Quyết tâm chống đầu cơ, hàng giả dịp cuối năm
Hàng giả, hàng nhái bán qua livestream: Vì sao khó quản, khó xử lý? Vẫn nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái Cảnh báo “ma trận” mỹ phẩm giả |
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các mặt hàng buôn lậu là khẩu trang, thuốc điều trị Covid-19, máy tạo oxy, que test Covid-19… Các đối tượng buôn lậu, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Đáng chú ý, tình trạng lợi dụng bán hàng lậu qua kênh thương mại điện tử (online) gia tăng.Từ sự quyết liệt vào cuộc của lực lượng Quản lý thị trường, nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại tại một số địa phương, đặc biệt là thị trường trọng điểm trên cả nước đã bị phát hiện và xử lý như thiết bị y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, thuốc điều trị bệnh Covid-19, bộ kit test nhanh Covid-19 giả nhãn hiệu/không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái và xử lý tình trạng găm hàng, tăng giá dịp cuối năm. |
Đáng lo ngại là gần đây, hành vi giả về nhãn hiệu, thương hiệu; giả về chất lượng, đo lường… diễn ra phổ biến ở mặt hàng xăng dầu, phân bón.Số liệu từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, Trong 10 tháng năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 36.755 vụ vi phạm, xử phạt, thu nộp ngân sách Nhà nước 282 tỷ đồng.
Riêng quý III/2021, xử lý hơn 12.600 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 41 tỷ đồng. Tổng cục Quản lý thị trường cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp các cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng tự giác chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm, chủ động tố giác những hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật…
Như thường lệ vào những tháng cuối năm, đặc biệt là thời điểm cận Tết, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân sẽ dần “tăng nhiệt”. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ rầm rộ bung hàng hóa ra thị trường. Thời điểm càng cận Tết, giá cả hàng hóa có thể sẽ tăng, gây bất lợi cho người tiêu dùng. Để đảm bảo không thiếu hàng hóa, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch cân đối cung-cầu hàng tiêu dùng phục vụ những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán.
Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Sở Công Thương, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ thường xuyên bám sát diễn biến cung-cầu, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, qua đó kịp thời đưa ra các giải pháp điều hành. Đặc biệt, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng chương trình bình ổn thị trường, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm.
Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại nhiều năm nay, đó là ngoài những doanh nghiệp, những người làm ăn chân chính, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã lợi dụng thời điểm này để đẩy giá lên cao. Không dừng lại ở đó, một số khác cũng “tát nước theo mưa” để kiếm lời bất chính, tạo nên những “cơn sốt” giá làm tình hình thị trường phức tạp.
Nhằm kiểm soát vấn đề này, tại Hội nghị giao ban quý III/2021 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức gần đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nhấn mạnh, từ nay tới cuối năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên, có thể sẽ dẫn đến tình trạng các đối tượng gian lận thương mại, buôn bán hàng giả và buôn lậu.
Do vậy, các lực lượng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu và việc quảng cáo, ghi nhãn thiếu minh bạch, gây hiểu nhầm, không đúng với bản chất hàng hóa để trục lợi, lừa dối người tiêu dùng. Trong đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả công tác…
Tăng cường kiểm tra, xử lý
Có thể thấy, sau khi các địa phương thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, hoạt động lưu thông hàng hoá trên thị trường dần được phục hồi, cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm trên thị trường cho người dân được cải thiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường hàng hoá trong nước sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của những biến động trên thị trường hàng hoá thế giới, giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng sẽ tiếp tục ở mức cao.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ xuất xứ. |
Đặc biệt, 2 tháng cuối năm là khoảng thời gian tập trung vào sản xuất, lưu thông và mua sắm chuẩn bị cho các ngày lễ, Tết. Dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí sẽ tăng trong các tháng cuối năm. Giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao và bên cạnh đó xăng dầu tăng giá tác động tới giá của nhiều hàng hoá tiêu dùng. Do đó, dự báo các yếu tố làm giảm giá tiêu dùng trong thời kỳ giãn cách xã hội không còn tác động trong 2 tháng còn lại của năm. Tất cả các yếu tố này làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 2 tháng cuối năm sẽ tăng khá cao so với mức tăng giá bình quân 10 tháng năm 2021.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2021 ở mức 1,81% là điều kiện thuận lợi và có dư địa để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 dưới mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay áp lực lên mặt bằng giá của một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá là rất lớn, bởi tác động từ cung cầu và khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Trước thực tế này, đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo sát diễn biến thị trường, không lơ là và có các giải pháp điều hành phù hợp để bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
Để triển khai các giải pháp cụ thể đảm bảo ổn định thị trường thời điểm cuối năm, theo Chánh Văn Phòng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Minh Phương, từ nay tới cuối năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ xuất xứ.
Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như: Thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng... Bên cạnh đó là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ, Tết hoặc khi dịch bệnh bùng phát, đối với các mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến kinh tế - xã hội.
Để triển khai các giải pháp cụ thể đảm bảo ổn định thị trường thời điểm cuối năm, theo Chánh Văn Phòng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Minh Phương, từ nay tới cuối năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ xuất xứ. Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như: Thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng... Bên cạnh đó là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ, Tết hoặc khi dịch bệnh bùng phát, đối với các mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến kinh tế - xã hội. |
Cũng đề cập đến công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong kinh doanh Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng cho rằng, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh kéo dài vừa qua, sẽ xuất hiện tình trạng tồn kho hàng hóa, nhất là các mặt hàng có hạn sử dụng như thực phẩm, mỹ phẩm, tân dược, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… nhiều mặt hàng có nguy cơ bị tẩy xóa, thay đổi thông tin về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng để đưa ra tiêu thụ trên thị trường, do đó, lực lượng Quản lý thị trường cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với các lực lượng chức năng, để đảm bảo công tác nhiệm vụ chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất.
Đặc biệt, từ thời điểm hiện nay đến Tết Nguyên đán, công tác phối hợp phải thường xuyên, liên tục như cần hợp tác thu thập, chia sẻ, chuyển giao thông tin liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các lực lượng; công tác phối hợp với lực lượng tại các địa phương biên giới, địa bàn trọng điểm tăng cường kiểm tra, ngăn chặn không để hàng hóa nhập lậu vào thị trường, trong đó tập trung vào những mặt hàng trọng tâm, địa bàn trọng điểm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28