Nhiều thách thức cho ngành xuất khẩu rau quả đạt mục tiêu trong năm 2025
Xuất khẩu rau quả 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD Xuất khẩu rau quả năm 2023 ghi dấu ấn kỷ lục khi đạt gần 5,6 tỷ USD Tín hiệu tốt cho xuất khẩu rau quả Việt Nam đầu năm 2024 |
Theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm nay liên tục xu hướng sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tháng 1/2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả thu về 416 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước, thì bước sang tháng 2/2025, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 303 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả tháng 3/2025 dự kiến đạt hơn 400 triệu USD (dựa vào những đơn hàng đã ký kết), dù tăng khoảng 34% so với tháng 2 nhưng lại ghi nhận mức giảm sâu nhất so với cùng kỳ năm trước (giảm 10,5%). Dự kiến, trong quý I/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm trên 13% so với cùng kỳ năm nước.
![]() |
Xuất khẩu sầu riêng sụt giảm, kéo theo kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam trong quý I/2025 sụt giảm dưới 2 con số (Ảnh minh họa) |
Đề cập đến nguyên nhân sụt giảm kim ngạch xuất khẩu rau quả, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, nguyên nhân chính là do xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh, khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 2 con số. Cũng theo đại diện Vinafruit, ngoài lý do sầu riêng đang thời điểm nghịch vụ nên sản lượng thấp, thì việc thị trường Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất vàng O và cadimi đối với 100% lô sầu riêng nhập khẩu vào thị trường này, đang là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sầu riêng chủ động dừng thu mua mới, dù không phải tất cả các sản phẩm sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều không đáp ứng tiêu chuẩn.
Đánh giá về thách thức ngành xuất khẩu rau quả đang phải đối diện, chuyên gia nông nghiệp T.S Nguyễn Thị Hiền cho rằng, hiện nay, không chỉ Trung Quốc mà nhiều thị trường lớn ra quy định mới nghiêm ngặt về mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL) và kiểm dịch thực vật. Bên cạnh đó là những rào cản kỹ thuật và khả năng tuân thủ liên quan đến kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm (sâu bệnh, MRL, kim loại nặng…).
Trong khi đó, tổ chức chuỗi ngành hàng rau quả của Việt Nam hiện vẫn rời rạc, thiếu chuyên nghiệp. Đa phần là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; chi phí sản xuất cao; sơ chế bảo quản chưa tốt, đặc biệt là khâu xử lý sau thu hoạch. Quản lý chất lượng thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu máy móc trang thiết bị đánh giá. Chi phí vận tải xuất khẩu cao, đường hàng không, đường bộ và đường thủy đều cao so với các nước trong khu vực.
Ngoài ra, việc mở cửa thị trường mới cho rau quả Việt cũng là điều không dễ. Các thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Hoa kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand đều có yêu cầu khắt khe trong đánh giá rủi ro mở cửa thị trường, bên cạnh đó là yêu cầu cao về mức dư lượng nông dược. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc trong tháng cuối năm 2024 và đầu 2025.
Trong khi đó, thị trường ASEAN có sự tương đồng về chủng loại trái cây nhiệt đới tương tự như của Việt Nam (xoài, sầu riêng, nhãn, thanh long, măng cụt, mít, dứa, dừa,...) và cũng có nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam đang xuất khẩu.
Theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hiền, các thị trường không yêu cầu đánh giá rủi ro mở cửa thì yêu cầu rất cao về ô nhiễm vi sinh vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, thêm vào đó là các yêu cầu về lao động, môi trường và phát triển bền vững. “Yếu tố then chốt để trái cây Việt có thể chinh phục các thị trường khó tính chính là đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, điều mà các quốc gia nhập khẩu đặc biệt chú trọng”, bà Hiền nhấn mạnh.
Số liệu từ Hiệp hội Vinafruit cho thấy, Việt Nam hiện xuất khẩu rau quả đi hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường lớn gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Dù vậy, xuất khẩu của Việt Nam bị chi phối bởi thị trường Trung Quốc do lợi thế về hậu cần và quy mô thị trường này chiếm tới hơn 64%, một số trái cây như sầu riêng, thị phần hơn 95%. Thị trường nhạy cảm về giá. Việc thiếu đa dạng thị trường làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương cho ngành.
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 8 tỷ USD. Muốn đạt được con số này thì các doanh nghiệp cần nỗ lực rất lớn trong việc khắc phục rào cản về quy trình sản xuất, quy trình giao nhận, nâng cao chất lượng để đảm bảo các yêu cầu phía nhà nhập khẩu đề ra cho từng thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng
Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới
Thị trường 20/04/2025 07:22

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần
Thị trường 20/04/2025 07:22

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại
Thị trường 20/04/2025 06:34

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn
Thị trường 20/04/2025 06:34

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu
Thị trường 19/04/2025 15:11

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng
Thị trường 19/04/2025 12:06

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 07:20

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 06:53

Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng
Thị trường 19/04/2025 06:20

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá
Thị trường 18/04/2025 18:37