tăng trưởng xanh

Nhận định kinh tế là không có ranh giới hành chính, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng, những thành tựu kinh tế mà TP.HCM đạt được thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của ĐBSCL. Ngược lại, hiệu ứng lan tỏa từ sự phát triển của TP.HCM ra cả vùng là không thể phủ nhận.

Với thế mạnh có hàng loạt các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu, chưa kể các cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại, các tổ chức quốc tế, theo Bộ trưởng NN&PTNT, TP.HCM phải là nơi dẫn dắt câu chuyện tăng trưởng và mới nhất đó là tăng trưởng xanh.

“Tôi vừa đi châu Âu, 80% nhãn hàng đều gắn với nhãn xanh. Tức là tâm thức tiêu dùng xanh, tăng trưởng xanh đã ăn sâu vào suy nghĩ của người ta. TP.HCM sẽ là nơi dẫn dắt câu chuyện này”, ông Lê Minh Hoan cho biết.

Còn theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đặt ra mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bền vững về môi trường và công bằng xã hội cùng 4 mục tiêu cụ thể: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa nền kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Để đạt được các mục tiêu trên, TP.HCM đã và đang có nhiều nỗ lực trong công cuộc này. Thành phố xác định, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền phát triển bền vững và cần có sự chia sẻ lẫn nhau, chia sẻ từ quốc gia đi trước, chuyên gia có kinh nghiệm và sự chủ động, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.
Đồng thời, TP.HCM luôn xác định sự phát triển của thành phố luôn gắn liền với sự phát triển của các địa phương khác, trong đó có vùng ĐBSCL, nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

"TP.HCM cùng 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã tiếp tục đối thoại về kết nối chuỗi cung ứng hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững. Điều đó cho thấy TP.HCM xác định mối liên kết vùng chặt chẽ giữa TP.HCM và các tỉnh, thành trong nhiệm vụ phát triển kinh tế", ông Võ Văn Hoan cho biết.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá, việc kết nối được sức mạnh khoa học công nghệ, tri thức từ TP.HCM sẽ giúp các tỉnh ĐBSCL làm tốt hơn việc phát triển bền vững của mình. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc nâng cấp các sản phẩm ĐBSCL theo hướng xanh hơn, đạt chuẩn xuất khẩu, từ đó gia tăng giá trị sản phẩm, tạo dựng niềm tin và mở rộng thị trường, tăng thu nhập người dân nông thôn.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), giá dầu thế giới quay đầu bật tăng trước thông tin lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt đúng như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mong muốn, làm dấy lên hy vọng Fed sẽ điều chỉnh lộ trình cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,50 USD/thùng, tăng 0,19%, giá dầu Brent ở mốc 72,92 USD/thùng, tăng 0,07%.
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

(LĐTĐ) Thời tiết lạnh giá khiến nhiều hàng quán vắng khách hơn thường ngày, nhưng cũng có những món ăn nhờ ngày đông mà trở nên đắt hàng hơn bình thường, những thức quà đông mang tên ngô, khoai nướng.
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12) giá xăng dầu thế giới giảm khi triển vọng kinh tế ảm đạm làm tăng thêm lo ngại về tình trạng cung vượt quá cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,85 USD/thùng, giảm 1,03%, giá dầu Brent ở mốc 72,66 USD/thùng, giảm 1,02%. Trong nước vừa được điều chỉnh tăng đáng kể từ phiên ngày 19/12, đánh dấu lần tăng giá thứ 20 kể từ đầu năm 2024.
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12), tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ, phát hành tín phiếu để hạ nhiệt tỷ giá.
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất tháng. Giá vàng trong nước cũng theo đà lao dốc, đồng loạt giảm cả triệu đồng mỗi lượng. Qua đó cho thấy thị trường vàng đang dần bớt “nóng” và ổn định hơn.
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

(LĐTĐ) Chiều nay (19/12), giá vàng tại thị trường châu Á đã lấy lại đà tăng sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng vào sáng nay khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bóng gió về khả năng tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại vào năm tới.
Xem thêm
Phiên bản di động