Ngôi nhà mang tên “Thánh Tâm”: Nơi tình người như ruột thịt

(LĐTĐ) Nhận cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi, bị thiểu năng trí tuệ, hơn 10 năm nay, có một địa chỉ tại xã Xuy Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã trở thành mái ấm thứ hai của rất nhiều số phận. Họ chẳng phải người thân, chẳng phải ruột thịt, nhưng gắn bó với nhau bởi chữ “tình”, bởi lòng nhân ái.
ngoi nha mang ten thanh tam noi tinh nguoi nhu ruot thit Thực hiện thành công mô hình Ngôi nhà bình yên
ngoi nha mang ten thanh tam noi tinh nguoi nhu ruot thit Lặng lẽ viết tiếp những câu chuyện cổ tích

Tôi đến Xuy Xá, Mỹ Đức vào một ngày trời rét, trái với vẻ đẹp trầm mặc của một miền ngoại thành với không gian yên ắng, phủ sương là một bầu không khí náo nhiệt, rộn rã. Hàng chục đứa trẻ nhảy múa, hát, rồi cả la hét, tưởng chừng như ở đó đang có một sự kiện gì rất đặc biệt, nhưng không, vốn dĩ đây là không khí thường ngày, ai cũng đã rất quen thuộc. Nếu không hỏi trước, có lẽ tôi cũng sẽ rất bất ngờ.

Ở đây, các em lớn có, nhỏ có đang vây quanh chiếc đu quay, quay tròn ở một góc sân, tiếng nói, tiếng cười rộn rã. Có em không thể đi lại được, ngồi trên xe lăn giơ đôi tay co quắp lên cổ vũ, có em lại không thể giữ được cái đầu đang ngoẹo qua một bên nhưng nở nụ cười rất tươi…

ngoi nha mang ten thanh tam noi tinh nguoi nhu ruot thit
Không chỉ có các cháu nhỏ, ở đây còn có những cụ già không nơi nương tựa.

Nơi đây, chính là cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc những người có hoàn cảnh đặc biệt, không có người thân chăm sóc có tên “Thánh Tâm”, hay còn gọi là mái ấm Thánh Tâm. Trước đây nằm trong khuôn viên Nhà thờ xã Xuy Xá, mái ấm được thành lập từ năm 2008, bởi các linh mục và các nữ tu (các sơ) đang hoạt động sứ vụ tại địa phương. Lúc đó, Cha Giuse Nguyễn Minh Hoàng là người đầu tiên xây dựng nên cơ sở này, đã phải mượn căn nhà cấp bốn khoảng 40m2 để có thể tiếp nhận và nuôi dưỡng, giúp đỡ một số em nhỏ bị khuyết tật, bị bỏ rơi tại địa phương. Sau này, Mái ấm có thêm khuôn viên rộng hơn, cách nhà thờ chỉ vài trăm mét, ở đây ngoài dãy phòng ngủ còn có cả đu quay, sân chơi cho các bé, cùng với khu nhà bếp và vườn trồng rau…

Trò chuyện với chúng tôi, sơ Nguyễn Thị Ngát cho biết mình là một trong những người gắn bó lâu nhất với mái ấm Thánh Tâm. Những trường hợp được tiếp nhận tại ngôi nhà chung này đều được các sơ nhớ như in từng hoàn cảnh, quê quán. Có thể kể đến như em Lương Xuân Lộc bị u úng thủy bẩm sinh, đầu em phát triển to bất thường, không biết nói, không đi lại được, đặt đâu ngồi đó. Vì gia đình em quá khó khăn nên em đã phải ngồi một chỗ không biết kêu ai. Đến với mái nhà Thánh Tâm, em đã được chăm sóc, nỗ lực điều trị bằng nhiều hình thức, sau 4 năm thì đi lại được, biết nói và có thể theo học tại trường mầm non.

Hay như em Nguyễn Thu Hương sinh non chỉ nặng 1,2kg, ngay sau đó thì mẹ qua đời, em phải nằm trong lồng kính 45 ngày tại BV Nhi Trung ương; xuất viện em được chuyển thẳng về Mái ấm Thánh Tâm, được các sơ chăm sóc tận tình, khỏe mạnh, phát triển tốt.

ngoi nha mang ten thanh tam noi tinh nguoi nhu ruot thit
Các cháu bị thiểu năng được các sơ chăm sóc

Cách đây mấy năm, em Vũ Thị Thiên (12 tuổi), quê ở xã Xuy Xá được mẹ gửi đến mái ấm. Bố Thiên không có việc làm ổn định, có giai đoạn cả ngày chỉ biết đến rượu chè, rồi khi không làm chủ được bản thân thì quay sang mắng chửi, đánh đập hai mẹ con Thiên. Người mẹ uất ức không chịu được cuộc sống không khác chốn ngục tù, gạt nước mắt gửi con gái vào mái ấm Thánh Tâm và bỏ lên Hà Nội đi làm thuê.

Biết được câu chuyện, các sơ tại mái ấm Thánh Tâm vừa cưu mang, vừa tìm đến với chính quyền địa phương, với gia đình Thiên để cùng vận động, khuyên nhủ người bố. Tấm chân tình rốt cuộc cũng đã cảm hóa được lòng người. Bố Thiên nay đã thay đổi tâm tính. Mẹ Thiên cũng trở lại quê hương, đón em về nhà sinh sống. Gia đình em giờ đã đoàn tụ, sống vui vẻ, êm ấm bên nhau, dẫu cho chặng đường phía trước vẫn còn những khó khăn, trắc trở.

