Nhiều ngành hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8/1
Xuất khẩu dệt may năm 2022: Mục tiêu 43 tỷ USD khó khả thi Doanh nghiệp ngành dệt may đang phải đối diện nhiều khó khăn |
Từ ngày 8/1/2023 tới đây, Trung Quốc sẽ mở lại toàn bộ các cửa khẩu đường bộ sau thời gian dài phong tỏa chống dịch Covid-19.
Trong báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT) nhận định rằng: Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là một cú hích lớn cho ngành du lịch Việt Nam, vì du khách Trung Quốc chiếm hơn 30% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam trong năm 2019 (trước dịch Covid-19). Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, dịch vụ lưu trú ăn uống và hàng không sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của lượng khách du lịch từ Trung Quốc.
Cũng theo VNDIRECT, việc giao thương qua biên giới hai nước dễ dàng hơn cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu cao su, gạo, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ xu hướng chi phí vận chuyển giảm và nhu cầu gia tăng từ thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng góp phần ổn định chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, nhất là ngành điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị và dệt may.
Khách du lịch đến Đà Nẵng đầu năm 2023. (Ảnh minh họa: Văn Luận) |
Về phía Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco Research), trong báo cáo chuyên đề mới đây, đơn vị kỳ vọng sản lượng khách du lịch tới Việt Nam hồi phục mạnh trong năm 2023 khi Trung Quốc mở cửa trở lại.
"Trung Quốc là quốc gia chiếm khoảng 1/3 sản lượng du khách quốc tế tới Việt Nam trước dịch Covid-19, do đó, việc Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero-Covid kỳ vọng sẽ tăng nhu cầu du lịch của người dân này tăng lên", Agriseco Research đánh giá.
Cũng theo đơn vị này, giai đoạn 2015-2022, tổng vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng kép bình quân là 17%/năm. Vốn đầu tư từ Trung Quốc có xu hướng chững lại trong 3 năm đại dịch bởi các biện pháp đóng cửa biên giới, đường bay. Mặc dù vậy, xu hướng dịch chuyển vẫn tiếp tục khi có nhiều dự án nổi bật từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã liên tục đầu tư mở hoặc tăng thêm vốn để mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Trong 11 tháng năm 2022, số lượng dự án FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ 4 vốn vào Việt Nam.
Khi Trung Quốc mở cửa trở lại các đường bay, biên giới với Việt Nam, kỳ vọng dòng vốn FDI từ Trung Quốc sẽ tăng trở lại. Các doanh nghiệp FDI vẫn sẽ có xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong tương lai. Do đó, Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ thu hút vốn FDI từ Trung Quốc do khoảng cách địa lý gần và chi phí nhân công, sản xuất thấp.
Về nhập khẩu, Agriseco Research đánh giá Trung Quốc là nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may quan trọng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ thị trường Trung Quốc đang có xu hướng tăng lên và chiếm khoảng 50% trong 11 tháng năm 2022.
Trong năm vừa qua, có những thời điểm các doanh nghiệp may mặc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu do Trung Quốc phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc tiếp cận được với nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may dễ dàng hơn và với chi phí tối ưu hơn.
Về xuất khẩu, Trung Quốc mở cửa có thể giúp hoạt động xuất khẩu xơ, sợi tăng trở lại khi đây là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này nhiều năm qua.
Cũng theo Agriseco Research nhận định, Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng cường đầu tư hạ tầng để giúp tái thiết nền kinh tế, đồng thời nhu cầu nhà ở và giao dịch bất động sản sẽ dần thoát khỏi tình trạng đóng băng. Nhu cầu vật liệu tăng sẽ giúp giá vật liệu tăng trở lại và tác động trực tiếp lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu clinker lớn nhất của Việt Nam. Theo đó nhu cầu xây dựng phục hồi sẽ giúp giải tỏa áp lực dư cung và sức ép cạnh tranh của thị trường xi măng phía Bắc. Tuy nhiên, đơn vị cho rằng, giá bán tại thị trường trong nước sẽ không ghi nhận ảnh hưởng nào sự kiện này nên không phải tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng lợi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02