Những xu hướng công nghệ nổi bật năm 2022

Năm 2021, thế giới đã chứng kiến nhiều xu hướng công nghệ tăng tốc để đáp ứng cho “cuộc sống cùng Covid-19”. Thuật ngữ WFH (work from home) - hay làm việc tại nhà - nổi lên trong năm đầu của đại dịch, nay đã trở thành thực tế mới mà nhiều người phải thích nghi.
[Infographic] - Những xu hướng công nghệ giúp doanh nghiệp bứt phá trong chuyển đổi số
Những xu hướng công nghệ nổi bật năm 2022
Metaverse được dự báo là tương lai của Internet. (Ảnh ANA)

Bước vào năm 2022, những công nghệ đã hỗ trợ chúng ta vượt qua đại dịch sẽ tiếp tục định hình lại cách chúng ta làm việc, sống và tương tác. Dưới đây là một số điểm đáng quan tâm của lĩnh vực công nghệ trong năm 2022.

1. Công nghệ tự động hóa đã đi vào cuộc sống hằng ngày của mọi người theo những cách khác nhau và hầu hết chúng ta thậm chí không nhận ra điều đó. Các phương tiện tự lái, hệ thống xử lý dữ liệu của các thiết bị thông minh và các thông báo trong nhà thông minh là một số thí dụ cơ bản về công nghệ tự động hóa.

Khoảng một nửa tổng số công việc hiện có có thể được tự động hóa trong vài thập niên tới, khi quá trình tự động hóa cấp độ cao, kết hợp công nghệ thực tế ảo, trở nên phổ biến hơn. Công ty tư vấn McKinsey dự đoán, đến năm 2025, hơn 50 tỷ thiết bị sẽ được kết nối với Internet vạn vật công nghiệp (IIoT). Robot, các thiết bị tự động hóa, in 3D… sẽ tạo ra khoảng 79,4 zettabyte (79,4 tỷ terabyte) dữ liệu mỗi năm.

Các quy trình tự động nhất quán có thể giúp giảm thiểu sai sót và cải thiện chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể giải phóng nhân lực công nghệ có tay nghề cao để tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị gia tăng cao hơn.

2. Metaverse (vũ trụ ảo) hướng đến một tập hợp các thế giới được kết nối và chia sẻ trực tuyến, trong đó sẽ bao gồm thế giới thực, thực tế ảo (virtual reality) và thực tế tăng cường (augmented reality). Mọi người gặp gỡ bạn bè, làm việc, thăm thú các địa điểm, mua hàng hóa và dịch vụ, hay tham dự các sự kiện. Trong khi nhiều mạng thế giới ảo tồn tại trực tuyến, người dùng hiện chưa thể di chuyển giữa các nền tảng mà vẫn mang theo được danh tính và tài sản của họ.

Metaverse có thể đáp ứng được điều này, biến các thế giới trực tuyến khác nhau thành một thực thể liền mạch và duy nhất. Metaverse được dự báo là bước phát triển tiếp theo của Internet.

Nhiều giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn công nghệ đang đặt cược vào Metaverse. Năm 2021, CEO của các công ty công nghệ từ Microsoft đến Google đã thảo luận về mục tiêu của họ trong tiến trình xây dựng Metaverse. Tháng 10/2021, tập đoàn Facebook cũng đã đổi tên thành Meta, để phản ánh trọng tâm chiến lược phát triển Metaverse mới của mình.

3. Giai đoạn đầu tiên của internet (Web 1.0) là sự ra đời của các trang web và blog truyền thống, có sự xuất hiện của các công ty như Yahoo, eBay hay Amazon. Giai đoạn sau đó (Web 2.0), được định hình với các mạng xã hội và kho nội dung do người dùng tạo ra trên các trang như Facebook hay YouTube - tập trung vào tính dễ sử dụng và khả năng tương tác của người dùng.

Trong giai đoạn tiếp theo (Web 3.0), trên nền tảng công nghệ blockchain (chuỗi khối), người dùng, nhà sáng tạo nội dung và các nhà phát triển nền tảng sẽ có cổ phần và đưa ra các quyết định dựa trên phiếu bầu. Trên Web 3.0, các chương trình máy tính được chạy trên mạng lưới liên kết của hàng nghìn hoặc hàng triệu máy tính khác nhau.

Hiện nay, công nghệ blockchain đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại tiền điện tử như bitcoin và gần đây là các tác phẩm kỹ thuật số độc đáo như những hình vẽ hoặc hình ảnh động được gọi là NFT.

Trong bối cảnh các loại tiền kỹ thuật số như bitcoin đã đạt giá trị cao kỷ lục vào năm 2021, nhiều cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đã tham gia thị trường tiền điện tử này, trong khi một số quốc gia đã chấp nhận các hình thức thanh toán bằng tiền kỹ thuật số.

4. Các công nghệ kết nối kỹ thuật số, được hỗ trợ bởi 5G và Internet vạn vật (IoT), có tiềm năng thúc đấy các hoạt động kinh tế. McKinsey tin tưởng việc triển khai các kết nối nhanh hơn trên nền tảng di động, trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, sản xuất hay bán lẻ có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm từ 1.200 tỷ USD đến 2.000 tỷ USD.

Khả năng kết nối và truyền tải tốt hơn sẽ thúc đẩy những thay đổi lớn trong lĩnh vực từ kinh doanh đến sản xuất (thông qua điều khiển không dây các công cụ điện tử, máy móc và robot).

