Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hướng sửa đổi Luật Điện lực là làm sao phản ánh đầy đủ các chi phí, giảm tối đa việc bù chéo và giá điện theo hướng thị trường.
“Quản” giá điện theo cơ chế nào? EVNNPC sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu đã cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Sửa đổi luật có chống độc quyền?

Đại biểu Đinh Ngọc Minh (Đoàn tỉnh Cà Mau) cho rằng, dự án Luật đặt ra rất nhiều vấn đề và cũng còn rất nhiều vấn đề tồn tại. “Tôi chỉ có một câu hỏi là sửa đổi Luật lần này có chống độc quyền như hiện nay hay không? Chúng ta đã đổi mới được ngành Bưu chính viễn thông rất xuất sắc, cách đây gần 20 năm gọi một cuộc điện thoại mất mấy nghìn, một tháng lương cũng chỉ dùng cho điện thoại là hết, bây giờ dùng rất thoải mái và hệ thống rất chuẩn, rất tốt.

Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường
Đại biểu Đinh Ngọc Minh (Đoàn tỉnh Cà Mau) băn khoăn sửa đổi Luật lần này có chống độc quyền?. Ảnh: Quốc hội

Luật Điện lực lần này sửa đổi có giải quyết được vấn đề như thế này không, Nhà nước thì độc quyền đến đâu và giao lại cho các ngành kinh tế khác như thế nào”, đại biểu hỏi.

Đại biểu cho biết, trong dự thảo Luật cũng không nêu là độc quyền về truyền tải nhưng truyền tải đến cấp độ nào, Báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị là chỉ cấp cao áp và siêu cao áp, còn cấp bên dưới thì nên để xã hội hóa. “Tất nhiên, không phải xã hội hóa tất tần tật là tư nhân”, đại biểu nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này là hết sức cần thiết để sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế trong quá trình vận hành điện lực thời gian qua, nhất là về vấn đề giá điện, quy hoạch điện, tiêu thụ điện, vấn đề mất điện, đặc biệt trong mùa nắng.

Về hoạt động mua bán điện, đại biểu Phạm Văn Hòa thống nhất phải áp dụng điện theo giá thị trường để sau này điện lực không còn đổ thừa năm nào cũng bị lỗ là do điện bao cấp. Tuy nhiên áp dụng điện theo giá thị trường thì đối tượng chính sách, an sinh xã hội Nhà nước phải đảm bảo.

Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này là hết sức cần thiết. Ảnh: Quốc hội

“Đây là một điểm rất nhân văn để đảm bảo sòng phẳng, để người dân tiêu thụ điện không nói giá điện cao hay thấp, người bán điện là điện lực không nói bán điện bao cấp cho nên bị lỗ. Tôi rất thống nhất về hoạt động mua bán điện theo hướng sắp tới đây là giá dịch vụ điện theo hướng thị trường và mua bán điện theo hình thức của thị trường cạnh tranh”, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng góp ý, việc xem xét thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) phải thực hiện theo quy trình 2 kỳ họp, Kỳ họp thứ 8 cho ý kiến lần đầu và Kỳ họp thứ 9 sẽ thông qua.

Giá điện theo hướng thị trường

Phát biểu giải trình một số nội dung các đại biểu nêu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hướng bổ sung trong dự thảo Luật là làm sao phản ánh đầy đủ các chi phí, giảm tối đa việc bù chéo và giá điện là theo hướng thị trường.

Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Đối với ý kiến của đại biểu Đinh Ngọc Minh về vấn đề độc quyền, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho rằng, Điều 5 dự thảo Luật đã quy định rất rõ độc quyền Nhà nước gồm những gì, trong đó chủ yếu Nhà nước sẽ độc quyền trong việc điều độ và vận hành hệ thống điện.

Còn việc đầu tư, chỉ đầu tư độc quyền Nhà nước trong một số công trình điện quan trọng, đó là các nguồn điện mang tính chất đa mục tiêu và các nguồn điện mang tính chất đóng vai trò quan trọng của hệ thống trong việc đảm bảo tính vận hành, ổn định của hệ thống. Ví dụ, thủy điện Hòa Bình, các thủy điện trên dòng sông Đà, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và một số nhà máy điện đóng vai trò ổn định hệ thống tại các vùng miền.

Với các lưới điện truyền tải cao áp, về nguyên tắc, chỉ độc quyền các lưới điện có cấp điện áp trên 220kV trở lên và mang tính chất truyền tải, còn các đường dây mang tính chất liên kết sẽ xã hội hóa.

