Nhập siêu "khủng" từ Hàn Quốc, DN Việt cần làm gì?

Cùng với việc FTA Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực, Hàn Quốc đã "vượt mặt" Trung Quốc trở thành quốc gia mà Việt Nam đang nhập siêu nhiều nhất. Làm thế nào để cân bằng cán cân thương mại với thị trường được cho là khá "khó tính" này đang là điều mà các doanh nghiệp Việt băn khoăn. 
nhap sieu khung tu han quoc dn viet can lam gi 8 lý do khiến Thái Lan xuất siêu mạnh sang Việt Nam
nhap sieu khung tu han quoc dn viet can lam gi Hàng Thái Lan đang đổ bộ vào Việt Nam dần chiếm lĩnh thị trường
nhap sieu khung tu han quoc dn viet can lam gi Quý I/2016: Nhập siêu hơn 4,4 tỉ USD từ Hàn Quốc
nhap sieu khung tu han quoc dn viet can lam gi Nhập siêu năm 2015 ở mức 2% kim ngạch xuất khẩu
nhap sieu khung tu han quoc dn viet can lam gi Năm giải pháp kiểm soát nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu

Hàn Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam năm 2017

Thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng gần 87 lần trong hơn 2 thập kỷ qua, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 43,4 tỷ USD năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2017, con số này cũng tiếp tục tăng khi đạt 45,09 tỷ USD. Cho đến nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Trung Quốc.

Đặc biệt, thương mại Việt Nam-Hàn Quốc trong năm 2017 đã có sự thay đổi khi Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam.

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nguyên nhân chính của thực trạng này là do Hàn Quốc dẫn đầu về lượng vốn FDI vào nước ta và các doanh nghiệp FDI này chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất từ chính quốc.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 34,41 tỷ USD tăng 46,5% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ tăng 15,6% và đạt 41,6 tỷ USD. Theo đó, thâm hụt thương mại với Hàn Quốc ở mức hơn 24 tỷ USD, gia tăng cách biệt với mức thâm hụt với Trung Quốc, đạt 19,7 tỷ USD.

Cùng với việc Việt Nam và Hàn Quốc đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ tháng 12/2015, ông Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã chuẩn bị rất kỹ càng các điều kiện để được hưởng ưu đãi từ trước khi FTA có hiệu lực.

Bằng chứng là tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi từ FTA mới đạt 40%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng C/O để hưởng ưu đãi từ FTA chỉ ở mức 15%.

"Do vậy, đến khi hiệp định này đi vào thực thi, hàng hóa của Hàn Quốc có thể vào Việt Nam ngay bởi hàng hóa của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn cũng như chất lượng. Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam thì chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng", ông Phương nhận xét.

Làm thế nào để tăng xuất khẩu sang Hàn Quốc?

Ông Lê An Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp.

Hiện, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may da giày, sắt thép, chất dẻo, hóa chất, phương tiện vận tải, xăng dầu. Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, thủy sản, gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, giày dép, phương tiện vận tải và phụ tùng, xơ, sợi dệt các loại… sang Hàn Quốc.

Với đặc điểm này, theo các chuyên gia, việc doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc nhiều hơn không chỉ để tận dụng cơ hội mà FTA Việt Nam-Hàn Quốc mang lại mà còn là biện pháp để giảm nhập siêu từ thị trường này, cân bằng cán cân thương mại.

Tuy nhiên, "Hàn Quốc được coi là một thị trường khó tính nhất" cũng là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế và là nỗi băn khoăn của nhiều doanh nghiệp. Ông Lê An Hải cho rằng, khi xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến một số vấn đề như: Chất lượng, mẫu mã, thiết kế, bao bì bởi người Hàn Quốc có tâm lý và định kiến tiêu dùng khi cho rằng hàng Việt Nam chất lượng không tốt, không bảo đảm vệ sinh và hàng Hàn Quốc là số 1, niềm tự hào dân tộc về sản phẩm nông sản thực phẩm.

Điều đáng chú ý nhất, hệ thống phân phối của Hàn Quốc khá phức tạp với hàng trăm đại siêu thị, hàng nghìn siêu thị lớn nhỏ, hàng chục nghìn cửa hàng tiện ích và hàng trăm nghìn cửa hàng gia đình đã khiến sự cạnh tranh và hệ thống hóa cao độ kênh phân phối.

"Để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hàn Quốc là phải có đối tác bên trong, tức là đối tác là nhà phân phối ở Hàn Quốc để làm sao đưa sản phẩm vào chuỗi của họ", ông Lê An Hải thông tin.

Trên thực tế, số lượng nhãn hiệu thuần Việt ở thị trường Hàn Quốc chưa nhiều, có chăng chỉ là cà phê G7, phở Xưa và nay, tương ớt Trung Thành, nước mắm Nam Ngư… được phân phối ở những hệ thống phân phối không chính thức, còn trên quầy kệ tập đoàn lớn chưa có nhiều.

Do vậy, ông Hải cho biết, việc tiếp cận được nhà phân phối lớn vừa giúp doanh nghiệp có sự ổn định về đơn hàng, vừa gắn được sản phẩm của mình với thương hiệu, hãng phân phối nổi tiếng của Hàn Quốc, từ đó dần làm được thương hiệu riêng.

Theo Phan Trang/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động