Níu giữ xứ Đoài

(LĐTĐ) Sinh ra ở một làng quê vùng chiêm trũng của đất Hà Tây cũ, tuổi thơ tôi vịn lên nếp làng, lên những bức tường rêu mà lớn. Bởi thế, khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, khi biết tìm xứ Đoài qua những trang sách, áng thơ thì trong tôi mảnh đất giàu nét văn hóa truyền thống ấy lại càng như thân thương đến lạ. Để rồi, khi lang thang về mảnh đất cửa ngõ Thủ đô, lần nào tôi cũng bị hút hồn bởi những nét đẹp đơn sơ, mộc mạc của đất, của người nơi ấy.
“Hồn” đá xứ Đoài… Vẻ đẹp đá ong xứ Đoài

1. Từ khi Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội năm 2008, tốc độ đô thị hóa diễn ra chóng mặt với mảnh đất này. Những con đường to, đẹp như Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32… được mở rộng khang trang cùng vô vàn những khu đô thị, chung cư, biệt thự với ăm ắp người trú ngụ đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của vùng đất này.

Níu giữ xứ Đoài
Cổng dẫn vào làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa trầm tích xứ Đoài. Ảnh: Đinh Luyện

Còn nhớ đận mải miết lang thang ở làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), nhẩn nha với gói kẹo lạc và ấm chè tươi, bà cụ bán nước rỉ rả với tôi rằng bản thân bà thấy vui. Vui vì trong cái guồng quay đô thị hóa, Đường Lâm nơi bà sống không bị choáng ngợp bởi quá nhiều nhà cao tầng mà vẫn giữ được những nếp nhà cổ.

Tìm hiểu ra mới biết, xứ Đoài với vùng lõi là thị xã Sơn Tây còn là một vùng văn hóa đặc trưng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, lề lối sinh hoạt, ứng xử văn hóa mang nét riêng, rất độc đáo. Đó là hệ thống di tích nổi tiếng mà tên gọi đã gắn liền với tên đất và con người Sơn Tây như: Làng cổ Đường Lâm, đền Và, thành cổ Sơn Tây. Ở vùng đất này còn có chùa Mía – một trong những ngôi chùa có nhiều tượng phật cổ nhất miền Bắc, đền Phùng Hưng, đình Mông Phụ, rặng duối 1.000 năm tuổi, những ngôi nhà cổ bằng đá ong có niên đại từ 100 đến 400 năm…. Đặc biệt, Sơn Tây còn một số giếng cổ mang màu sắc huyền thoại xứ Đoài mà ngày nay nhân dân vẫn lấy nước để sinh hoạt.

Thực tế, diện mạo làng xã cổ truyền của xứ Đoài nói chung và Sơn Tây nói riêng đã thay đổi rất nhiều. Nhu cầu và thực tế về không gian sản xuất mới cũng khiến cho nhiều công trình văn hóa chứa đựng trầm tích lịch sử ít nhiều bị đẩy lùi về quá khứ.

Đó là thách thức cho các nhà quản lý nhưng đồng thời cũng là cơ hội khi những nét cổ kính này được nhiều người biết tới hơn, tiềm năng thu hút du lịch lớn hơn. Hơn nữa, từ khi sáp nhập về Thủ đô, các cơ quan quản lý văn hóa của địa phương cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các quy hoạch về văn hóa, tham vấn về văn hóa… từ những nền tảng này, người dân có ý thức tốt hơn về bảo lưu và giữ gìn truyền thống của làng quê. Từ đó, việc bảo lưu, khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa lịch sử không còn là việc của riêng xứ Đoài.

2. Nói đến xứ Đoài, người ta thường nghĩ ngay đến các ngôi đình, chùa cổ nổi tiếng. Xứ Đoài còn một nét đẹp tiềm ẩn khiến tôi nhớ về hơn cả. Đó là miền đá ong, vừa mang vẻ đặc trưng của một vùng đất, vừa đẹp, cổ kính mà lại rất đỗi thân thương, mộc mạc.

Qua tìm hiểu, đá ong là tài nguyên sẵn có ở các huyện Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì nhưng chất lượng tốt nhất là ở mảnh đất Bình Yên của huyện Thạch Thất. Đá ong ở Bình Yên cũng có hai loại, lộ thiên và nằm trong lòng đất. Trước đây người dân thường tranh thủ khai thác đá lộ thiên, nay chỉ còn đá nằm trong đất. Ông Vương Văn Hùng, chủ cơ sở chế tác đá Hùng Châu – một trong những người được mệnh danh có “đôi bàn tay vàng” trong vùng bảo với tôi, mỏ đá ong trời phú cho vùng quê Bình Yên nằm men theo các quả đồi, dưới từng thớ đất màu mỡ bên bờ sông Tích.

