Người dân cần những thao tác gì để có tài khoản định danh điện tử?
Người từ 14 tuổi trở lên được đăng ký tài khoản định danh điện tử Cá nhân đủ 14 tuổi trở lên được đăng ký tài khoản định danh điện tử |
Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, dự kiến từ cuối tháng 2-2022 đến đầu tháng 3-2022, Bộ Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân thông qua các hoạt động cấp, đổi lại, cấp lại Căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc.
Khi công dân đến cơ quan Công an quận/huyện/tỉnh/thành phố làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì có thể thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử theo các bước và cung cấp các thông tin sau:
- Bước 1: Công dân thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Thông tin đăng ký bao gồm: Số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email). Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử).
Trường hợp công dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, …thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.
- Bước 2: Công dân thực hiện làm hồ sơ hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.
- Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip theo đúng quy trình cấp Căn cước công dân.
* Khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ được hưởng những lợi ích sau:
Một là, công dân khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia) sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
Hai là, công dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã Qrcode hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Ba là, công dân có thể thay thế Căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế....
Bốn là, công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…).
Năm là, bảo mật thông tin công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý. Do vậy, khi công dân thực hiện các giao dịch điện tử trên môi trường điện tử sẽ thuận tiện và an toàn.
Trong thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng định danh và xác thực điện tử, triển khai Đề án ứng dụng dữ liệu dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử trong Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, việc đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử ngày càng trở lên cần thiết và mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho người dân.
Theo Cục CS QLHC về TTXH Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an phát triển. Khi công dân đến cơ quan Công an quận/huyện/tỉnh/thành phố làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip thì có thể thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử.
Mọi công dân đều có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử nếu có nhu cầu sử dụng. Đáng chú ý, việc bảo mật thông tin công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý. Do vậy, khi công dân thực hiện các giao dịch điện tử trên môi trường điện tử sẽ thuận tiện và an toàn.
Trong tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp hiện nay, khi sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ giúp công dân không phải thực hiện các thủ tục tại cơ quan Công an hoặc cơ quan Nhà nước khác khi đi làm các thủ tục hành chính không phải đến trực tiếp cơ quan để thực hiện thông qua các dịch vụ công mức độ 4, mức độ 3 để giảm thiều thời gian, chi phí.
Tài khoản điện tử sẽ được Bộ Công an thông qua việc kết nối với các cơ quan dữ liệu chuyên ngành, các bộ, ngành để thực hiện xác thực thông tin và đảm bảo thông tin tài khoản của người dân về định danh điện tử là chính xác nhất.
Theo anninhthudo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44
Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần
Infographic 04/09/2024 11:50
Chung tay đẩy lùi ma túy học đường
Tư vấn luật 30/08/2024 10:22