Phải lấy ý kiến Công đoàn khi lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động Mang lại lợi ích thiết thực, đảm bảo an toàn cho người lao động |
An toàn, vệ sinh lao động luôn là vấn đề được người sử dụng lao động cũng như người lao động quan tâm. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình về vấn đề này. Vì vậy, tại nhiều cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến, người lao động đã đặt câu hỏi liên quan đến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Anh Trần Mạnh Tùng, đoàn viên Công đoàn quận Hai Bà Trưng không rõ quyền lợi về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Khi lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải dựa trên những căn cứ nào?
Chị Vũ Thanh Thủy, Công ty cổ phẩn Chứng khoán quốc gia muốn được giải đáp trong trường hợp người lao động thử việc gặp tai nạn lao động thì được hưởng quyền lợi gì? Còn anh Trịnh Tiến Đạt, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội lại băn khoăn kế hoạch an toàn vệ sinh lao động có phải lấy ý kiến của Công đoàn cơ sở không...
An toàn, vệ sinh lao động luôn là vấn đề được người sử dụng lao động cũng như người lao động quan tâm. (Ảnh: Phương Ngân) |
Giải đáp câu hỏi của anh Trần Mạnh Tùng, Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi - Phó Trưởng khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp (Trường Đại học Công đoàn) cho hay, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc.
Đồng thời, được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động cũng được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...
Người lao động có quyền từ chối làm công việc, hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý.
Người lao động chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
TS Đỗ Thị Lan Chi cũng cho hay, việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ: Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp...
Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động giúp doanh nghiệp có một khoản tài chính để thực hiện công tác này. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp chỉ liệt kê ra các danh mục mà không có dự kiến chi phí, dẫn đến nhiều kế hoạch không thực hiện được. Do đó, khi lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải bàn với Ban chấp hành Công đoàn, để xem với những kinh phí dự kiến, sẽ triển khai những nội dung nào, bộ phận nào thực hiện...
Với mỗi kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, ngoài chế độ của người lao động như khám sức khỏe, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, tuyên truyền huấn luyện, còn có một nội dung rất quan trọng là cải thiện điều kiện làm việc, liên quan đến kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh. Vì vậy, doanh nghiệp đều phải phải lấy ý kiến của Công đoàn cơ sở...
Về trường hợp trong thời gian thử việc người lao động bị tai nạn lao động, TS Đỗ Thị Lan Chi cho biết, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động đã ký hợp đồng chính thức.
Khi người lao động thử việc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị. Đồng thời, thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn; thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
Đồng thời, phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức bồi thường theo quy định của pháp luật...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Giao lưu, trực tuyến 30/10/2024 09:00
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 30/10/2024 08:48
Quận Hoàng Mai: Gỡ vướng cho đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 25/10/2024 22:07
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 23:11
Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 22:01
Sơn Tây tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 22/10/2024 14:02