“Từ năm 2012 đến nay, thị xã đã đầu tư, bố trí nguồn kinh phí cho công tác phát triển văn hóa, đặc biệt là tu bổ, tôn tạo các di tích và xây dựng các thiết chế văn hóa với tổng kinh phí hơn 544 tỷ đồng”.

(Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây)

Đá trong lòng đất cũng chia ra ba lớp là: Sản, thăn, chân. Lớp sản ở trên cùng có đặc điểm kết cấu kém, dễ bở. Phần thăn ở giữa là tốt nhất vì hoa của đá nhỏ, có độ kết cấu chắc. Loại chân ở dưới cùng cũng được khai thác, nhưng thường được người thợ tận dụng chủ yếu để làm những công trình đơn giản hơn như tường rào, bờ bao. Để có được nguồn nguyên liệu đá ong, thợ đá phải đi săn lùng, thăm dò và xin phép khai thác từ chính quyền địa phương.

Trước đây, chỉ những gia đình nghèo, không có điều kiện thì mới xây nhà bằng đá ong. Bởi thế, đá ong thường được bà con khai thác làm vật liệu xây dựng làm nhà cửa, tường rào, đình chùa, chum vại, kè bờ ao hay lát đường làng, ngõ xóm. Thời gian biến thiên, mọi thứ dần đổi khác, hiện chỉ những nhà có điều kiện mới “tậu” được đá ong để xây sân vườn.

Mừng ở chỗ, cho đến nay, ở Thạch Thất, đá ong vẫn không bị những vật liệu của thời đại lấn át. Người Thạch Thất vẫn giữ đá ong ở vị trí độc tôn trong kiến trúc xây dựng của mình. Không bảo thủ mà đơn giản bởi họ muốn giữ cái hồn cốt truyền thống của xứ Đoài và khẳng định giá trị, độ bền đẹp của đá ong.

3. Xứ Đoài được coi là một vùng đất “địa linh nhân kiệt", từng tấc đất, mảnh làng nơi đây đều dày đặc những di sản văn hóa. Khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì xứ Đoài đã trở thành một phần của Hà Nội.

Với tiềm năng văn hóa của mảnh đất này, các ban, ngành chức năng của Hà Nội luôn xác định, không chỉ gìn giữ những tinh hoa văn hóa xứ Đoài mà còn phải làm cho nó ngày càng phát huy giá trị trong không gian mới. Chẳng khó để thấy, ở Sơn Tây mới đây khi Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành phố về “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thị xã Sơn Tây” đã ghi nhận được những kết quả tích cực trong bảo tồn văn hóa ở nơi này.

Níu giữ xứ Đoài
Đá ong, một “đặc sản” của xứ Đoài. (Ảnh: Đinh Luyện)

Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã cho biết: Đến nay trên địa bàn thị xã có 75/244 di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng (trong đó có 16 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 59 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố); có 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó lễ hội đền Và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Công tác quy hoạch di tích được quan tâm thực hiện. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã được phê duyệt và thực hiện; đồng thời lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích Làng cổ Đường Lâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó, các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý theo hướng đồng bộ, chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của người dân. Toàn thị xã có 114/118 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 96,6%; 15/15 xã phường thành lập ban chủ nhiệm nhà văn hóa thôn, tổ dân phố với 582 thành viên.

Đó là ở Sơn Tây, một trong những địa phương tiêu biểu trong công tác bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Song cũng phải thẳng thắn rằng ở nhiều vùng quê xứ Đoài khác, những giá trị xưa cũ đã ít nhiều bị lãng quên trong guồng quay thời gian. Còn nhớ, hôm sang thăm nhà văn Nguyễn Văn Học (đang công tác tại báo Nhân Dân), anh tặng tôi cuốn ký sự “Hà Nội thênh thang ký ức”, cuốn sách tập trung nhiều trí lực của anh về các vùng ven đô - vốn xưa kia là làng cổ, làng văn hóa, các làng ngoại thành.

Anh bảo tôi, Hà thành có nhiều di sản văn hóa, vật thể và phi vật thể, có một kho tàng văn hóa dân gian, hệ thống di tích lịch sử, di tích văn hóa. Thậm chí có những vùng quê có rất nhiều di tích. Tất cả đều là khối tài sản vô vàn tuyệt vời. Hà cớ gì chúng ta, mỗi người dân, không có trách nhiệm bảo tồn?./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.

Tin khác

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động