Không thể lơ là, chủ quan với lạm phát trong năm 2021

Mặc dù nhiều dự báo cho rằng, lạm phát trong năm 2021 vẫn sẽ trong tầm kiểm soát ở mức dưới 4%, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, vẫn không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát.
Kiểm soát chặt việc kê khai giá, tránh lợi dụng tăng giá bất hợp lý Kiểm soát lạm phát một cách chủ động, tự tin và vì dân

Lên kịch bản kiểm soát lạm phát

Năm 2021, theo Nghị quyết Quốc hội quyết định tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 4%. Đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhận định, trong năm nay, bên cạnh tác động từ diễn biến trên thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng nhiều nhưng không xem xét tăng giá trong năm 2020.

Ở chiều ngược lại, trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất định liên quan đến dịch bệnh, tổng cầu của nền kinh tế khó có khả năng phục hồi mạnh trở lại như giai đoạn trước dịch. Đặc biệt tình hình kinh doanh một số lĩnh vực như lưu trú, du lịch, giải trí, hàng không... dự báo gặp nhiều khó khăn, nên nhìn chung mặt bằng giá cả mặt hàng thiết yếu dự kiến không có biến động.

Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát trong năm 2021. (Ảnh minh họa: KT)
Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát trong năm 2021. (Ảnh minh họa: KT)

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, hiện đơn vị đã xây dựng và lên kịch bản điều hành giá trong năm 2021, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% Quốc hội đề ra. Dự báo giá cả một số mặt hàng trong năm 2021 rất khó đoán định, do đó, thời gian tới, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá theo cơ chế thị trường để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Đồng thời, sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ công và hàng hóa quan trọng thiết yếu.

Cục Quản lý giá cũng sẽ tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu để kịp thời đề xuất giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, nhất là mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt cục bộ do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh và hàng hóa có nhu cầu cao dịp trước, trong và sau tết.

Lãnh đạo Cục Quản lý giá cũng khẳng định, trong năm 2021 sẽ chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; tăng cường thanh kiểm tra; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá, để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

Áp lực gia tăng

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, năm 2021 có một số yếu tố có thể đẩy áp lực lạm phát lên đáng kể. Trước tiên là khả năng phục hồi mạnh của kinh tế toàn cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng trên nền tăng trưởng thấp của năm nay. Khi kinh tế phục hồi thì nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng, từ đó sẽ đẩy mặt bằng giá cả lên.

Bên cạnh đó, lượng tiền mà các nước, các ngân hàng trung ương bơm ra để phòng chống dịch, hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn, hay các động thái tiếp tục nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất… trong thời gian qua sẽ có tác động mạnh hơn trong năm tới, khiến lạm phát trên toàn cầu dự báo có thể tăng tương đối. Ngoài ra, các dự báo đều cho thấy giá các hàng hóa cơ bản, trong đó có giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng tăng trở lại, dù mức tăng không lớn nhưng cũng tạo thêm sức ép. Trong khi đó ở trong nước, lộ trình tăng giá một số hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý cũng sẽ ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng.

“Áp lực lạm phát sẽ cao hơn đáng kể trong năm 2021. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lạm phát vẫn sẽ trong tầm kiểm soát ở mức dưới 4%, cụ thể dự báo tăng trong khoảng 3,7-3,9%, tức là chúng ta cũng không lo ngại sẽ xảy ra tình trạng lạm phát bùng phát trở lại”, TS. Cấn Văn Lực nhận định.

Trong bối cảnh nhu cầu yếu và chưa thể phục hồi mạnh, hầu hết các dự báo đều cho rằng áp lực với lạm phát hiện nay cũng như trong năm tới là không lớn. Hơn nữa, với những kinh nghiệm điều hành đã có thì chắc chắn lạm phát sẽ kiểm soát được. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, vẫn không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát.

TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó có việc kiểm soát về giá cả. Bên cạnh đó, cần cân nhắc lùi lộ trình tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý nếu áp lực lạm phát lớn hơn. Trong ngắn hạn, để giữ cho giá cả thị trường không xảy ra những biến động tăng mạnh trong tháng 1/2021 – tháng cao điểm cận Tết Nguyên đán, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, điều hành, bình ổn giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu./.

Theo Cẩm Tú/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/khong-the-lo-la-chu-quan-voi-lam-phat-trong-nam-2021-828265.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Thanh Xuân biểu dương 29 “Công nhân giỏi”, 22 “Sáng kiến - sáng tạo”

Quận Thanh Xuân biểu dương 29 “Công nhân giỏi”, 22 “Sáng kiến - sáng tạo”

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Thanh Xuân có 29 “Công nhân giỏi”, 22 “Sáng kiến - sáng tạo” đại diện cho trên 18 nghìn đoàn viên của 268 Công đoàn cơ sở được tôn vinh, biểu dương cấp quận và 3 công nhân giỏi được Thành phố tuyên dương.
Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức, hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Chương Mỹ: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Chương Mỹ: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Chương Mỹ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội ký giao kết thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội ký giao kết thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Chiều nay (23/4), tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP, đại diện 6 đơn vị thuộc Cụm thi đua số 7 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ký giao kết thi đua năm 2024 và bàn kế hoạch triển khai công tác năm 2024.
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

(LĐTĐ) Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc sức bền 24h khổng lồ”, từ ngày 20/4/2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “Thử thách bền bỉ hơn” trên Tiktok, “Thử thách 7 ngày bền bỉ hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.
Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, các chuyên gia đã giải đáp cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, chính sách đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...

Tin khác

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

(LĐTĐ) VN-Index tăng 15 điểm trong phiên đầu tuần. Các mã ngân hàng, chứng khoán dẫn đầu đà tăng trong khi thanh khoản thị trường giảm sâu, dòng tiền thận trọng sau cú rơi hơn 100 điểm vừa qua.
Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (22/4) do không đủ số doanh nghiệp đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc.
Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

(LĐTĐ) Sáng nay (22/4), trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sụt giảm thì tỷ giá USD vẫn tăng vọt. Hiện giá USD tại các ngân hàng thương mại đã lập đỉnh lịch sử khi bán ra ở mức 25.473 đồng.
Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến công khai đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG.
Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào 10h sáng ngày 22/4 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Giá vàng hạ nhiệt, tỷ giá USD vẫn cao

Giá vàng hạ nhiệt, tỷ giá USD vẫn cao

(LĐTĐ) Do một số nhà đầu tư đã tranh thủ bán chốt lời nên giá vàng hạ nhiệt, đóng cửa ở mức khoảng 2.392 USD/ounce. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dù công bố bán USD cho các ngân hàng thương mại nhưng giá USD vẫn cao.
Xem thêm
Phiên bản di động