Nâng cao hiệu quả khai thác nhà, đất thuộc quản lý nhà nước
Nợ thuê nhà chuyên dùng khoảng 1.200 tỷ đồng
Tại phiên chất vấn, các đại biểu và cử tri cùng quan tâm, đặt câu hỏi liên quan đến những tồn tại, hạn chế, trách nhiệm của các cơ quan thuộc Thành phố về công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý nhà nước trên địa bàn.
Quang cảnh phiên chất vấn |
Đáng chú ý, số tiền nợ thuê nhà chuyên dùng khoảng 1.200 tỷ đồng, xu hướng tăng trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, quy chế sử dụng, đấu giá nhà chuyên dùng vẫn chưa được ban hành, đơn giá thuê nhà 10 năm chưa được thay đổi là những vấn đề cần được các đơn vị, cơ quan liên quan của Thành phố làm rõ.
Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội cho biết, đơn vị quản lý 803 điểm nhà chuyên dùng. Sau khi thực hiện thông báo của Thành phố gia hạn hoạt động thuê nhà đến hết năm 2018 đã xảy ra một số vướng mắc. Trong đó, có vướng mắc từ việc thực hiện Luật Quản lý tài sản công.
Theo ông Dũng, trong 803 nhà chuyên dùng có 357 điểm vi phạm, hình thành qua quá trình sử dụng, qua nhiều đơn vị quản lý, nguyên nhân chủ yếu là qua sử dụng nhiều thời kỳ đã bố trí cho người vào ở, liên doanh, liên kết, cho thuê lại sai mục đích, sử dụng sai mục đích… Trong đó, một số đơn vị hành chính sự nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để nộp tiền thuê nhà.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trả lời chất vấn |
Làm rõ thêm vấn đề đại biểu quan tâm, ông Nguyễn Xuân Lưu Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho rằng, đối với vấn đề thu nợ, sở được giao trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vấn đề. Thời gian tới. Sở Tài chính Hà Nội sẽ khẩn trương cùng Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội phân loại sơ bộ, đôn đốc thực hiện thu nợ.
Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp Trung ương, Sở Tài chính Hà Nội sẽ kiến nghị cơ quan chủ quản có biện pháp thu hồi nợ; đối với tổ chức, cá nhân, sẽ phân loại, có biện pháp tuyên truyền, vận động. Việc này sẽ được tập trung làm rõ trong quý III/2022 để sớm có kế hoạch thu hồi; trường hợp cần thiết sẽ đề xuất Thành phố thành lập ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện.
Xử lý dứt điểm các vi phạm
Liên quan đến những nội dung nhà tái định cư, ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, Thành phố có 17.957 căn hộ tái định cư; phần lớn đã bán và bố trí cho các dự án giải phóng mặt bằng, hiện còn 424 căn hộ trống chưa bố trí cho dự án nào.
Đại biểu Vũ Ngọc Anh nêu câu hỏi chất vấn |
Ông Phong cho biết, đối với quỹ nhà trống, chưa có người vào ở do một số nguyên nhân là do các chủ đầu tư được Thành phố bố trí quỹ nhà tái định cư, đang trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng nên chưa trình Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố để ra quyết định bán nhà.
Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cũng nêu thêm một số nguyên nhân quỹ nhà trống, chưa có người vào ở là do các hộ dân được bố trí nhà tái định cư còn có vấn đề liên quan khiếu nại, kiến nghị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, liên quan chế độ, chính sách. Ngoài ra, một số hộ được bố trí nhà tái định cư, nhưng lại trả lại nhà, đề nghị hỗ trợ tiền.
Trả lời vấn đề trong tổng số 17.957 căn hộ tái định cư thì có tới 650 căn hộ có vi phạm khi đơn vị quản lý tự ý cho vào ở trong khi các hộ chưa ký hợp đồng, chưa nộp tiền thuê nhà, ông Võ Nguyên Phong cho biết, theo quy định của Thành phố, cơ quan tiếp nhận quản lý các căn hộ tái định cư giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
Đại biểu Trần Khánh Hưng nêu câu hỏi chất vấn |
Theo ông Phong, trong 650 căn hộ có vi phạm, đã khắc phục được 396 căn, còn 254 căn. Hiện Sở đã ban hành kế hoạch và đôn đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội sớm xử lý vi phạm còn lại.
Phát biểu giải trình thêm, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bày tỏ mong muốn được giám sát, để nhận thức ra những tồn tại, hạn chế, đưa ra được các giải pháp khắc phục.
Ông Hải thông tin, trải qua 2 thời kỳ chính sách, Luật Quản lý tài sản nhà nước 2008, Luật Quản lý tài sản công 2017. Mức độ bao phủ luật quản lý tài sản công rộng khắp, có nhiều nội dung vướng mắc trong khi triển khai, nên khi có chính sách năm 2017, cơ bản quy định pháp luật đã được ban hành đầy đủ.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn |
Ngoài luật, Chính phủ ban hành thêm các nghị định, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị; phân công, phân nhiệm từng đơn vị… Các cơ quan tham mưu, tổng hợp đã giúp UBND các cấp thực hiện quyền hạn quản lý tài sản công. Nội dung quy định pháp luật quy định cụ thể, từ năm 2008 đến nay, UBND Thành phố căn cứ thẩm quyền, Sở Xây dựng, Tài chính đã tham mưu, ban hành đầy đủ chính sách…
Theo Phó Chủ tịch Hà Minh Hải, việc gia hạn hợp đồng, vướng mắc khi Luật Quản lý tài sản công ra đời, quy định phải tổ chức đấu giá cho thuê, dẫn đến có vướng mắc về đấu giá. Các đơn vị thuê nhà nhiều năm phải tìm được nơi mới để chuyển đi. UBND Thành phố đã tổng hợp vướng mắc, báo cáo Chính phủ. Đối với tất cả hợp đồng đã ký, kéo dài hợp đồng, khi có hướng dẫn cụ thể, sẽ thực hiện theo hướng dẫn.
Theo báo cáo bằng hình ảnh của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tại phiên chất vấn, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang quản lý 803 địa điểm nhà chuyên dùng, nhưng việc theo dõi, ghi sổ địa điểm nhà, đất đã ký hợp đồng thuê nhà, địa điểm chưa ký hợp đồng không đầy đủ, không cập nhật kịp thời biến động. Trong 803 nhà chuyên dùng, có 357 địa điểm vi phạm, điển hình như cho thuê lại, liên doanh liên kết, cải tạo lại, cơi nới, xây dựng thêm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Mặc dù quỹ nhà chuyên dùng đều có vị trí đẹp, song còn tới 66 điểm đang để trống, chưa được khai thác, sử dụng. Hà Nội vẫn chưa ban hành giá mới cho thuê nhà chuyên dùng, mà sử dụng giá đã ban hành từ cuối năm 2012. Trong khi đó, tại 199 tòa nhà chung cư tái định cư, tổng diện tích quỹ nhà kinh doanh dịch vụ tầng 1 Thành phố đang quản lý là hơn 85 nghìn mét vuông. Trong số này, có gần 50 nghìn m2 diện tích kinh doanh dịch vụ đã cho thuê; hơn 35 nghìn m2 còn trống chưa bố trí thuê sử dụng, hoặc sử dụng trái phép, sai mục đích, chiếm 41%. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 94 dự án phát triển nhà ở và đô thị có quỹ đất phải bàn giao thành phố với 149 lô đất, tổng diện tích hơn 936 nghìn m2. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59