Phát huy tinh thần “bộ đội cụ Hồ”
Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trên mặt trận mới | |
Tỏa sáng tấm gương người bộ đội cụ Hồ |
Đảng viên đi trước
Có may mắn đi nhiều và có nhiều cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, ấn tượng trong tôi về họ - những người lính “Bộ đội cụ Hồ” dù ở thế hệ nào, trong thời kỳ kháng chiến vệ quốc khốc liệt hay trong thời bình đẩy mạnh xây dựng quê hương đất nước đều sáng lên phẩm chất, vượt mọi khó khăn thử thách gương mẫu đi đầu. Tôi gặp cựu chiến binh Hoàng Văn Oánh vào một ngày cuối chiều tháng 8, khi ông tất tả dắt chiếc xe đạp, chiếc áo trên mình đẫm mồ hôi. Hỏi ra mới biết, ngoài làng có việc nên ông chẳng mấy khi ở nhà.
Cũng thực lạ, đến thôn Giáp Ngọ, nhắc đến người cựu chiến binh Hoàng Văn Oánh, mọi người đều gọi ông bằng danh xưng gần gũi “ông Bí thư Oánh”. Ông Oánh gần gũi và bình dị trong mắt tất thảy mọi người. Với họ, ông Oánh là một trong những tấm gương không ngại khó, ngại khổ và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
Ông Hoàng Văn Oánh - Bí thư Chi bộ thôn Giáp Ngọ |
Nghe kể, cựu chiến binh Hoàng Văn Oánh từng tham gia chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên. Ông là thương binh nặng 2/4. Sau khi phục viên trở về quê hương, dù sức khỏe có phần giảm sút, song ông vẫn luôn hăng hái tham gia các phong trào hoạt động của địa phương. Ông từng đảm nhận nhiều cương vị như: Trưởng ban Văn hóa, Xã đội trưởng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân... Nhắc chuyện phục viên và xây dựng quê hương, ông bảo do được nhân dân tin tưởng, giao nhiều nhiệm vụ quan trọng nên ban đầu cũng gặp không ít khó khăn. Vì sao ư? Bởi lẽ việc xây dựng kinh tế - xã hội mới ở địa phương với cầm súng chiến đấu có sự khác nhau rất lớn. Thế nhưng với quyết tâm của người lính, không có khó khăn nào có thể khiến ông chùn bước.
Theo lời ông Oánh, trong công tác vận động, ông luôn đắn đo suy nghĩ tại sao ta phải làm công tác dân vận tốt, muốn làm công tác dân vận tốt của Đảng, trước hết là đảng viên phải gương mẫu, thì mới tuyên truyền vận động được nhân dân. Còn nhớ, quãng năm 1990, ông Oánh được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã. Khi ấy, cứ 4 giờ rưỡi, trời chưa sáng rõ mặt người là ông lại có thói quen đi kiểm tra đồng ruộng. Theo lời ông, chỉ có tự bản thân kiểm tra thực tế như vậy mới nắm rõ được tình hình sâu bệnh, tình hình nước nôi, chăm bón ruộng đồng.
Nhờ sự sâu sát này, hễ ở cánh ruộng nào thiếu nước, tình trạng sâu bệnh manh nha là ông lập tức cho điều chỉnh, dồn nước cứu hạn, phối hợp với phòng Bảo vệ thực vật trừ diệt sâu hại. “Những đội trưởng sản xuất có đề xuất gì, tôi trực tiếp đi kiểm tra, nếu ổn thì lập tức cho làm, không cần họp lên họp xuống nữa. Tôi cũng chỉ đạo nạo vét mương máng, tăng vụ, đưa về giống lúa mới, có năng suất cao… nhờ vậy dân không cần dự trữ các thùng phi sắn khô, khoai lang khô để ăn cầm chừng nữa. Tôi rút ra rằng, phải đi sâu xuống cơ sở, nắm được tình hình và quyết đoán điều chỉnh nếu thấy hợp lý. Chỉ có vậy dân mới tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào Hợp tác xã” – ông Hoàng Văn Oánh quả quyết.
