Những thách thức lớn nhất đối với kinh tế thế giới năm 2022

Các chuyên gia cho rằng nguy cơ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và lạm phát tăng cao là những trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2022.
Kinh tế thế giới rơi vào báo động đỏ vì "bão" Covid

Tờ Deutsche Welle của Đức nhận định rằng đại dịch Covid-19 vẫn là nguy cơ lớn với tăng trưởng kinh tế thế giới, nhưng không phải là mối đe dọa duy nhất mà các nhà đầu tư phải chú ý trong năm 2022.

Các biến thể Covid-19 mới có khả năng “né” vaccine

Thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu chao đảo khi biến thể Omicron xuất hiện hồi tháng 11/2021.
Thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu chao đảo khi biến thể Omicron xuất hiện hồi tháng 11/2021.

Vào tháng 11/2021, thị trường tài chính và hàng hóa biến động do sự xuất hiện của Omicron, biến thể có khả năng lây truyền cao và có thể kháng vaccine. Trong tuần tiếp sau, thị trường toàn cầu tiếp tục chao đảo khi các nhà đầu tư vật lộn để đánh giá tác động kinh tế của biến thể này. Các chính phủ cũng siết chặt các biện pháp hạn chế để ngăn chặn đà lây lan của biến thể Omicron.

Biến thể Omicron hiện tại chưa trở thành lực cản đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu, nhưng một biến thể trong tương lai có thể tiềm ẩn rủi ro như vậy. Các chuyên gia đã cảnh báo, nếu đại dịch tiếp tục lây lan thì có khả năng xuất hiện những biến thể kháng vaccine có thể dẫn tới sự trở lại của các đợt phong tỏa.

Theguardian dẫn phát biểu của chuyên gia Dhaval Joshi tại BCA Research, nói rằng nguy cơ đối với kinh tế thế giới là sự xuất hiện của những “siêu biến thể” mới của virus SARS-CoV-2, thậm chí có thể còn nguy hiểm hơn biến chủng Omicron.

"Nếu dịch Covid-19 có tác động kéo dài, trong trung hạn, dịch bệnh có thể khiến GDP toàn cầu tích lũy giảm tới 5,3 ngàn tỷ USD trong 5 năm tới so với dự báo hiện tại của chúng tôi" – bà Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF cảnh báo hồi tháng 10/2021. Theo chuyên gia IMF, ưu tiên chính sách hàng đầu là đảm bảo 40% dân số ở mọi quốc gia được tiêm chủng đầy đủ trong năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Tuy nhiên hiện chưa đến 5% dân số ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm chủng vaccine đầy đủ.

Lạm phát tăng vọt

Tình trạng thiếu nguyên liệu thô cùng với giá năng lượng tăng kỷ lục đã đẩy lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ trong năm ngoái lên mức cao nhất trong hàng chục năm gần đây. Điều này khiến các nhà đầu tư toàn cầu lo ngại các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất sớm để kiềm chế giá cả đang tăng vọt.

Lạm phát dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng nóng trong phần lớn năm 2022.
Lạm phát dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng nóng trong phần lớn năm 2022.

Với sự gián đoạn chuỗi cung ứng được xác định là kéo dài hơn so với nhận định ban đầu, lạm phát dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng nóng trong phần lớn năm 2022.

Tại Mỹ, lo ngại về lạm phát dự kiến còn lớn hơn khi có sự thúc đẩy của kinh tế phục hồi nhanh, gói kích thích tài khóa lớn, tình trạng thiếu nguồn cung và lao động. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell hồi tháng 11/2021 đã cảnh báo: “Lạm phát cao hơn dự báo và các nút thắt cổ chai đã trở nên dai dẳng và phổ biến hơn dự báo trước đây. Chúng tôi tin rằng những vấn đề này sẽ còn kéo dài sang năm 2022. Đó là điều mà trước đây chúng tôi và các nhà dự báo vĩ mô khác không lường được”.

