Sức bật mạnh mẽ của sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, không nhiều ngành hàng nông sản có được tốc độ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng như các sản phẩm OCOP. Theo thống kê, đến hết năm 2023, cả nước đã có 11.054 sản phẩm OCOP, vượt hơn 10% so với mục tiêu của cả giai đoạn 2021 - 2025.
Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP Đa dạng các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô Sản phẩm OCOP ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng

Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất cả nước với 2.167 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, chiếm 22% trong tổng số 9.852 sản phẩm OCOP của cả nước. Thành phố Hà Nội luôn xác định mục tiêu triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP để nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Sức bật mạnh mẽ của sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP của Hà Nội.

Sau gần 4 năm triển khai, chương trình OCOP nhanh chóng khẳng định vị thế, được ủng hộ của đông đảo các thành phần kinh tế, thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động khu vực nông thôn; giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm.

Còn tại tỉnh biên giới phía Bắc - Lào Cai, tính đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có 176 sản phẩm nông sản đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 23 sản phẩm đạt 4 sao và 153 sản phẩm đạt 3 sao; hiện đang duy trì và phát triển 132 chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận; trong đó có trên 60 chuỗi nông sản hiện đang cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận và 328 dòng sản phẩm an toàn thuộc trên 104 doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc điện tử; giúp các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh nhờ minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm an toàn của tỉnh Lào Cai.

Tại tỉnh Bắc Giang, qua 5 năm triển khai chương trình OCOP, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 255 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao, 224 sản phẩm 3 sao và 2 sản phẩm có tiềm năng 5 sao cấp quốc gia là sản phẩm vải thiều Lục Ngạn và sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven, huyện Yên Thế. Điều đáng mừng là trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, toàn bộ 10/10 huyện, thành phố đều có sản phẩm nông nghiệp được công nhận là sản phẩm OCOP, góp phần thiết thực vào xây dựng nông thôn mới.

Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều triển khai hiệu quả chương trình OCOP. Các sản phẩm được công nhận OCOP cơ bản mang tính đặc trưng, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như ISO 22000, HACCP, VietGap, GlobalGap. Một số sản phẩm OCOP thế mạnh có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội.

Theo thống kê, đến hết năm 2023, cả nước đã có 11.054 sản phẩm OCOP, vượt hơn 10% so với mục tiêu của cả giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 68,9% là sản phẩm được công nhận 3 sao, gần 30% được công nhận sản phẩm 4 sao, 42 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao và tiềm năng 5 sao đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của nhiều thị trường xuất khẩu.

Tại Tọa đàm “Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp đánh giá: Những chỉ số trên cho thấy, chất lượng sản phẩm OCOP đã được nâng cao và cải thiện rất nhiều. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ tạo ra giá trị mới cho sản phẩm nông sản bản địa. Nhiều sản phẩm mới được giới thiệu dựa trên những giá trị bản địa, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Vì thế, từ chỗ chủ yếu tập trung tiêu thụ với quy mô nhỏ trong một huyện, một tỉnh, các sản phẩm OCOP hiện đã phủ khắp thị trường nội địa và bước đầu xuất khẩu. Cùng với đó, số lượng sản phẩm OCOP cũng mở rộng rất nhanh. Trước đây, các sản phẩm có thế mạnh tập trung vào mặt hàng gạo, các loại hạt, nhưng hiện nay nhiều mặt hàng đặc sản truyền thống chế biến đã và đang có mặt trên nhiều kệ hàng, trong đó có nhiều hệ thống phân phối, siêu thị lớn, các cửa hàng tiện lợi, điểm phân phối sản phẩm OCOP nằm trong các khu dân cư đông đúc.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, từ năm 2020 trở về trước, cả nước chủ yếu tập trung phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng, hình thành hệ sinh thái sản phẩm OCOP, thì từ năm 2021 đến nay, công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh. Tại một số chuỗi chuyên doanh thực phẩm, sản phẩm OCOP chiếm tới 50%.

Hiện nay đã có nhiều sản phẩm OCOP đặc sản truyền thống thuộc danh mục thực phẩm chế biến đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất khắt khe và kén khách hàng như mắm tôm Lê Gia đã xuất khẩu sang Nhật, Australia hay miến dong của Bình Liêu cũng chuẩn bị xuất khẩu sang châu Âu, Australia. Bên cạnh đó, năm 2023, 2 gian hàng OCOP quốc tế đã được tổ chức tại tuần lễ hàng Việt tại Central World ở Bangkok (Thái Lan) và lần đầu tiên một không gian sản phẩm OCOP được tổ chức ở Milan (Italia).

Đặc biệt, năm 2023, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội gắn với thương mại điện tử cùng sự nở rộ của hình thức mua sắm kết hợp giải trí, sản phẩm OCOP đã cạnh tranh ngang ngửa các mặt hàng vốn là thế mạnh của kinh doanh online như đồ gia dụng, mỹ phẩm. Chỉ tính riêng trên nền tảng TikTok Shop Việt Nam đã có hơn 800 phiên chợ OCOP được triển khai với doanh thu 100 tỉ đồng, tiếp cận 300 triệu lượt người xem, góp phần lan toả giá trị sản phẩm OCOP, hỗ trợ các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển và góp phần thúc đẩy kinh tế của các địa phương.

Bảo Thoa

Nên xem

Khẩn trương hoàn thiện nghị định về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

Khẩn trương hoàn thiện nghị định về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2024 về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo, bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm.
Thời tiết Hà Nội ngày 21/5: Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 21/5: Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có thể xuất hiện lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Sôi nổi cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" quận Tây Hồ

Sôi nổi cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" quận Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 20/5, các trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn quận Tây Hồ đồng loạt tổ chức Sơ khảo cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”. Cuộc thi là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của quận Tây Hồ chào mừng, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội kết nạp 262 đoàn viên mới

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội kết nạp 262 đoàn viên mới

(LĐTĐ) Trong tháng 5/2024, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lễ kết nạp đoàn viên và trao quyết định thành lập 5 Công đoàn cơ sở, kết nạp 262 người lao động vào tổ chức Công đoàn.
Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Công đoàn Điện lực Việt Nam động viên người lao động thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3

Công đoàn Điện lực Việt Nam động viên người lao động thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3

(LĐTĐ) Ngày 20/5/2024, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng và đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên các đơn vị tham gia thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quỳnh Lưu - Thanh Hóa và Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

(LĐTĐ) Trong tháng 4/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Dương ước tăng 2,56% so với tháng trước và tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 5.
Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

(LĐTĐ) Theo Cục Hàng không, trước việc thuê máy bay bị “vỡ” kế hoạch, các hãng đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân.
Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), giá vàng trong nước tăng trở lại sau nhiều ngày giảm do tác động của thông tin về thanh tra và đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng miếng SJC quay trở lại lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn hơn 77 triệu đồng/lượng.
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.
Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên có 2 giai đoạn giá vàng trong nước “một mình một đường” đi lên, bất chấp giá vàng thế giới đang đi ngang. Điều này đã nới rộng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đặc biệt, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng thì giá vàng bỗng bứt tốc "phi mã".
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Xem thêm
Phiên bản di động