Trải qua muôn vàn khó khăn, nhờ sự đồng hành và quyết tâm của mọi thành viên, đến nay mái ấm là nơi nuôi dưỡng hơn 30 trẻ em mồ côi, trong đó hầu hết là bị bại não, đao hoặc động kinh nhẹ. Ngoài ra, nơi đây còn chăm sóc 3 cụ già không nơi nương tựa. Mặc dù khó khăn cũng đã qua đi, song những vất vả thì vẫn còn đang hiện hữu. Các sơ ở đây thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm, thậm chí là bất cứ lúc nào có trẻ đập phá. Nói đoạn, sơ Ngát chỉ vào cánh cửa có khuyết bằng sắt để cài khóa đã bị gãy một bên: “Đấy, nhiều cháu ở đây thỉnh thoảng vẫn lên cơn động kinh, có hôm mọi người đang ngủ thì cứ thức dậy la hét rồi thúc mạnh người vào cánh cửa, cái khuyết cửa bằng sắt kia sau nhiều lần như thế cũng đã gãy, giờ không còn móc khóa vào được nữa”.

Nhắc về quá khứ, các sơ nơi đây ai cũng nghẹn giọng, đôi mắt ngân ngấn. Không ít trường hợp bố mẹ vì xích mích mà ruồng rẫy con cái đã được chính các sơ ở đây cảm hóa, thuyết phục bằng chính tấm lòng nhân hậu, rộng lượng của mình.

“Vẫn biết chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ khuyết tật không hề đơn giản, nhưng các sơ đều tình nguyện gắn bó cả cuộc đời mình, dành hết tâm huyết để lo cho các cháu ở đây từng bữa ăn, giấc ngủ. Thậm chí có những cháu thường xuyên lên cơn động kinh, hoặc lên cơn hoảng loạn, đập phá đồ đạc, các sơ vẫn luôn bình tâm xử trí, không bao giờ lớn tiếng nặng lời hoặc đòn roi gây thương tích. Không chỉ lo cho các em cơm ăn, áo ấm, các sơ còn luôn bảo ban, chỉ dạy các em điều cách cư xử, tình yêu thương, một số em lớn còn được các sơ gửi đi học ở các trường tiểu học và trung học cơ sở tại địa phương…”, sơ Ngát chia sẻ.

Đến nay, rất nhiều em nhỏ sau khi trưởng thành đã tự tin hòa nhập cuộc sống mới... Điều đáng mừng đối với các sơ là các cháu đều chăm ngoan, chịu khó học hành, ngoài giờ học ở trường, các cháu còn biết phụ giúp các sơ chăm sóc, chơi với các em nhỏ hơn. Có em còn thi đỗ và đang học tại Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, còn lại thì đều học xong và đã được giới thiệu đi học nghề hoặc lập gia đình.“Ngoài những kiến thức được học ở trường, ở lớp, các cháu còn biết cách cư xử, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh mình, các sơ không mong gì hơn nữa”, sơ Ngát bộc bạch.

Câu chuyện chưa dừng lại thì có tiếng la hét từ bên trong dãy phòng ngủ, sơ Ngát chưa kịp ăn cơm trưa, sơ vừa đứng dậy bước đi, vừa nói “thường thì trưa nào cho chúng nó ăn cơm xong sơ cũng phải ủ cho chúng ngủ say rồi mình mới ăn, hôm nay không được sơ ủ cho ngủ nên chúng nó kêu la đấy”.

Nhân dịp năm mới, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hà Nội, bà Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm và động viên các hoàn cảnh đặc biệt đang sinh sống tại mái ấm Thánh Tâm; đồng thời bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả mà các sơ và những người nuôi dưỡng tại đây đã phải trải qua trong thời gian dài. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, bản thân vô cùng ngưỡng mộ và biết ơn tấm lòng thơm thảo của những con người đã dành trọn cuộc đời của mình để cưu mang những đứa trẻ thiệt thòi trong cuộc sống, không những thế còn dành trọn đạo làm con của mình để chăm lo cho những cụ già, những người không còn nơi nương tựa khi tuổi đã về chiều.

Với ý thức sống tốt đời, đẹp đạo, các sơ tại mái ấm Thánh Tâm đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một cộng đồng biết chia sẻ, luôn rộng lòng yêu thương. “Bằng những việc làm thiết thực như vậy, cuộc sống của chúng ta đang dần trở nên tốt đẹp hơn nhiều, xóa nhòa đi khoảng cách giữa những người tưởng chừng như xa lạ nhưng vô cùng gắn bó. Và đó cũng là tấm gương để nhiều người trong xã hội học hỏi, noi theo, không còn sống vô tình, rũ bỏ tình thân...”, bà Dung chia sẻ.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Phạm Đức Lợi (sinh năm 1978, trú tại thôn Liên Tân, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) và Nguyễn Tiến Lập (sinh năm 1989, trú tại thôn Bến, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở lại phiên sơ thẩm, tuyên bị cáo Duy Đức Tuấn (50 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương) 12 năm tù tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”

Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tổng kết Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô (1954 - 2024).
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Chiều 15/11, huyện Thanh Trì tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì năm 2024.
Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội

Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội

(LĐTĐ) Thông tin tại Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lần thứ 9 nhiệm kỳ 2023 - 2028 (mở rộng), đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành cho biết, thời gian tới, các đơn vị thuộc Công đoàn ngành sẽ tập trung, đẩy mạnh các hoạt động chăm lo tới đoàn viên, người lao động dịp Tết.

Tin khác

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động