Sử dụng năng lượng tiết kiệm để phát triển bền vững

Năng lượng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chính vì vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng khâu cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng trong chính sách phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và an ninh năng lượng quốc gia nói chung, coi đó là một thành tố chủ chốt trong phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.
Hà Nội phát động "Tháng cao điểm hè về sử dụng điện tiết kiệm năm 2020" Thủ đô tiên phong sử dụng năng lượng sạch Hà Nội hướng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% năng lượng

Các nội dung và mục tiêu về phát triển, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu qủa đã được nêu rõ trong nhiều văn bản như Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ ngày 2/10/2020 về Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 55 NQ/TW; Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/3/2019 về Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm để phát triển bền vững
Điện mặt trời áp mái là giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí hữu hiệu

Mục tiêu đặt ra là phải tiết kiệm từ 8 - 10% lượng năng lượng cần thiết để phát triển đất nước theo kịch bản phát triển bình thường, tương đương với khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi. Và quan trọng hơn là nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi, thói quen của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vì sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Tại Hội thảo “Chương trình tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp vay lại để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng”, ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: “Năng lượng và an ninh năng lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, do vậy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được coi là giải pháp bền vững đối với ngành năng lượng. Việc thúc đẩy các hoạt động, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp có tính kinh tế cao, cần được ưu tiên, đẩy mạnh thực hiện ngay trong thời gian tới”.

Trên thực tế, từ nhiều năm qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể từ tư vấn xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, công nghệ đến đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định song theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam, đơn cử như trong khối các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều lĩnh vực có mức thâm dụng năng lượng lớn như hóa chất, vật liệu xây dựng (xi măng, gốm sứ…) luyện kim (sản xuất gang, thép…), giấy và bột giấy…Chi phí năng lượng đối với nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm.

Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, không hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng bên cạnh việc hạn chế về năng lực tài chính để có thể chuyển đổi công nghệ, kỹ thuật, thay thế thiết bị dây chuyền cũ, lạc hậu bằng dây chuyền mới hiệu quả về mặt năng lượng hơn.

Đồng bộ các giải pháp

Tại Quyết định số 280/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương, trong đó nêu rõ lộ trình, mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo thẩm quyền; bố trí kinh phí thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, tiến độ, hiệu quả việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương; Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn; Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn; Chỉ đạo đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các nội dung Chương trình thuộc nhiệm vụ do địa phương quản lý.

Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được nêu ra và được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai thực hiện khá rõ ràng. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào việc triển khai, cụ thể hoá của các địa phương sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế.

Nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương về khả năng phân bổ mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng cho các địa phương của Việt Nam cho thấy, 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có thể chia thành 7 nhóm địa phương với mục tiêu tiết kiệm năng lượng khác nhau căn cứ vào đặc điểm tương đồng về tiềm năng tiết kiệm năng lượng, cơ cấu kinh tế, đặc điểm dân cư... Như vậy, về mặt khoa học, chúng ta có thể phân bổ mục tiêu tiết kiệm 8 – 10% của cả nước cho từng địa phương.

Để đạt được mục tiêu này, Tiến sĩ Phương Hoàng Kim cho rằng cần thực hiện song song nhiều giải pháp. Cụ thể, giải pháp về cải thiện hành vi sử dụng điện/năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi sử dụng điện/năng lượng đối với từng nhóm đối tượng cụ thể với nhiều hình thức khác nhau như người lao động, cộng đồng dân cư, khách du lịch, học sinh – sinh viên…và với sự vào cuộc của nhiều đoàn thể, tổ chức xã hội. Bên cạnh đó cần xây dựng và tổ chức triển khai các quy tắc xã hội/cộng đồng, nội quy, quy định về hành vi sử dụng điện/năng lượng trong từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…; Tổ chức công bố rộng rãi định kỳ kết quả thực hiện tiết kiệm điện/năng lượng của các tổ chức, đơn vị trực thuộc. Đồng thời xây dựng và tuyên truyền lối sống tiết kiệm điện/năng lượng đến hộ gia đình, phát động phong trào gia đình tiết kiệm điện tại khu dân cư.