5. Bất chấp những tiến bộ về công nghệ, các tổ chức vẫn phải vật lộn với các vi phạm an ninh trên không gian mạng. Chi phí cho tội phạm mạng tiếp tục tăng cao, dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 3.000 tỷ USD vào năm 2015 lên 6.000 tỷ USD vào cuối năm 2021 và tiếp tục tăng lên 10.500 tỷ USD vào năm 2025. Theo Deloitte, chi phí trung bình cho một lần bị xâm phạm dữ liệu vào năm 2021 là 4,24 triệu USD, tăng 10% so với năm 2019. McKinsey cho biết vào năm 2019, hơn 8,5 tỷ bản ghi dữ liệu đã bị xâm phạm.

Theo giới chuyên gia, sự gia tăng đột biến về số lượng các vụ tấn công bằng mã độc (ransomware) và số vụ rò rỉ dữ liệu ở mức cao kỷ lục trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng trong năm tới.

Theo Đoàn Hiếu/nhandan.vn

https://nhandan.vn/khoahoc-congnghe/nhung-xu-huong-cong-nghe-noi-bat-nam-2022-680555/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Hạnh phúc của một người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Lê Viết Văn (sinh năm 1991) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

(LĐTĐ) Quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, nhất là vấn đề kiểm soát nồng độ cồn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ… chỉ trong 1 tháng, lực lượng chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tin khác

Trợ lý ảo VinFast đã thay đổi thói quen lái xe của người Việt thế nào?

Trợ lý ảo VinFast đã thay đổi thói quen lái xe của người Việt thế nào?

(LĐTĐ) “Hey VinFast, tăng điều hòa lên 2 độ C”, “Hey VinFast, gọi điện tới số 098xxxxxxx”… đã trở thành những câu thoại quen thuộc hàng ngày của các chủ xe điện VinFast với chính chiếc xe của mình, giúp họ thuận tiện, dễ dàng thao tác khi lái xe và luôn thoải mái, vui vẻ trên mỗi chặng đường.
Ford Driving Skills: Lưu ý trước khi khởi hành và sau khi ra khỏi đường địa hình

Ford Driving Skills: Lưu ý trước khi khởi hành và sau khi ra khỏi đường địa hình

(LĐTĐ) Lưu ý trước khi khởi hành và sau khi ra khỏi đường địa hình, các cung đường địa hình luôn tiềm ẩn những chướng ngại, những tình huống bất ngờ khó lường trước. Cách ứng phó tốt nhất là chuẩn bị kỹ trước mỗi hành trình.
Giải bài toán nhân lực đón tiềm năng công nghệ blockchain tại Việt Nam

Giải bài toán nhân lực đón tiềm năng công nghệ blockchain tại Việt Nam

(LĐTĐ) Tại sự kiện "World Blockchain Web 3.0 Marvels HCMC 2023" giữa Việt Nam và Hàn Quốc vừa diễn ra, các chuyên gia đánh giá cao tiềm năng của công nghệ blockchain tại Việt Nam, kéo theo đó là nhu cầu nhân lực chất lượng để khai phá những tiềm năng to lớn này.
Hướng dẫn cách chuẩn hóa thông tin sim điện thoại

Hướng dẫn cách chuẩn hóa thông tin sim điện thoại

(LĐTĐ) Theo Cục Viễn thông, đến 31/3/2023, tất cả các thuê bao di động đang hoạt động phải đảm bảo thông tin trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Những trường hợp không chuẩn hóa sẽ bị khóa thuê bao.
Ford Việt Nam khởi động Chương trình hướng dẫn lái xe an toàn phiên bản đường địa hình

Ford Việt Nam khởi động Chương trình hướng dẫn lái xe an toàn phiên bản đường địa hình

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của chương trình Hướng dẫn Lái xe an toàn và thân thiện với môi trường - Ford Driving Skills for Life (DSFL) - triển khai từ năm 2008 tại Việt Nam; đồng thời, nhằm xây dựng một cộng đồng lái xe an toàn và văn minh, năm nay, Ford Việt Nam khởi động phiên bản mới Hướng dẫn kỹ năng lái xe đường địa hình.
Cảnh báo 508 cuộc tấn công mạng trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2023

Cảnh báo 508 cuộc tấn công mạng trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2023

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 từ ngày 20 đến hết ngày 26/1, việc đảm bảo an toàn thông tin mạng đã được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt.
Chấm dứt ngay hoạt động đăng ký, kích hoạt, mua, bán SIM không đúng quy định

Chấm dứt ngay hoạt động đăng ký, kích hoạt, mua, bán SIM không đúng quy định

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền trên toàn quốc rà soát, chấm dứt ngay hoạt động đăng ký, kích hoạt, mua, bán SIM không đúng quy định của pháp luật.
26 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nhận danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2022

26 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nhận danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2022

(LĐTĐ) Năm 2022, 26 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu của 13 doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước và 12 lượt doanh nghiệp an toàn thông tin xuất sắc đã được lựa chọn và trao danh hiệu “Chìa khóa vàng”.
Nhà sáng chế mong muốn đưa sản phẩm đến với thế giới được nhận đầu tư 10 tỷ đồng

Nhà sáng chế mong muốn đưa sản phẩm đến với thế giới được nhận đầu tư 10 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 9/12, Tập đoàn NextTech công bố khoản đầu tư lên đến 10 tỷ đồng nhằm hỗ trợ sản xuất hàng loạt và thương mại hóa các sáng chế của kỹ sư Nguyễn Vĩnh Sơn theo cam kết trong chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5.
Ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện Việt Nam

Ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện Việt Nam

(LĐTĐ) Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội sẽ đưa giải pháp Annalise.AI ứng dụng vào chẩn đoán hình ảnh y tế tại Việt Nam. Mô hình điểm sẽ được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sau đó sẽ được mở rộng ra các bệnh viện khác trên toàn quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động