Tấm gương người lính anh hùng
Phát huy truyền thống gương mẫu của Bộ đội Cụ Hồ Người thương binh học tập và làm theo lời Bác Quận Đống Đa: Giao lưu với các nhân chứng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không |
Sáng mãi phẩm chất người lính Điện Biên
Anh hùng Lực lượng vũ trang Đặng Đức Song sinh năm 1934, tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tham gia cách mạng từ khi mới 16 tuổi, năm 1952, ông vào quân đội, biên chế ở Tiểu đội Trung liên, Đại đội 28, Tiểu đoàn Bộ binh 439, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316. Từ đó, ông cùng đồng đội tiến quân giải phóng Tây Bắc; tham gia chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, giải phóng Thượng Lào và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày đầu cho đến khi toàn thắng.
Ngày 7/5/1956, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, ông được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba (khi đó ông mới 21 tuổi).
Sau ngày giải phóng Điện Biên, ông được cấp trên cử đi học. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội loại giỏi, ông được điều về công tác tại Nhà máy M1 thuộc Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc. Với phẩm chất ngời sáng của người lính, ông đã hăng say học tập, không ngừng cống hiến dù ở trong vai trò là người thợ kỹ thuật hay ở vị trí Giám đốc nhà máy.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Đức Song. (Ảnh: Lê Thắm) |
Năm 1990, sau 38 năm trong quân ngũ ông được nghỉ hưu theo chế độ với quân hàm Đại tá. Thời điểm ông về địa phương nghỉ hưu, đúng lúc có chủ trương thành lập Hội Cựu chiến binh ở cơ sở, nên ông bắt tay ngay vào việc tham gia thành lập Chi hội Cựu chiến binh ở khu tập thể Thông tin - một trong những chi hội được thành lập đầu tiên thuộc Hội Cựu chiến binh phường Láng Thượng (quận Đồng Đa, Hà Nội).
Ban đầu, chi hội chỉ có hơn chục hội viên, đa phần là các đồng chí tham gia kháng chiến chống Pháp nghỉ hưu ở khu tập thể. Từ chỗ kinh phí không có, hội viên chưa nhiều nhưng sự nỗ lực của ông và một số hội viên khác đã góp phần xây dựng chi hội thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh, hoạt động hiệu quả và có sức lan tỏa. Từ đó, lôi cuốn được nhiều người xin gia nhập hội.
Kể từ khi tham gia sinh hoạt tại địa phương, ở cương vị nào ông cũng luôn phát huy tinh thần chiến sỹ Điện Biên năm xưa, nỗ lực, tận tâm và trách nhiệm để hoàn thành mọi công việc được giao. Mọi người khi làm việc cùng ông đều có chung nhận xét ông là người miệng nói, tay làm, trung thực và giản dị.
Việc trong Hội, việc ở địa phương dù nhỏ to, khó khăn đến đâu ông đều hăng hái tham gia giải quyết. Ngày trước, trên địa bàn có trường hợp mẹ liệt sỹ có chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp nhưng do chiến tranh, hồ sơ bị thất lạc nên chưa được công nhận để hưởng chế độ của Nhà nước, Đại tá Song cùng các cựu chiến binh khác không quản khó khăn đi tìm nhân chứng, đồng đội của người đã khuất, đến các nghĩa trang liệt sỹ để thu thập đủ thông tin bổ sung hồ sơ. Sau gần một năm thu thập dữ liệu, ông cùng đồng đội đã hoàn thiện hồ sơ để cấp trên công nhận trường hợp này theo đúng chế độ quy định và kết quả người chiến sỹ đó được công nhận là liệt sỹ.
“Trong quá trình tìm kiếm, rất nhiều người đặt vấn đề biết đâu người chiến sỹ ấy không đủ tiêu chí là liệt sỹ nên không có giấy báo tử nhưng tôi không đồng tình. Tôi luôn nghĩ phải xử lý trên tinh thần đồng chí, đồng đội, dù có khó khăn mấy cũng phải làm rõ để có được kết quả đúng đắn, để những người đồng đội của tôi an tâm yên nghỉ”, Đại tá Đặng Đức Song chia sẻ.
