Người lao động mong muốn đời sống, việc làm ổn định

(LĐTĐ) Mong muốn có việc làm, thu nhập ổn định hiện là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Khi được hỏi về nguyện vọng, phần lớn người lao động đều bày tỏ mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần sớm ban hành chính sách về tiền lương hợp lý, đảm bảo cho người lao động có mức sống ổn định và có được một phần tích lũy, đồng thời kịp thời có các giải pháp để kiềm chế lạm phát, không để giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao như hiện nay.
Tăng cường hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới Chăm sóc tốt hơn sức khoẻ người lao động "hậu" Covid-19

Việc làm, thu nhập là mối quan tâm hàng đầu

Để có thêm cơ sở thực tiễn đề xuất với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, nhằm chăm lo, giải quyết kịp thời những khó khăn của người lao động, nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành đã tiến hành khảo sát tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu hiện nay trong đội ngũ đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động.

Tại tỉnh Bình Dương, qua khảo sát với 2.100 công nhân lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ ngày 16 đến ngày 20/5/2022, LĐLĐ tỉnh cho biết: Đa số người lao động có thu nhập hàng tháng từ 5-10 triệu đồng. Trong đó mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng là 13,9%; từ 5-7 triệu đồng/tháng là 40,5%; từ 7-10 triệu đồng/tháng là 36,9%; chỉ số ít (8,7%) công nhân lao động có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Về khả năng tích lũy của người lao động, qua khảo sát cho thấy, có đến 42,1% công nhân không đủ trang trải, 52,5% công nhân vừa đủ trang trải chi tiêu hàng tháng, chỉ có 5% công nhân lao động tích lũy được một phần và 0,4% công nhân lao động có tích lũy.

Người lao động mong muốn đời sống, việc làm ổn định
Công nhân lao động luôn mong có việc làm ổn định để gia đình có cuộc sống tốt hơn. Ảnh: B.D

Từ thực tế trên, khi được hỏi về các vấn đề công nhân lao động quan tâm hiện nay, công nhân lao động tỉnh Bình Dương cho biết, điều người lao động quan tâm lớn nhất đó là việc làm, thu nhập (75,4%); tiếp đến là giá cả các mặt hàng thiết yếu (60,8%); tình hình dịch bệnh Covid-19 (45,8%); vệ sinh an toàn thực phẩm (36,1%); an toàn giao thông (29,3%); nhà ở (27,4%); an ninh trật tự tại các khu nhà trọ (24,5%); nhà trẻ cho con công nhân (15%); nơi sinh hoạt văn hóa (10,4%)...

Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Bình Dương Lưu Thế Thuận cho biết: Hiện nay, đa số người lao động xa quê làm việc, sinh sống đã gắn bó với doanh nghiệp, với tỉnh Bình Dương trên 5 năm. Từ lao động phổ thông, họ đã trở thành những lao động lành nghề, lực lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều người lao động vẫn còn băn khoăn, lo lắng, chưa thật sự an tâm trong việc định hướng tương lai lâu dài để gắn bó với doanh nghiệp.

“Nhiều người lao động còn băn khoăn, lo lắng về: Việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp; không có nhà ở; giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao; vấn đề an toàn giao thông, an ninh trật tự tại các khu nhà trọ, vệ sinh an toàn thực phẩm còn phát sinh nhiều vấn đề hạn chế; nhà trẻ cho con công nhân, nơi sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí chưa đáp ứng; tình trạng tín dụng đen tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro… Theo đó, người lao động bày tỏ mong muốn Chính phủ, các bộ ngành Trung ương cần sớm ban hành chính sách về tiền lương hợp lý, đảm bảo cho người lao động có mức sống ổn định và có được một phần tích lũy, kịp thời có các giải pháp để kiềm chế lạm phát, không để giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao như hiện nay”, ông Lưu Thế Thuận chia sẻ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, qua nắm bắt ý kiến của người lao động, báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Vấn đề chưa tăng lương tối thiểu vùng, lương cơ sở lâu nay đã dẫn đến nhiều khó khăn cho người lao động, trong khi giá xăng tăng vọt và giá hàng hóa tăng theo. Theo đó, người lao động mong muốn, kiến nghị với Quốc hội, Nhà nước có quyết sách cân bằng giá cả và tiền lương để đảm bảo cuộc sống của người lao động được ổn định hơn. Đề nghị tăng mức lương tối thiểu vùng áp dụng vào ngày 1/7/2022 (thay vì thời điểm áp dụng 1/1/2023) vì mức lương của người lao động hiện còn quá thấp, chưa đáp ứng được mức tối thiểu nhu cầu cuộc sống.