Về các giải pháp công nghệ - kỹ thuật phục vụ tiết kiệm điện/năng lượng, ông Kim đề xuất cần xây dựng và lồng ghép triển khai chương trình tài trợ cho các nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về tiết kiệm điện/năng lượng vào chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ của địa phương; Phát động phong trào về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật về tiết kiệm điện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp; Có cơ chế, khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lựa chọn, ứng dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật, thiết bị, vật liệu, nguyên liệu đầu vào... có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, tiết kiệm điện khi cải tạo, mở rộng, đầu tư mới, chuyển đổi công năng. Có cơ chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng hiệu quả; Yêu cầu về mua sắm trang thiết bị có hiệu suất sử dụng điện/năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng…đối với nguồn vốn từ ngân sách.

Đối với khối doanh nghiệp, cần xây dựng và vận hành quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Quỹ sẽ là nơi cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi, thủ tục thông thoáng nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay thế máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất theo hướng hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường; Mở rộng quy định pháp luật liên quan đến việc quy định định mức sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh; Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng./.

Bảo Thoa – Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực này.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

Chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" tuần này đã giới thiệu bộ phim "Cánh đồng hoang" của đạo diễn NSND Nguyễn Hồng Sến. Tác phẩm được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc phim, từng giành nhiều giải thưởng danh giá như Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980 và Huy chương Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1981.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (6/4): Dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (6/4): Dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc mạnh

Hôm nay (6/4), giá dầu thế giới giảm 7% xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua do Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ.
Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 43 đồng, hiện ở mức 24.886 đồng.
Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Hôm nay (6/4), giá vàng thế giới mất đi sức hấp dẫn của một tài sản trú ẩn. Trong nước, giá vàng tiếp tục giảm sâu.
Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có Công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa”: Dow Jones lao dốc hơn 2.200 điểm, S&P 500 mất 10% chỉ trong 2 ngày

Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa”: Dow Jones lao dốc hơn 2.200 điểm, S&P 500 mất 10% chỉ trong 2 ngày

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua cú sụt giảm kỷ lục trong hai phiên giao dịch liên tiếp, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bất ngờ leo thang. Các chỉ số lớn đồng loạt lao dốc mạnh, thổi bùng làn sóng bán tháo trên diện rộng và lan rộng ra các thị trường toàn cầu.
Giá xăng dầu hôm nay (5/4): Giá dầu thế giới lao dốc gần 8%

Giá xăng dầu hôm nay (5/4): Giá dầu thế giới lao dốc gần 8%

Hôm nay (5/4), giá dầu thô thế giới lao dốc gần 8% khi Trung Quốc trả đũa bằng thuế quan đối với Mỹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 62,46 USD/thùng, giảm 6,50%, giá dầu Brent ở mốc 65,90 USD/thùng, giảm 6,03%
Giá vàng hôm nay (5/4): Giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/4): Giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/4): Thị trường vàng trong nước chứng kiến sự sụt giảm đáng kể ở tất cả các thương hiệu. Giá vàng thế giới "rơi tự do" khiến giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Giá vàng thế giới "rơi tự do" khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ lỗ nặng

Giá vàng thế giới "rơi tự do" khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ lỗ nặng

Giá vàng thế giới "rơi tự do", với giá vàng giao ngay giảm 76,9 USD, xuống 3.038,8 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 3.035,4 USD/ounce, giảm 86,3 USD so với rạng sáng qua.
Tỷ giá USD hôm nay (5/4): Giá USD tăng cao trong khi giá vàng giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay (5/4): Giá USD tăng cao trong khi giá vàng giảm sâu

Hôm nay (5/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 32 đồng, hiện ở mức 24.886 đồng.
Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal

Với nhiều tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm Halal (tuân theo các tiêu chuẩn của người Hồi giáo), Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường sản phẩm Halal toàn cầu. Do đó, việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe tại các thị trường Halal là vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu vào các thị trường này.
Xem thêm
Phiên bản di động