Lại có đận trong vùng ám khói lò gạch, dân kéo ùn vào xã khiếu nại. Ông Oánh được Ủy ban cử ra để giải quyết. Trước tình hình này, ông Oánh một mặt đề nghị người dân bình tĩnh, mặt khác yêu cầu cơ sở cử đại diện lên Hợp tác xã để giải quyết. Ngay hôm sau, ông cho thành lập đội kiểm soát để kiểm tra thiệt hại. Cho các hộ thiệt hại ký vào danh sách đã thống kê. Yêu cầu chủ lò gạch phải đền bù. Nhờ sự công tâm và quyết liệt này, lòng tin của người dân vào Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố.
Bí quyết nằm ở “cái tâm, cái tài, cái khéo”
Thời điểm làm Chủ nhiệm Hợp tác xã, ông Hoàng Văn Oánh được người khắp trong làng ngoài xã biết đến nhờ công gây và nhân rộng các giống cây trồng có năng suất cao về địa phương. Từ giống lúa tạp giao, khoai lang Nhật, bí Nhật, cà chua… đều được ông thử nghiệm trước trên các khu ruộng của nhà. Sau khi thành công, ông lại truyền kinh nghiệm cho người dân để nhân rộng ra khắp trong vùng. Nhờ biết ứng dụng đúng kỹ thuật, thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý… Hợp tác xã do ông làm Chủ nhiệm trở thành mô hình “điểm” về phát triển kinh tế, được nhiều đơn vị xa tận Mộc Châu (Sơn La) về học tập kinh nghiệm.
“Luôn xác định là người lính Cụ Hồ, người đảng viên thì thời chiến cũng như thời bình đều phải tiên phong và luôn gương mẫu đi trước, bản thân mình trước tiên phải chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và tuyên truyền tới gia đình, cộng đồng dân cư cùng thực hiện” – Bí thư Chi bộ Hoàng Văn Oánh chia sẻ. Được biết, suốt nhiều năm đảm nhiệm cương vị Bí thư Chi bộ, đảng viên cao niên đang tham gia sinh hoạt tại Chi bộ thôn Giáp Ngọ, bằng kinh nghiệm của mình, ông Oánh đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết đối với công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, các chương trình, kế hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ông và gia đình luôn tích cực tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội, tham gia xây dựng đời sống văn hóa dân cư..
Được biết, thôn Giáp Ngọ có 406 hộ với 1.986 nhân khẩu. Với mục tiêu phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân trong thôn, những năm qua với vai trò là Bí thư Chi bộ, ông Oánh đã tích cực tuyên truyền để nhân dân trong thôn đổi mới cách nghĩ, cách làm và phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Đặc biệt, ông đã vận động 37 hộ tham gia vào Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn. Toàn bộ thành viên của Hợp tác xã là người dân của thôn Giáp Ngọ tham gia. Mô hình hiện đang cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao, được các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo huyện Chương Mỹ và các đoàn chuyên gia của nhiều nước về thăm.
Hợp tác xã đã xây dựng và phát triển được vùng sản xuất VietGap với 15ha. Tổng doanh thu năm 2018 đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2016, lợi nhuận đạt 320 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2016. Thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên đạt 6,5 triệu đồng/tháng. Đến nay đời sống của người dân trong thôn Giáp Ngọ được nâng cao, tính đến cuối năm 2018, bình quân thu nhập đầu người đạt trên 40 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo giảm đáng kể.
Cùng với tập trung tuyên truyền nhân dân phát triển kinh tế, ông Hoàng Văn Oánh cũng tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Nhân dân trong thôn luôn duy trì và thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; công tác vệ sinh môi trường cũng được nhân dân thực hiện tốt. Bằng sự khéo léo, ông đã vận động cán bộ và nhân dân đóng góp được trên 700 triệu đồng để tu sửa các hạng mục của đình Giáp Ngọ, xây dựng đường vào nghĩa trang của thôn, bê tông đường nội đồng… Đến nay 100% đường khu dân cư và đường nội đồng đã được cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân trong thôn.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36