Phát triển đô thị thân thiện môi trường

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội hiện quá tải về hạ tầng đô thị do gia tăng dân số, đi cùng với quá trình đô thị hóa nhanh khiến môi trường Thủ đô bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này đặt ra bài toán khó cho các cấp ủy, chính quyền về phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường.
Sẵn sàng tâm thế trở thành đô thị văn minh Phê duyệt Đề án "phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội" Vì mục tiêu đô thị xanh, thông minh, bền vững

Vẫn còn những “khoảng trống”

Theo thống kê, tổng dân số Hà Nội hiện nay đạt hơn 8 triệu người. Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số của cả nước. Điều này tạo áp lực ngày càng lớn về các hạ tầng giao thông, kỹ thuật, bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh tác động tiêu cực đến môi trường tại Hà Nội.

Ô nhiễm môi trường do tăng lượng chất thải sinh hoạt, theo kết quả thống kê, việc gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, vẫn còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn Thành phố. Hiện nay, tỉ lệ này đang có xu hướng tăng cao, trung bình mỗi ngày có khoảng 7.000 tấn, trong đó có 10-15% không được thu gom, lượng rác thải này đủ để gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải rắn đã và đang trở thành vấn đề nan giải đối với những nhà quản lý đô thị tại Hà Nội.

Phát triển đô thị thân thiện môi trường
Mật độ dân số cao tạo áp lực ngày càng lớn về các hạ tầng giao thông. Ảnh:Đ.Luyện

Các cơ quan có thẩm quyền tại Hà Nội đã đề ra những phương án để xử lý chất thải rắn bằng phương pháp phân loại rác thải rắn tại nguồn. Tuy nhiên, do yếu tố nguồn lực và nhân lực còn hạn chế, chương trình này vẫn chưa thể triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn Thành phố.

Hà Nội đối mặt với ô nhiễm môi trường do lượng nước thải sinh hoạt. Tổng lượng nước thải hàng ngày của Thành phố vào khoảng 320.000m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp. Trên thực tế, đã có những con sông ở Hà Nội đã trở thành dòng sông chết do bị ô nhiễm quá nghiêm trọng, như sông Tô Lịch… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của những người dân khu vực đó. Hà Nội vẫn luôn trong top những thành phố có độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới. Hà Nội hiện nay có chất lượng môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Để ngăn chặn, giảm nguồn phát sinh ô nhiễm, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường như Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”... đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, từ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến xác định cụ thể các “điểm đen”, khu vực ô nhiễm môi trường; xử lý ô nhiễm và kiểm soát các nguồn xả thải...

Tính từ năm 2017 đến nay, các cơ quan quản lý môi trường đã xử phạt trên 6.000 cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường với số tiền hơn 63 tỷ đồng. Thanh tra Sở Xây dựng xử phạt hơn 53.000 công trình gây ô nhiễm môi trường với số tiền gần 100 tỷ đồng...

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên ngành tăng cường quản lý trật tự giao thông, đô thị, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường dọc sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... thường xuyên vận hành các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu; nhà máy xử lý nước thải Yên Sở bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Từ việc phân công rõ trách nhiệm cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan nên công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó nổi bật là: Tỉ lệ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải y tế đạt gần 100%; cơ bản xử lý xong ô nhiễm nguồn nước tại các hồ trong nội thành; hoàn thành đưa vào vận hành 35 trạm quan trắc không khí tự động để làm căn cứ triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm.

Đặc biệt, Hà Nội đã xóa được 96,23% lượng bếp than tổ ong; giảm từ 70-90% số vụ đốt rơm rạ sau thu hoạch; 4 huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Quốc Oai đã tổ chức ký cam kết không đốt rơm rạ trên địa bàn huyện, sử dụng chế phẩm nhằm tái sử dụng rơm rạ...

Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Trước thực trạng trên, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Phi - Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho biết, qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế về lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô giai đoạn tiếp theo.

Đóng góp vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), theo Tiến sĩ Phi với mục tiêu tạo chuyển biển rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững, các giải pháp bảo vệ môi trường và giảm phát thải, Hà Nội cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch…

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, hiện tại Thành phố có hơn 770.000 xe ô tô, gần 5,8 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, chưa tính đến các phương tiện giao thông của người dân từ các địa phương khác đi qua, trong đó có nhiều phương tiện cũ không bảo đảm tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố. Do vậy, hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố cần được hoàn thiện một cách đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước kiểm soát chất lượng môi trường trên địa bàn của Thủ đô.

Về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần ưu tiên bố trí nguồn lực và thu hút đầu tư vào các dự án xử lý chất thải sinh hoạt, xử lý ô nhiễm môi trường sông, suối, hồ, ao, đầm có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Xây dựng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, phát triển tỉ lệ xanh trong xây dựng đô thị trên địa bàn Thủ đô.

