Nhìn về tính chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam
Đào tạo trọng tài nữ của Bóng đá Việt Nam: Tín hiệu vui vì ngày càng chuyên môn hóa Các mục tiêu lớn của bóng đá Việt Nam trong năm 2021 |
Câu lạc bộ gặp khó khăn khi ông chủ “dứt áo”
Trong nhiều tháng qua, họ không nhận được lương và các khoản tiền thưởng, tiền lót tay như cam kết ban đầu. Một số cầu thủ thậm chí đe dọa sẽ từ chối thi đấu từ vòng 9 V-League nếu không được thanh toán tiền lương. Tính tới vòng 8, Than Quảng Ninh đang đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng V-League 2021 (thậm chí đã lúc họ vươn lên đứng đầu khi Hoàng Anh Gia Lai chưa thi đấu cùng SHB Đà Nẵng) nhưng đội bóng này đang đứng trước nguy cơ giải thể vì thiếu tiền. Đâu là lý do dẫn đến tình trạng này?
Cần nhìn và trường hợp Câu lạc bộ Than Quảng Ninh để thấy rằng bóng đá sẽ khó trở thành chuyên nghiệp nếu nguồn tài chính tại các câu lạc bộ không ổn định. Ảnh: Bình Nguyễn |
Nguồn kinh phí để Than Quảng Ninh duy trì hoạt động mỗi năm từ 70-80 tỷ đồng, được rót từ 2 nguồn chính là từ tỉnh Quảng Ninh (nguồn kinh phí này do Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam tài trợ) khoảng 30 tỷ đồng, số còn lại là tiền do doanh nghiệp của ông Phạm Thanh Hùng (Chủ tịch Câu lạc bộ) chi trả. Từ năm 2020 đến nay, nhà tài trợ chính là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam không rót tiền tài trợ, ngay lập tức đội bóng này gặp khó khăn.
Tuy nhiên, trường hợp như của Than Quảng Ninh không phải là hiếm gặp trong 20 năm phát triển bóng đá chuyên nghiệp nước nhà. Người hâm mộ Việt Nam từng chứng kiến những đội bóng xuất hiện và được đặt rất nhiều hy vọng, rồi bỗng dưng biến mất như Xi măng Xuân Thành Sài Gòn, Navibank Sài Gòn, Vissai Ninh Bình, Hà Nội ACB, Hoà Phát Hà Nội. Tất cả những đội bóng kể trên đều có chung một hoàn cảnh, đó là khi chia tay với "ông bầu" thì sự tồn tại của câu lạc bộ cũng chấm dứt.
Một trường hợp hiếm hoi khi doanh nghiệp "dứt áo ra đi" mà câu lạc bộ vẫn có thể duy trì được chính là Thanh Hóa. Năm 2018 khi tỷ phú Trịnh Văn Quyết tuyên bố ngừng tài trợ, đội bóng xứ Thanh cũng cực kỳ chật vật bởi họ vừa mất đi một nguồn kinh phí khoảng 120 tỷ/năm. Tuy nhiên, sau đó với sự trở lại của "bầu Đệ" rồi bây giờ là "bầu Đoan", Câu lạc bộ Thanh Hóa đã tạm vượt qua được khó khăn.
Nhìn tổng thể ở V-League, hiện đang có 2 xu hướng tài chính tại câu lạc bộ, đó là từ nguồn tiền của ông bầu và nguồn ngân sách địa phương. Bóng đá Việt Nam chính thức bước vào tên gọi chuyên nghiệp từ mùa giải 2000-2001. Nhưng 21 năm trôi qua, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam vẫn không thể tự chủ tài chính được. Hầu hết các địa phương vẫn phải hỗ trợ cho các câu lạc bộ từ tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo trẻ. Có những câu lạc bộ nhận được khoản tài trợ lên tới 40 tỷ đồng/năm. Ngay cả một đội bóng có tính chuyên nghiệp cao như Hà Nội FC cũng vẫn "nhờ vả" vào nhà nước.
Cụ thể từ năm 2016, đội bóng Thủ đô được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao quyền quản lý, sử dụng sân vận động Hàng Đẫy (tài sản nhà nước). Ngoài ra, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vẫn chi tiền cho công tác đào tạo trẻ, đây cũng chính là cái nôi tạo ra hàng loạt trụ cột hiện tại cho đội bóng của bầu Hiển như Quang Hải, Đình Trọng... Trong khi đó, ở Hải Phòng dù đã giải tán Trung tâm đào tạo trẻ và bàn giao cho Câu lạc bộ Hải Phòng, nhưng địa phương này dự kiến sẽ vẫn hỗ trợ kinh phí cho đội bóng thành phố Cảng duy trì hoạt động của các tuyến trẻ.
Ngược lại, những đội bóng được "nuôi dưỡng" bởi nguồn ngân sách tài trợ cũng phải đứng trước nhưng nguy cơ không nhỏ. Năm 2020 có quá nhiều biến động. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng và bóng đá cũng không phải ngoại lệ. Tình hình kinh doanh của các ông bầu bị đình trệ, nguồn thu sụt giảm ghê gớm nên tiền rót vào bóng đá cũng bị hao hụt đi nhiều. Rất nhiều đội bóng cũng buộc phải giảm lương để bảo đảm cân bằng tài chính. Đây cũng không phải là câu chuyện mới. Khi kinh tế phát triển, đặc biệt cơn sốt bóng đá sau những thành tích lớn của “môn thể thao vua” ở nước nhà như năm 2018-2019 thì nhiều doanh nghiệp sẽ rót tiền vào các câu lạc bộ, nhằm quảng bá thương hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu kinh tế gặp khó khăn mọi chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Đây không phải chuyện riêng có ở bóng đá nước nhà mà là câu chuyện tầm quốc tế, nhưng rõ ràng tính phụ thuộc của nhiều câu lạc bộ Việt Nam vào nguồn tài trợ của các doanh nghiệp thực sự rất đáng "báo động".