“Thực tế hiện nay nhu cầu về năng lượng rất cao và cố gắng thiết kế thị trường theo hướng minh bạch, chứ để đảm bảo an ninh năng lượng theo Nghị quyết 55 thì một số lĩnh vực xương sống vẫn phải độc quyền Nhà nước, còn các phần khác chúng ta sẽ đẩy mạnh việc xã hội hóa.

Trên thực tế nguồn điện hiện nay EVN cũng chỉ còn 38% trong hệ thống điện quốc gia và các lưới điện truyền tải pháp luật đã cho phép để xã hội hóa và cũng đang từng bước hình thành các thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo công khai, minh bạch đối với các đối tượng tham gia thị trường”, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài lý giải.

Để từng bước triển khai, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã tách Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia trước đây trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về trực thuộc Bộ Công Thương. Như vậy EVN hay các tập đoàn Nhà nước trong lĩnh vực điện năng thì tham gia thị trường điện như một chủ thể tư nhân thông thường. Việc này sẽ đảm bảo công khai, minh bạch trong thời gian tới, giảm tối đa việc độc quyền nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh năng lượng theo chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội ghi nhận thêm 101 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 101 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày (27/12 đến 3/1), toàn Thành phố ghi nhận 101 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, thị xã; tăng 25 trường hợp so với tuần trước.
Thanh Trì: Sôi nổi Hội thi “Đoàn viên Công đoàn Cơ quan Dân Đảng vào bếp”

Thanh Trì: Sôi nổi Hội thi “Đoàn viên Công đoàn Cơ quan Dân Đảng vào bếp”

(LĐTĐ) Lần đầu tiên Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Công đoàn cơ quan Dân Đảng tổ chức Hội thi “Đoàn viên Công đoàn Cơ quan Dân Đảng vào bếp” kéo dài trong 3 tuần, và mỗi ngày là 1 món ăn độc đáo đến từ một đội thi.
10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024.
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được vinh danh, mỗi bộ sưu tập đều mang những giá trị độc đáo riêng.
Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội linh hoạt, sáng tạo trong từng hoạt động

Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội linh hoạt, sáng tạo trong từng hoạt động

(LĐTĐ) Sáng 4/1, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội dự hội nghị.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Cảnh giác với các chiêu lừa đảo tinh vi dịp cuối năm

Cảnh giác với các chiêu lừa đảo tinh vi dịp cuối năm

(LĐTĐ) Cuối năm là thời điểm tội phạm gia tăng hoạt động, trong đó có tội phạm sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức. Do đó, người dân phải hết sức tỉnh táo, không làm theo bất cứ yêu cầu nào của người lạ qua điện thoại, tin nhắn và cần cảnh giác khi tham gia các chương trình trúng thưởng, quà tặng hấp dẫn…

Tin khác

Chính phủ bãi bỏ 9 quyết định thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

Chính phủ bãi bỏ 9 quyết định thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừưa ban hành Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Trong số này có việc bãi bỏ quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993, tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

(LĐTĐ) Để tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương, cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở (thời gian 3 năm), Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định 5 chế độ ưu đãi.
Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

(LĐTĐ) 6 cán bộ này thuộc các phòng, cơ quan, đơn vị của thành phố Vinh, đã nộp đơn xin nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 1/1/2025.
Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới 2025, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Thư chúc mừng gửi tới cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong và ngoài nước.
Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

(LĐTĐ) Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, tỉnh Hưng Yên phấn đấu trong năm 2025 cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà xuống cấp.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065. Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Báo Đại Đoàn Kết có Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập mới

Báo Đại Đoàn Kết có Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập mới

(LĐTĐ) Theo Quyết định, ông Trương Thành Trung sẽ giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết từ ngày 1/1/2025. Cùng đó, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận cũng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, hàng loạt luật và quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực từ giao thông, bảo hiểm y tế, vận tải, thuế đến tài chính ngân hàng. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Chiều 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc. Buổi gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến, trao đổi, chia sẻ, hiến kế, khẳng định quyết tâm cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Ngày 30/12, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Giao thông) đồng loạt tổ chức lễ thông xe 3 dự án trọng điểm gồm: Cầu Phước Long, hầm chui HC1 Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành Quốc lộ 50 (giai đoạn 1).
Xem thêm
Phiên bản di động