FED cho biết họ sẽ thu hẹp chương trình thu mua trái phiếu với tốc độ nhanh hơn và sẽ thực hiện 3 đợt tăng lãi suất trong năm nay. Việc nâng lãi suất của FED có thể tác động tiêu cực đến một số nền kinh tế mới nổi, như Nam Phi, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tăng trưởng giảm tốc của Trung Quốc

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc được dự báo chậm lại sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2022. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có khả năng sụt giảm về mức 3-4% trong vài quý tới đây, theo dự báo của ngân hàng Nomura. Cơ sở của dự báo này là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đương đầu nhiều sức ép từ khủng hoảng thiếu điện, thiếu vật tư, cho tới chiến dịch tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng như bất động sản và công nghệ.

“Sự giảm tốc nay có thể sâu hơn và kéo dài hơn so với bất kỳ đợt giảm tốc nào trong 10 năm qua của kinh tế Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế trưởng Kevin Lai của Daiwa Capital Markets nhận định.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc kiên định với chiến lược "zero Covid" cũng sẽ có khả năng tác động lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Căng thẳng địa chính trị

Quan hệ căng thẳng giữa Nga với Mỹ và các nước châu Âu liên quan đến vấn đề Ukraine đang gia tăng lo ngại về ảnh hưởng đối với kinh tế toàn cầu. Mỹ và các đồng minh châu Âu cảnh báo thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga, trong đó có cả khả năng dừng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 nếu Moscow có hành động quân sự nhằm vào Kiev.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của tập đoàn thương mại OANDA, chia sẻ với tờ Deutsche Welle: “Nếu Mỹ và châu Âu không cho phép dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 hoạt động có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, và điều này sẽ đẩy giá dầu tăng vọt lên hơn 100 USD/thùng Giá năng lượng tăng mạnh có thể là nguyên nhân buộc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải đẩy nhanh việc thắt chặt chính sách tiền tệ".

Theo Nguyễn Phương/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/nhung-thach-thuc-lon-nhat-doi-voi-kinh-te-the-gioi-nam-2022.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền cho Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhiều cấp học.
Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

(LĐTĐ) Chiều 29/8, tại Khu đô thị Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh (Khánh Hòa) đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, giai đoạn 2023 - 2028.
Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

(LĐTĐ) Có lẽ cái tên "Chợ quê Trung thu" hay "Lễ hội trăng rằm" đã trở nên quen thuộc với học sinh Hà Nội. Không biết từ bao giờ, những "phiên chợ" này đã xuất hiện ở khắp các ngôi trường trên khắp Thành phố, để rồi những cô bé, cậu bé quàng khăn đỏ, những em bé mẫu giáo lại được tung tăng đi chợ Trung thu cùng bè bạn.
Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân sẽ tập trung tổng kiểm tra chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có nguy cơ cháy, nổ cao, hoàn thành trước ngày 30/10/2023. Trong đó, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, các nội dung liên quan đến an toàn điện, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Đặng Thùy Chi (sinh năm 1982, trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trong quận Đống Đa đã tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều tấm gương “Người tốt, việc tốt” được phát hiện qua các phong trào thi đua liên tục, rộng khắp, hiệu quả trên toàn quận.
Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc vận động thu quỹ Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) tại Trường THCS Tứ Hiệp, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, kịp thời xử lý với tinh thần cầu tiến, không né trách; đồng thời kiên quyết chấn chỉnh việc thu quỹ đúng theo quy định hiện hành.

Tin khác

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Thống kê mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc ngày 9/9 cho biết trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở nước này trước đó một ngày đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Bộ Nội vụ Maroc cho biết ít nhất 296 người đã thiệt mạng và 153 người khác bị thương trong trận động đất mạnh xảy ra tối 8/9 ở nước này.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta, Indonesia.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

(LĐTĐ) Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

(LĐTĐ) Ngày 17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci.
Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

(LĐTĐ) Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2.
Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Tính đến 4h03 ngày 10/2, số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ là 17.674 người và ở Syria là 3.377 người, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ động đất lên tới 21.051 người.
Hơn 1.200 ca tử vong trong đợt bùng dịch tả nghiêm trọng nhất ở Malawi

Hơn 1.200 ca tử vong trong đợt bùng dịch tả nghiêm trọng nhất ở Malawi

Malawi đang phải ứng phó với đợt bùng phát dịch tả trầm trọng nhất từ trước tới nay khi ghi nhận gần 37.000 ca nhiễm bệnh kể từ tháng Ba năm ngoái.
Xem thêm
Phiên bản di động