Siết chặt quản lý chi tiêu công
![]() | Người dân phải được giám sát chi tiêu công |
![]() | Cải cách chi tiêu công giúp ổn định môi trường kinh doanh |
![]() | Kiểm soát chặt chi tiêu, không tăng giá điện |
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nền tài chính công Việt Nam cũng được đổi mới theo hướng ngày càng minh bạch, hiệu quả, bền vững hơn. Hệ thống thể chế và khuôn khổ pháp lý về quản lý tài chính công cũng được đổi mới đồng bộ.
![]() |
Các đại biểu tham gia hội nghị. ảnh: Đ.M |
Hệ thống chính sách thu ngân sách được xây dựng theo đúng định hướng cải cách hệ thống thuế, phí đảm bảo nguyên tắc công bằng, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ thực hiện theo hướng giảm nghĩa vụ thuế, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích tích tụ vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, Luật Phí và lệ phí năm 2015 đã chuyển một số khoản phí sang cơ chế giá, có đóng góp quan trọng vào khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động ngoại thương, duy trì đà tăng trưởng hợp lý, bền vững; là cơ sơ bảo đảm nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc quản lý tài chính công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nền tài chính công cũng đối mặt với một số thách thức cần phải giải quyết, cụ thể: Quy mô ngân sách so với GDP giảm nhanh, cơ cấu thu chưa hợp lý, giai đoạn 2006 - 2010 thu ngân sách là 26,3% GDP (trong đó số thu từ thuế, phí là 22,6% GDP) và giai đoạn 2011 - 2015 thu ngân sách là 23,6% GDP (trong đó thu từ thuế, phí là 20,8% GDP); Nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ; nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ.
Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả; Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt quá khả năng cân đối nguồn lực, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao…
Vì vậy, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định, Bộ Tài chính cũng sẽ hướng dẫn thực hiện tốt các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan về kế hoạch tài chính trung hạn; khoán chi hành chính; cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài sản công; nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý ngân sách. Đặc biệt, về chi ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện triệt để Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị nhằm đưa ra các chủ trương và giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Trong đó, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập. Đổi mới quản lý chi ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
L.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022

Các trường THPT xây dựng tổ hợp môn học theo nhu cầu của học sinh

Vận động viên nước ngoài hào hứng khám phá Hà Nội qua những tour du lịch đặc sắc

Khởi tố đối tượng trộm hàng chục nắp chắn rác trên cầu Thủ Thiêm 2

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất

Liên ngành Công an - BHXH thành phố Hà Nội: Hợp tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm

Huyện Thường Tín tổ chức giải bóng chuyền da chào mừng SEA Games 31
Tin khác

Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững

Sản xuất "sản phẩm xanh" là trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp

Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Cần nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp

Đề nghị tăng cường giám sát thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản

Bộ Tài chính chủ động phương án sắp xếp, bổ sung nhân sự để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn

Kinh tế số, động lực tăng trưởng mới

Sắc xanh liệu có sớm “ngập tràn” các sàn chứng khoán?
