Phổ biến kiến thức pháp luật: Điểm nhấn từ những cách làm sáng tạo

(LĐTĐ) Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng gặp không ít khó khăn, nhưng thành phố Hà Nội đã có những cách làm hay, linh hoạt trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần quan trọng nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, nhất là về phòng, chống dịch Covid-19.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho trên 95% nữ công nhân viên chức lao động Nhân rộng các mô hình phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông cho học sinh

Đa dạng các hình thức tuyên truyền

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, năm 2021, Hội đồng Phối hợp PBGDPL đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, về phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với từng nhóm đối tượng, mang lại hiệu quả cao. Từ đó, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật nói chung, về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, về phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng của cán bộ và nhân dân Thủ đô.

Phổ biến kiến thức pháp luật: Điểm nhấn từ những cách làm sáng tạo
Công an huyện Thạch Thất tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân thông qua các áp phích tại trường học. Ảnh: Lê Thắm

Thông qua hệ thống thông tin đại chúng, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đã mở chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân”; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, trực quan, biên soạn, in ấn và phát hành 50.000 cuốn sách “Tìm hiểu về pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”; vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Quốc hội phát động với kết quả Hà Nội có 97.203 người dự thi, là đơn vị đứng thứ nhất cả nước về số lượng người tham gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính, đảm bảo trật tự, văn minh đô thị; trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thủ đô cũng được đẩy mạnh.

Theo báo cáo của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, năm 2021, các đơn vị cấp Thành phố tích cực tuyên truyền pháp luật như: Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt Trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Nông dân, Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia; Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Thông tin và Truyền thông; các quận, huyện: Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Đông Anh, Gia Lâm, Sơn Tây, Hoài Đức, Long Biên, Ba Vì, Mỹ Đức...

Đáng chú ý, việc tuyên truyền hai bộ Quy tắc ứng xử được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai đạt nhiều kết quả. Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thủ đô thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; người dân thực hiện tốt quy tắc ứng xử nhất là trong các lễ hội. Trong dịp cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn Thành phố luôn thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

Cụ thể như Sở Y tế thực hiện phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; Sở Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện mô hình phục vụ “3 không” và “4 luôn” trong tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính (không gây phiền hà, sách nhiễu; không bổ sung hồ sơ quá một lần; không trễ hẹn); Liên đoàn Lao động triển khai chương trình “75 nghìn sáng kiến - vượt khó, phát triển”, các cấp Công đoàn tổ chức 1.357 chương trình “Lắng nghe - thấu hiểu - chia sẻ” lắng nghe 176.128 đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc, những câu chuyện cảm động trong lao động và cuộc sống…báo Lao động Thủ đô thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm trực tuyến để tư vấn, chia sẻ các thông tin, kiến thức về pháp luật lao động, chế độ bảo hiểm qua đó giúp người lao động, đoàn viên Công đoàn nâng cao kiến thức pháp luật, góp phần vào cải thiện quan hệ lao động trong doanh nghiệp…

Giúp người dân nắm rõ pháp luật về phòng, chống dịch

Xác định công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện toàn diện, thường xuyên, đúng trọng tâm, đúng thời điểm, do đó, từ khi dịch bệnh bùng phát, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể Thành phố đã bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh và chỉ đạo, định hướng của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố để kịp thời truyền tải những chủ trương, quan điểm, giải pháp chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về công tác phòng, chống dịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Phổ biến kiến thức pháp luật: Điểm nhấn từ những cách làm sáng tạo
Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 bằng xe lưu động đến các khu công nghiệp. Ảnh: Bảo Thoa

Hội đồng Phối hợp PBGDPL Thành phố, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng đã luôn ban hành kịp thời văn bản chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn công tác tuyên truyền, trong đó chú trọng tuyên truyền chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật hay xảy ra. Các hình thức tuyên truyền được tổ chức đa dạng như: Nhắn tin zalo đối với người dân; qua hệ thống loa truyền thanh, loa kéo; trang thông tin điện tử, truyền hình chạy chữ; trên phương tiện thông tin đại chúng, qua mô hình Cầu thang pháp luật, qua mạng xã hội, phát hành tài liệu… đã tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn, giúp người dân hiểu, nắm rõ quy định pháp luật về phòng, chống dịch.

Đáng quan tâm, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã có 1.032.665 người dự thi, trở thành Cuộc thi trực tuyến của Thành phố thu hút nhiều nhất số lượng người tham gia từ trước tới nay, tạo thành phong trào sôi nổi tìm hiểu và chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố...

Khai thác hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội

Bước sang năm 2022, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, Hội đồng Phối hợp PBGDPL sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kế hoạch, chương trình, đề án công tác PBGDPL. Trong đó, tham mưu đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các luật, pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua; quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh nội dung phổ biến pháp luật theo nhiêm vụ chính trị của Thành phố, những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội trên địa bàn Thành phố... góp phần thực hiện chủ đề công tác của Thành phố năm 2022 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu UBND Thành phố trong tư vấn, tham mưu về công tác PBGDPL, định hướng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp theo từng giai đoạn

Đồng thời, tham mưu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch Covid-19 trong từng giai đoạn, thời điểm nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; tham mưu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL và chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác PBGDPL...

Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ chú trọng phát triển các mạng lưới tư vấn pháp luật ở các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể nhằm giải đáp trực tiếp các vướng mắc pháp luật cho các doanh nghiệp, người dân; tăng cường tổ chức đối thoại giữa người dân và chính quyền trong thực thi chính sách pháp luật; kết hợp tuyên truyền PBGDPL với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phát huy trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, công chức và viên chức, đặc biệt là người đứng đầu trong việc tuân thủ và chấp hành pháp luật./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động