Những hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc có thể bị xử lý hình sự
Thừa Thiên Huế: Phát hiện xe chở số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc | |
Quản lý thị trường xử lý hơn 1.300 vụ vi phạm | |
Phát hiện gần 200 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc |
Ảnh minh họa. |
Trong nhiều năm nay, cứ gần tới dịp Trung thu, tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm, lại tăng cao.Theo luật sư Phạm Hải Long – Văn phòng luật sư Quốc Thái, các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc là hành vi vi phạm pháp luật và tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hình thức phạt chính được áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền. Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì mức phạt tiền có thể lên đến từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Đặc biệt đối với hành vi buôn bán bánh kẹo nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì theo quy định tại Khoản 14, Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP) sẽ áp dụng mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên.
Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật đối với các hành vi vi phạm trên, và tịch thu phương tiện vận tải trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100 triệu trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Bên cạnh đó còn có các biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, môi trường, vật nuôi…
Ngoài ra, cá nhân, pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188, Bộ luật Hình sự năm 2015, đã được sửa đổi bổ sung năm 2017; Kinh doanh vận tải hàng nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo quy định tại Điều 189, Bộ luật Hình sự.
Đối với hành vi buôn lậu, cá nhân phạm tội tuỳ mức độ có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến cao nhất là 20 năm; mức phạt tiền cao nhất đến 5.000.000.000 đồng. Đối với pháp nhân vi phạm thì mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến 15.000.000.000 đồng. Đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, cá nhân phạm tội có thể bị phạt tù cao nhất đến 10 năm, phạt tiền cao nhất đến 3.000.000.000 đồng. Pháp nhân vi phạm thì mức phạt tiền cao nhất lên đến 5.000.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44