Về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô nên định hướng vùng phát thải thấp cho Thủ đô và vùng Thủ đô. Về vấn đề phát triển và quản lý hạ tầng giao thông cần hướng đến việc xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi và lộ trình thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; sử dụng phương tiện giao thông công cộng để hạn chế ùn tắc giao thông; hỗ trợ cơ sở sản xuất trong khu dân cư, làng nghề khi thực hiện chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời ra khỏi khu dân cư, làng nghề; các yêu cầu riêng về bảo vệ môi trường làng nghề, làng nghề du lịch…

Song song với đó, Hà Nội cần thay đổi nhận thức chung của người dân Thủ đô về phát triển, qua đó, không chỉ đòi hỏi phát triển mà cần và chỉ cần phát triển bền vững; cần tính đến việc tăng nặng hình phạt đối với người cấp phép không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường thân thiện; cần có các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao, ít sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật; các hoạt động xử lý, tái chế sử dụng phụ phẩm, chất thải nông nghiệp…

Nguyễn Hoa

Nên xem

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

(LĐTĐ) Nhằm quảng bá hình ảnh cà phê của Việt Nam ra thế giới, Nestlé Việt Nam vừa tổ chức một chuyến đi dành cho báo chí quốc tế đến các vườn cà phê canh tác theo mô hình bền vững NESCAFÉ Plan, nhà máy chế biến cà phê, và tìm hiểu văn hóa thưởng thức cà phê tại một số địa phương như tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân có công trình, giải pháp sáng tạo đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ; hưởng ứng phong trào “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, ngày 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Khi hương ước phát huy hiệu quả

Khi hương ước phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Cùng với hệ thống pháp luật, hương ước, quy ước đang trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô.
Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, việc phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học (YTTH) là giải pháp quan trọng tạo nền tảng sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp học sinh học tập tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp đoàn viên, người lao động có nơi ở an toàn, yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

(LĐTĐ) Toà án nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến sẽ đưa vụ án cựu cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt cóc bé trai 7 tuổi ở quận Long Biên ra xét xử vào ngày 26/12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.

Tin khác

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND về việc phát triển năng lượng tái tạo năm 2024, trong đó đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác...
Hà Nội: Trao giải cuộc thi viết về bảo bệ môi trường năm 2023

Hà Nội: Trao giải cuộc thi viết về bảo bệ môi trường năm 2023

(LĐTĐ) Sáng 1/12, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết Chương trình truyền thông “Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023”, trao giải Cuộc thi viết; đồng thời phát động Chương trình năm 2024. Đây là sự kiện truyền thông ghi dấu ấn quan trọng trong việc lan tỏa hành động về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hôm nay (28/11): Nhiều ứng dụng cảnh báo chất lượng không khí của Hà Nội ở mức rất xấu

Hôm nay (28/11): Nhiều ứng dụng cảnh báo chất lượng không khí của Hà Nội ở mức rất xấu

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cổng thông tin quan trắc môi trường và một số ứng dụng cảnh báo môi trường cho thấy, sáng 23/11, nhiều khu vực trung tâm Thành phố có chất lượng không khí xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xử lý 22 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày 24/11

Xử lý 22 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày 24/11

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát phát hiện, xử lý 802 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tạm giữ 210 phương tiện, 340 bộ giấy tờ, tước 101 giấy phép lái xe; xử lý 13 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy.
Kỳ cuối: Cần giải pháp quy hoạch đồng bộ để làng nghề phát triển bền vững

Kỳ cuối: Cần giải pháp quy hoạch đồng bộ để làng nghề phát triển bền vững

(LĐTĐ) Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, đầu tư máy móc giảm tiêu thụ năng lượng… thì việc quy hoạch phát triển đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, cũng như quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm được xem là hướng đi tất yếu để làng nghề phát triển bền vững. Điều này, không chỉ giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, mà thương hiệu sản phẩm làng nghề dễ dàng tiếp cận các thị trường mới...
Phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về bảo vệ môi trường”

Phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về bảo vệ môi trường”

(LĐTĐ) Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp cùng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu về bảo vệ môi trường”.
Kỳ 2: Đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Kỳ 2: Đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

(LĐTĐ) Sản xuất manh mún, phân tán, cơ sở sản xuất thường nằm ngay trong các hộ gia đình… khiến vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mà còn hạn chế sự phát triển sản phẩm làng nghề. Bởi thế, để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường, việc ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… sẽ giúp các làng nghề truyền thống phát triển bền vững.
Kỳ 1: Nan giải vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Kỳ 1: Nan giải vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

(LĐTĐ) Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề nói riêng đã trở thành vấn đề báo động bấy lâu. Giải quyết tình trạng này, thời gian qua nhiều hội nghị, hội thảo được các cấp, ngành tổ chức để tìm giải pháp xử lý. Tuy nhiên, hiện không ít địa phương vẫn còn đang lúng túng trong quản lý, xử lý thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, khiến hàng nghìn người dân tại các làng nghề vẫn phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm.
Hà Nội rà soát toàn bộ quá trình đấu giá ba mỏ cát

Hà Nội rà soát toàn bộ quá trình đấu giá ba mỏ cát

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3861/UBND-TNMT về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát: Mỏ Châu Sơn, mỏ Liên Mạc (Thượng Cát) và Tây Đằng - Minh Châu.
Cận cảnh nhà máy "hồi sinh" 30.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm

Cận cảnh nhà máy "hồi sinh" 30.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm

(LĐTĐ) Hoạt động tái chế nhựa ở Việt Nam hiện nay vẫn đang phát triển, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, với công nghệ tái chế "Bottle to Bottle", nhà máy DUYTAN Recycling đã và đang giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch và tạo vòng lặp mới cho chai nhựa. Phản ánh của Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh hiện trường.
Xem thêm
Phiên bản di động