Nhiều rủi ro khi rút BHXH một lần không quá 50%

(LĐTĐ) Chiều 18/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ chức buổi tiếp xúc cử tri công nhân lao động và chủ doanh nghiệp góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
TP.HCM: Xử lý hơn 112.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông TP.HCM: Cảnh cáo cô giáo đánh gãy ngón tay học sinh TP.HCM: Bệnh nhân ở huyện Cần Giờ không còn phải đi xa để chạy thận

Tại buổi tiếp xúc, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pouyuen cho biết, phương án 1 về rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) đang rất ổn và người lao động cũng đã quen với phương án này.

Nếu thay đổi sang phương án 2, thì sẽ không lường trước được những hậu quả sắp tới. Bởi vì những người lao động không đồng ý phương án cho rút BHXH một lần 50% (phương án 2) thì nguy cơ người lao động sẽ ồ ạt nghỉ việc để rút BHXH một lần trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực. Từ đó, gây ra rối loạn cho xã hội, doanh nghiệp sẽ rơi vào khó khăn và người lao động cũng mất quyền lợi.

Còn bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (Khu Công nghệ cao, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, kinh tế của Việt Nam hiện nay rất khó khăn, toàn bộ nguồn lực đang tập trung vào đẩy mạnh sản xuất, nên việc thay đổi phương án rút BHXH nguy cơ gây ra sự xáo trộn, và khiến các công ty khó khăn hơn.

Nhiều rủi ro khi rút BHXH một lần không quá 50%
Các đại biểu Quốc hội TP.HCM tham gia buổi tiếp xúc cử tri.

Về 2 phương án rút BHXH một lần, bà Yến chọn phương án 1. Vì theo bà Yến, phương án 2 không khả thi. Người lao động khó khăn mới rút BHXH một lần, nếu chỉ được rút 50% sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Nếu người lao động lĩnh lương hưu 50% số tiền còn lại thì lương hưu cũng rất thấp.

Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Thu Hà, Công ty TNHH Lạc Tỷ, (quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết, chính sách BHXH về chế độ hưu trí cần bình đẳng giữa lao động nam và nữ, áp dụng nguyên tắc đóng nhiều thì hưởng nhiều, mức cao nhất là 75%, thời gian đóng vượt sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần như quy định.

Nói về đề xuất này, chị Hà cho biết, khi xây dựng các chính sách tiền lương và phúc lợi, không doanh nghiệp nào phân biệt nam và nữ, trong khi tỷ lệ đóng BHXH hàng tháng là như nhau. Nhưng lúc về hưu thì cả nam và nữ đều cần tiền trang trải cho cuộc sống như nhau, nên mức sống của họ khi về già cũng như nhau...

Nhưng theo quy định thì đang có sự phân biệt về mức hưởng, trong khi lao động nữ 15 năm được hưởng mức 45%, nhưng lao động nam là 20 năm. Nếu ở Luật dự thảo, 15 năm được hưởng lương hưu thì lao động nam chỉ được hưởng hơn 33%, thấp hơn lao động nữa hơn 11% là không công bằng.

Ngoài ra, chị Hà cũng đề xuất tính toán chỉ số trượt giá hằng năm cho phù hợp nhằm hấp dẫn người lao động có động lực tích luỹ số năm làm việc lâu dài, đóng BHXH lâu dài.

Nhiều ý kiến khác đề xuất tăng chế độ thai sản, cụ thể tăng số lần khám thai được hưởng chế độ BHXH trong thời gian mang thai; có chế độ cho vợ, chồng nghỉ chăm sóc chồng, vợ khi bị bệnh; tăng tỉ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 65% - 70% so với 60% như hiện nay và có trợ cấp cho NLĐ được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nếu trong quá trình làm việc chưa nhận trợ cấp thất nghiệp lần nào.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, cho biết trong thời gian tới các đơn vị trong tổ chức Công đoàn Thành phố sẽ phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ TP.HCM mở các cuộc góp ý riêng cụ thể, chi tiết cho từng nhóm vấn đề. Các vấn đề vướng mắc, vướng các luật khác sẽ được nêu rõ ràng. Tại các buổi góp ý, cán bộ Công đoàn sẽ nêu cụ thể những vấn đề bất cập khi thương lượng với người sử dụng lao động.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động