Số vụ cháy nổ giảm nhờ làm tốt công tác quản lý

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã có nhiều chuyển biến tích cực, kiềm chế được gia tăng về số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ các nhà kho chứa phế liệu Tập huấn an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ năm 2020

Tình hình cháy, nổ đã được kìm chế

Quận Hai Bà Trưng là quận trung tâm của thành phố với diện tích tự nhiên là 10,25 km2. Sau khi thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội, Hai Bà Trưng hiện có 18 đơn vị hành chính cấp phường với tổng tổng dân số hơn 30 vạn người. Trên địa bàn quận tập trung nhiều loại hình cơ sở như: Nhà cao tầng, chung cư, văn phòng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho bãi hàng hóa, nhiều loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất, chung cư, tập thể cũ đã xuống cấp, còn nhiều tồn tại về phòng cháy chữa cháy.

Số vụ cháy nổ giảm nhờ làm tốt công tác quản lý
Quận Hai Bà Trưng diễn tập phương án chữu cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Chùa Chân Tiên, phường Lê Đại Hành.

Do là địa bàn tập trung nhiều loại hình cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao (đặc biệt là các chung cư, nhà tập thể cũ, kho bãi hàng hoá,…) nên tình hình cháy nổ, cứu nạn cứu hộ còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều gây cháy, nổ. Bên cạnh đó, mật độ tham gia giao thông đông, thường bị ùn tắc tại các nút giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm; các ngõ xe chữa cháy không vào được chiếm tỷ lệ cao (716 ngõ); các tuyến phố ngắn, hẹp và có nhiều ngõ sâu, gây ảnh hưởng lớn đến công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Đặc biệt, thời gian tiếp cận đám cháy, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của quận Hai Bà Trưng còn thiếu, nhiều phương tiện đã đưa vào sử dụng từ những năm 1996, tình trạng hoạt động kém, thường xuyên hỏng hóc chưa đáp ứng được yêu cầu công tác thường trực chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Trong quý III năm 2020 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng xảy ra 5 vụ cháy (phải tổ chức cứu chữa), 3 vụ chi viện, 16 sự cố cháy (không phải tổ chức cứu chữa). Trong đó, không có vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng; 1 vụ cháy trung bình đã được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy kịp thời đến hiện trường, cứu thoát 4 người mắc kẹt trong đám cháy và cứu được nhiều tài sản có giá trị, không để cháy lan sang các khu vực khác. Về cứu nạn cứu hộ, đơn vị tiếp nhận 10 yêu cầu cứu nạn cứu hộ. Trong đó, cứu nạn trong sự cố tai nạn cháy là 1 vụ; cứu nạn trong các sự cố, tai nạn lao động sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối là 7 vụ;cứu nạn người mắc kẹt trong nhà, công trình, trong thiết bị, trên cao, dưới hầm, hồ sâu, trong hang, công trình ngầm là 2 vụ.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Bí thư Quận ủy, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hai Bà Trưng đánh giá, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn quậnđã có nhiều chuyển biến tích cực, kiềm chế được gia tăng về số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Tình hình cháy, nổ đã được kìm chế; khi có cháy, nỗ xảy ra đã huy động các nguồn lực để chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và tăng cường công tác chữa cháy tại chỗ. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành đã được quan tâm và thực hiện quyết liệt; công tác tuyên truyền, phô biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ được nâng cao chất lượng với nhiều hình thức đa dạng, được phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng; công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, xử lý vi phạm được đây mạnh và thực hiện nghiêm túc đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Song song với đó, quận Hai Bà Trưng đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; công tác tuyên truyền xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy; kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm; lập và thực tập phương án chữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; điều tra cơ bản; điều tra kết luận nguyên nhân vụ cháy. Công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đi vào chiêu sâu, chuyên nghiệp. Qua đó, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại mặt hạn chế. Ví như, công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy vẫn còn hạn chế về số lượng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Phương tiện chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đã cũ, thường xuyên hư hỏng, chưa có xe cứu nạn cứu hộ, thiếu phương tiện bảo hộ, thiết bị cứu nạn cứu hộ như mặt nạ phòng độc, máy cưa, kìm cộng lực...

Theo Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung, thời gian tới, nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Phòng cháy chữa cháy, quận Hai Bà Trưng tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo Trung ương, của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội, trọng tâm làKế hoạch số 58/KH-UBND ngày 06/3/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU ngày 31/10/2018 của Thành ủy Hà Nội “Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và nhân dân trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” trên địa bàn Thành phố Hà Nội; kế hoạch 103/KH-UBND ngày 25/4/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/TT-TTG về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, phòng ngừa tai nạn tại các khu dân cư; Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 09/7/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về “Triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ...

Bên cạnh đó, quận Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Trong đó tập trung tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; thực tập phương án chữa cháy tại các địa bàn khu dân cư. Tuyên truyền tới 100% hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy, thiết bị bảo hộ, thoát nạn; tháo đỡ hoặc tạo cửa thoát nạn tại khu vực quây lông sắt đề đảm bảo công tác tổ chức chữa cháy, thoát nạn, thoát hiểm khi có cháy, nỗ xảy ra. Phát tờ rơi khuyến cáo, vận động nhân dân không tích trữ xăng, dâu, khí đốt hóa lỏng và các chất hàng nguy hiểm về cháy, nổ khác để phục vụ sinh hoạt gây mất an toàn vềphòng cháy chữa cháy tại khu dân cư, hộ gia đình. Tiếp tục tổ chức các buổi tuyên truyền vềphòng cháy chữa cháy cho người dân tại các khu tập thể, nhà chung cư cũ.

Song song với đó, quận Hai Bà Trưng tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy kết hợp phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.Cụ thể,xây dựng kế hoạch tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ huy động nhiều lực lượng, phương tiện, xử lý tình huống cháy nổ lớn các cơ sở, địa bàn trọng điểm về phòng cháy chữa cháy như: Chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại,… Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ của Ủy ban nhân dân các phường, Công an phường; thành lập Đội dân phòng theo các tổ dân phố; đầu tư trang bị, phương tiện, quần áo bảo hộ cho lực lượng này để đảm bảo hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ.

“Đặc biệt, quận Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cấp ủy, chính quyền phường; trách nhiệm của các phòng, ban, ngành có liên quan về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; xử lý và khắc phục dứt điểm các vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy đặc biệt ở những địa bàn cơ sở trọng điểm có nguy cơ về cháy, nổ như: Chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh hoạt động vui chơi, giải trí, karaoke, vũ trường,...” - Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho hay./.

Bùi Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động