Để không còn những câu chuyện như ở Câu lạc bộ Than Quảng Ninh
Theo quy định của Công ty cổ phân Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) thì một đội bóng ở giải đấu cao nhất Việt Nam (V-League) phải có ngân sách tối thiểu 35 tỷ đồng/năm, nhưng theo chính ông Trần Anh Tú- Chủ tịch VPF thì để hoạt động tốt, mỗi đội cần ít nhất 50 tỷ đồng/năm. Trong khi đó nguồn thu từ việc bán vé, bán áo đấu hay quảng cáo vẫn chỉ như muối bỏ biển… Số liệu thống kê cho thấy giá vé tại các sân vận động dao động từ 100 đến 300.000 đồng, ước tính các câu lạc bộ có thể thu về khoảng 150-300 triệu đồng mỗi trận, tính cả mùa giải họ được đá trên sân nhà khoảng 13 trận. Nếu giành chiến thắng như chính trường hợp Than Quảng Ninh đã nói ở trên, các cầu thủ được thưởng nóng khoảng 200 triệu đồng thì khoản thu trên xem ra là không đủ.
Đến nay thì số liệu về tiền bản quyền truyền hình của V-League vẫn chưa rõ, vì thế rất khó nhận định nguồn thu của các câu lạc bộ về mặt này, nhưng chắc chắn nó không thể là một con số quá lớn. Nếu không, nhiều đội bóng đã không lâm vào khó khăn đến vậy khi bị ông bầu “rút ống thở”. Một nguồn thu khác là từ việc bán cầu thủ cũng ở tình trạng tương tự. Trong khi đó, việc bán áo đấu hiện vẫn chưa được tiến hành một cách chuyên nghiệp và quy mô tại các đội bóng ở V-League.
Nhìn vào thực tế ảm đạm đó để thấy viễn cảnh các đội bóng ở V-League có thể sống bằng chính nguồn thu từ bóng đá vẫn còn khá xa. Tuy vậy, tất cả không phải chỉ là một màu xám. Đâu đó vẫn có những đội bóng đã và đang tìm cách đứng bằng chính đôi chân của mình. Đồng Tháp từng là một hình mẫu về kiếm tiền tại V-League khi họ hoạt động với khoản ngân sách chừng 24,5 tỷ đồng từ các cổ đông đóng góp. Theo số liệu vào năm 2015, đội bóng xứ Sen hồng đã thu về khoảng 13,5 tỷ đồng nhờ doanh thu bán vé cả mùa (1,5 tỷ đồng) cùng 12 tỷ đồng tiền quảng cáo, nguồn thu từ các nhà tài trợ, bán đồ lưu niệm, áo đấu...
Một ví dụ khác là Bình Dương. Vào năm 2014 thì đội bóng đất Thủ là một trong những câu lạc bộ kiếm tiền tốt nhất Việt Nam. Để duy trì khoản ngân sách hàng năm khoảng 50 tỷ, ngoài nguồn từ nhà tài trợ Becamex thì đội bóng còn chủ động kinh doanh để tìm được một nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Cụ thể đó là doanh thu từ quảng cáo. Đội bóng được tạo điều kiện để khai thác 600 biển quảng cáo dọc quốc lộ 13 và một số tuyến phố tại thị xã Thủ Dầu Một, ngoài ra còn tiền bán quảng cáo trên sân, nguồn thu từ việc bán, cho mượn cầu thủ, tiền bán vé, khai thác thương quyền... để có được tổng nguồn thu đủ tạo ra ngân sách cho các thương vụ chiêu mộ khủng trong quá khứ.
Tất nhiên, những trường hợp như Đồng Tháp hay Bình Dương không phải là phổ biến và cũng khá khiên cưỡng nếu nói họ là điển hình về việc sống bằng nguồn thu từ bóng đá mà không cần đến nhà tài trợ. Song đó cũng là những nỗ lực đáng ghi nhận để tạo ra sự độc lập tài chính của một đội bóng, điều vẫn là sự hiếm thấy ở V-League thời điểm này.
Việc độc lập về tài chính là yếu tố tiên quyết nếu muốn bàn đến sự chuyên nghiệp và nếu dùng tiêu chuẩn này để đánh giá thì có lẽ bóng đá Việt Nam thực sự chỉ đang trong quá trình chuyển tiếp đi lên chuyên nghiệp mà thôi. Chỉ khi nào quá trình này kết thúc, những câu chuyện kiểu như Câu lạc bộ Than Quảng Ninh vừa qua mới có cơ hội đi vào dĩ vãng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025
Tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô năm 2024
TIN BUỒN
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Tin khác
Dự đoán kết quả trận Singapore - Việt Nam: Có Son là thắng!
Thể thao 25/12/2024 15:54
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Thể thao 25/12/2024 11:00
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Điện ảnh 25/12/2024 09:40
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?
Điện ảnh 25/12/2024 09:38
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"
Âm nhạc 24/12/2024 11:45
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32