Tấm gương sáng cho thế hệ trẻ
Gần 90 tuổi đời, gần 70 năm tuổi Đảng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Đặng Đức Song vẫn bền bỉ đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị tốt đẹp. Ông không những là nòng cốt của Câu lạc bộ thơ Tùng Lâm tại phường Láng Thượng từ năm 1997 mà còn tham gia rất nhiều chương trình nói chuyện lịch sử về Điện Biên Phủ cho các thế hệ thanh, thiếu niên trên địa bàn phường và các trường học trên địa bàn quận.
Đáng kính nữa là với tình yêu đất nước, ông vẫn dành tâm sức viết về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tác phẩm của ông đã đạt giải nhất cuộc thi viết về “Ký ức Điện Biên” do Trung ương Hội Cựu chiến binh và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức.
Ông tâm sự: “Tôi tham gia cuộc thi để tri ân những đồng đội đã ngã xuống nơi chiến trường, nhưng mong mỏi hơn cả là để thế hệ tương lai của đất nước hiểu rõ hơn những hy sinh của các thế hệ đi trước, ra sức học tập, rèn luyện, đóng góp cho đất nước”...
Không chỉ làm tốt các công việc tại địa phương, Đại tá Đặng Đức Song còn dành tình cảm đặc biệt cho quê hương là làng Chi Điền, Nam Sách, Hải Dương bằng cách khuyến khích con cháu ủng hộ quỹ khuyến học của làng và dòng họ. Hằng năm, gia đình ông trích một số tiền nhất định để khen thưởng cho các cháu có thành tích học tập tốt, đồng thời, tham gia đóng góp ủng hộ các quỹ do địa phương vận động.
Ông Đặng Đức Song và vợ ôn lại kỷ niệm thời kháng chiến. (Ảnh: Lê Thắm) |
Cùng với Đại tá Song, vợ ông là bà Hoàng Thị Phương Vinh (nguyên cán bộ thuộc đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), cũng là một cán bộ hưu trí nhiệt huyết với các hoạt động của phường Láng Thượng. Được biết, bà là nhân tố cốt cán của Hội Phụ nữ phường, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua tại địa phương, tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng khu dân cư mình sinh sống và là một người hòa giải có tiếng, được người dân trong phường hết mực yêu quý, kính trọng.
Dành sự tôn trọng và cảm phục đối với vợ chồng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Đức Song, Bí thư Chi bộ số 14 (Tổ dân phố 26, phường Láng Thượng) Lại Quang Thảo cho biết, vợ chồng ông Song rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đi đầu trong việc đóng góp, ủng hộ quỹ của Chi hội Cựu chiến binh và các quỹ do cấp trên phát động.
Ngoài ra, hằng năm, ông bà còn ủng hộ xây dựng quỹ nạn nhân chất độc da cam, dioxin của phường, ủng hộ xây dựng Nhà khách Điện Biên và nhiều chương trình thiện nguyện khác. Vào các dịp lễ, Tết, ông thường tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em, bệnh nhân và những hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Bà Phạm Thị Hồng Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng nhận định: Ở bất kỳ vị trí nào, Đại tá Đặng Đức Song cũng luôn là người trách nhiệm, tận tụy, không ngại vất vả khó khăn, luôn hoàn thành tốt công tác xã hội, thiện nguyện, là gương sáng cho nhiều người noi theo. Chúng tôi tự hào khi có người cán bộ như ông Song. Ủy ban nhân dân phường đã, đang tích cực tuyên truyền, lan tỏa những tấm gương như ông Song đến các khu dân cư”.
Hơn 30 công tác tại phường Láng Thượng, dù ở cương vị nào Đại tá Đặng Đức Song cũng hoàn thành xuất sắc công việc được giao, được anh em bè bạn tin yêu, được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và báo cáo điển hình gương người tốt việc tốt Thủ đô Hà Nội năm 1999. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36
Những bông hoa đẹp trong hành trình xây dựng và phát triển Thủ đô
Gương sáng 16/10/2024 17:16