Tại sao cứ đổ ra đường, không có ý thức cộng đồng?
Cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để ngăn chặn dịch Covid-19 | |
Nghĩ về giữ kỷ cương trong phòng chống dịch | |
Đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm cách ly xã hội |
Chiều ngày 13/4, trên phố Lò Đúc, các phương tiện đi lại đông đúc không khác gì ngày thường. (Ảnh: Lương Hằng) |
Trong khi các cơ quan chuyên môn đang cho rằng phải cần kéo dài hơn nữa thời gian cách ly xã hội để bảo vệ thành quả hiện nay của cuộc chiến chống Covid-19 chứ không chỉ dừng lại vào ngày 15/4 tới thì tại nhiều nơi người dân vẫn ùn ùn kéo nhau ra đường,.
Điều đáng nói, chẳng vì việc gì bức thiết nhưng nhiều người dân vẫn đổ ra đường khiến nguy cơ lây nhiễm sẽ càng cao hơn trong cộng đồng.
Có thể thấy, trong một tuần đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Thành phố Hà Nội, người dân đã thực hiện rất tốt các yêu cầu về cách ly xã hội. Việc này đã mang lại những tín hiệu tích cực khi những ngày gần đây, số ca nhiễm mới ít, số ca ra viện tăng cao. Tuy nhiên, khi nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã xuất hiện thì tại nhiều nơi vẫn xuất hiện tình trạng nhiều người dân tỏ ra chủ quan, thậm chí phớt lờ, không tuân thủ các yêu cầu về cách ly xã hội.
Theo quan sát, tại nhiều khu vực, người dân kéo ra đường đông đúc, nhộn nhịp như thời điểm chưa cách ly xã hội, thậm chí trên nhiều tuyến phố xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ. Chắc chắn trong số người kéo ra đường ấy, có nhiều người thuộc trường hợp không cần thiết phải ra đường.
Cũng trong chiều 13/4, trên phố Thanh Nhàn, xe cộ đi lại nườm nượp, một số điểm ùn tắc cục bộ vì lượng xe đông đúc. (Ảnh: Lương Hằng) |
Nhiều người dân vô tư tập thể dục tại công viên, đường phố, tụ tập đông người trên vỉa hè, nơi công cộng, thậm chí nhiều người ra đường còn quên đeo khẩu trang phòng dịch. Không ít hàng quán đã hoạt động trở lại dù không phải là những mặt hàng thiết yếu được phép kinh doanh trong thời điểm cách ly xã hội.
Nhìn những hình ảnh ấy, không ai nghĩ Hà Nội đang trong thời gian cách ly xã hội dù các lực lượng chức năng ra sức kiểm soát, xử phạt những trường hợp ra đường khi không cần thiết.
Cách ly xã hội hiện đang được coi là giải pháp phòng, chống dịch căn cơ, quan trọng. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh đây là giải pháp mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ. Nếu làm tốt cách ly xã hội thì sẽ ngăn được dịch Covid-19 lan ra cộng đồng và lây chéo. Cách ly có thể phát hiện mầm mống của ổ dịch, phát hiện ca nhiễm mới sẽ xử lý và khoanh vùng luôn.
Trên phố Lò Đức, một số cửa hàng mặc dù không kinh doanh mặt hàng thiết yếu vẫn mở cửa bán hàng kiểu "nửa kín nửa hở". (Ảnh: Lương Hằng) |
Chính sự chủ quan của người dân là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn sự bùng phát dịch bệnh trở lại. Bởi thực tế, chúng ta đã có những kết quả đáng mừng, đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh thể hiện qua số ca nhiễm mới những ngày qua không nhiều.
Dịch bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Bài học về sự chủ quan tại một số quốc gia trên thế giới khiến họ phải chịu sự bùng phát của dịch bệnh giai đoạn 2 là những ví dụ sống động.
Sau ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, ổ dịch hiện tại ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh rất. cần thực hiện cách ly xã hội phải siết chặt hơn nữa. PGS.TS Trần Như Dương – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ Hà Nội dập ổ dịch thôn Hạ Lôi nhận định, thực hiện biện pháp cách ly xã hội là vô cùng quan trọng trong thời điểm này.
Theo ông Dương, dịch bệnh đã xâm nhập vào cộng đồng, do vậy việc cách ly xã hội chính là biện pháp không để dịch bệnh lây lan. Trong trường hợp dịch bệnh có lây thì chỉ ở một điểm, không có khả năng lây lan ra khu vực khác.
PGS.TS Trần Như Dương cũng đề nghị TP Hà Nội phải làm quyết liệt hơn nữa biện pháp cách ly xã hội. “Tôi thấy thời gian đầu thực hiện cách ly xã hội khá tốt. Nhưng bây giờ ra đường bắt đầu đông rồi, thậm chí chật cả đường. Như vậy, chúng ta phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, thậm chí phải có chế tài mạnh hơn”, ông Dương nói.
Một bộ phận người dân đang "nhờn" luật, tiếp tục ra đường, việc cách ly xã hội sẽ mất tác dụng. Do vậy, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, đề nghị lực lượng chức năng cũng cần phải xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo cách ly xã hội được hiệu quả.
Đặc biệt cần xử lý nghiêm những người không thực hiện cách ly xã hội, không đeo khẩu trang, không có việc cần thiết nhưng vẫn ra đường… Có như vậy thì mới kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh Covid-19.
Nhưng chúng tôi cứ đau đáu câu hỏi: Tại sao họ cứ đổ ra đường? Tại sao không vì cộng đồng và chính sức khoẻ của mình và gia đình bằng hành động đơn giản là ở nhà nhiều nhất có thể? Tại sao?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07