Nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội tháng 1/2021
Dự báo các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong trung hạn 2021- 2025 của Việt Nam Kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Không thể lơ là, chủ quan với lạm phát trong năm 2021 |
Theo báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 và dự báo tình hình, kịch bản điều hành 6 tháng 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 1/2021, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực.
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo đạt 27,2%. Sản xuất nông nghiệp cơ bản đạt kế hoạch, đáp ứng tốt nhu cầu và giúp giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết ổn định, không có biến động lớn. Thương mại trong nước tăng 6,4% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu gia tăng và sự tham gia của các doanh nghiệp thông qua chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân.
Trong tháng 1/2021, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực. (Ảnh: Phương Ngân) |
Lạm phát được kiểm soát dù phải chịu áp lực từ nhu cầu tiêu dùng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 1 tăng 0,06% so với tháng trước, chủ yếu do điều chỉnh tăng giá xăng, dầu và giá các mặt hàng tăng do nhu cầu mua sắm Tết. Việc giảm giá điện không chỉ hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho đối tượng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà còn góp phần giúp chỉ số CPI chung giảm 0,56%.
Thị trường tiền tệ, tín dụng tương đối ổn định. Lãi suất huy động tiếp tục xu hướng giảm. Dự báo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ duy trì ở mức ổn định trong các tháng đầu năm 2021, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn và phục hồi. Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của các hệ thống thanh toán, bảo đảm an toàn, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt cho người dân, doanh nghiệp dịp Tết.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng đạt trên 10 nghìn doanh nghiệp, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2020 với số lao động đăng ký mới ở mức cao, đạt trên 115 nghìn người, tăng 37,2%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tuy giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn giữ xu hướng tăng, đạt 6.503 doanh nghiệp, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây, phản ánh niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế nước ta.
Đáng chú ý, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa duy trì mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính tháng 01/2021, tiếp tục xuất siêu 1,3 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 54,1 tỷ USD, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường có mức xuất siêu lớn nhất là Mỹ và EU, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường nhập siêu lớn nhất.
Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đạt được kết quả nổi bật và ấn tượng, cho thấy sự đúng đắn, hiệu quả của những giải pháp điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua. Tính đến hết tháng 1/2021, ước giải ngân năm 2020 đạt 452,4 nghìn tỷ đồng, bằng 96,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (năm 2019 đạt 76,75%). Số vốn kế hoạch năm 2021 các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã giao chi tiết cho các dự án đạt 89% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương các năm trước. Ước giải ngân tháng 1/2021 đạt 15 nghìn tỷ đồng, bằng 3,25% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ đạt 0,95%).
Hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ; nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa quan trọng đã được triển khai, như: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu nâng cao nhận thức và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp chuyển đổi số. Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 đã thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn, uy tín, hàng chục nghìn lượt khách thăm quan, kết nối các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khẳng định vai trò kiến tạo của Chính phủ, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa Việt Nam trở thành điểm đến về đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, hoạt động tổ chức, chăm lo, ổn định đời sống cho người dân đón Tết được chú trọng. Các cơ quan trung ương, địa phương đã chủ động rà soát, tổng hợp số hộ dân có nguy cơ thiếu đói; chủ động xây dựng kế hoạch thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách; theo dõi, nắm bắt tình hình lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động đón Tết…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28