Có an cư mới lạc nghiệp

Qua khảo sát của các LĐLĐ tỉnh, thành phố và Công đoàn ngành, phần lớn người lao động ngoại tỉnh đang làm việc tại các tỉnh, thành phố lớn hiện nay chưa có chỗ ở ổn định, đa số ở trọ, điều kiện ăn ở, sinh hoạt tại các nhà trọ còn nhiều khó khăn, ẩm thấp, diện tích nhỏ, chật hẹp ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động và sự phát triển thể chất của con công nhân lao động. Khi được hỏi về nguyện vọng, phần lớn người lao động làm việc tại các thành phố lớn đều kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, có các giải pháp cụ thể để thực hiện nhiều dự án nhà ở trên địa bàn với giá hợp lý cho người lao động để công nhân, người lao động được mua hoặc thuê để có chỗ ở ổn định, an tâm làm việc.

Từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động, LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về hỗ trợ vay vốn thuê, mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp hoặc không lãi suất đối với những người đủ điều kiện mua nhà. Hiện, các nguồn thông tin về nhà ở xã hội không được phổ biến rộng rãi, có quá ít kênh để người lao động tham khảo, đăng ký mua. Bên cạnh đó, người lao động cũng đề nghị cần mở rộng thêm nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, như: Người lao động có sự gắn bó lâu dài, có thành tích cống hiến trong lao động sản xuất, có sáng kiến cải tiến tốt…

Tại thành phố Hà Nội, theo báo cáo của LĐLĐ Thành phố: Qua tổng hợp ý kiến từ cơ sở, công nhân lao động mong muốn được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách hiện nay, đó là vấn đề nhà ở cho công nhân. Người lao động Thủ đô mong muốn Chính phủ có những chính sách phù hợp hơn để người lao động, đặc biệt là công nhân lao động ở các Khu Công nghiệp và Chế xuất có cơ hội được tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước để mua nhà. Vì với chính sách và mức giá hiện nay, người lao động khó có thể mua được nhà ở để ổn định, yên tâm làm việc.

Bên cạnh đó, quan tâm khuyến khích các nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhà trẻ, trường học phục vụ công nhân lao động. Thực tế nguồn lực Nhà nước đầu tư thiết chế cho công nhân lao động, đặc biệt là công nhân lao động khu công nghiệp chưa nhiều, trong khi đó các chính sách kêu gọi đầu tư xã hội hóa vào lĩnh vực này chưa phát huy hiệu quả.

Thông tin thêm về nhu cầu bức thiết này, ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết: Hiện nay, một bộ phận công nhân lao động trong các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đa phần thu nhập của người lao động chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tối thiểu, không có dư dả, tích lũy. Trong khi đó, người lao động thường xuyên phải tăng ca, làm thêm giờ và họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Từ thực tế đó, để người lao động tiếp tục gắn bó, cống hiến cho doanh nghiệp và được thụ hưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra, ông Toản cho rằng, Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thiết chế Công đoàn tại các địa phương, nhất là thành phố Hà Nội, là khu vực có đông công nhân lao động ngoại tỉnh đang sinh sống, làm việc. Trong đó, cần tập trung xây dựng các khu nhà ở dành cho công nhân; điểm vui chơi, giải trí, tập luyện thể thao; cơ sở y tế; trường học dành cho con công nhân lao động, để họ yên tâm cống hiến cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động