Nâng cao công tác tuyên truyền để tạo ý thức về bảo vệ môi trường
Thu phí rác thải theo khối lượng cần công bằng, hợp lý | |
Chất lượng không khí Hà Nội có xu hướng xấu hơn | |
“Hành động vì thiên nhiên” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới |
Để môi trưởng Thủ đô xanh- sạch- trong lành cần cải tiến công tác tuyên truyền (ảnh minh họa) |
Môi trường đối với sự sống của con người rất quan trọng, môi trường tốt thì sức khỏe của con người được tốt và ngược lại sẽ sinh bệnh tật và ảnh hưởng mãi tới các thế hệ sau. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay có người thì có ý thức và hiểu được tầm quan trọng nhưng không ít người lại thờ ơ, vô ý thức làm ảnh hưởng tới môi trường. Chính vì vậy mà vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường không của riêng ai mà toàn dân bắt buộc phải thực hiện tốt. Để làm tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường về tuyên truyền, hướng dẫn, bắt buộc thực hiện của người dân đi vào nề nếp từ thế hệ này sang thế hệ khác thì không thể thiếu được sự chỉ đạo, thống nhất, đồng lòng của các cơ quan quản lý nhà nước và cấp chính quyền các xã, phườngcùng vào cuộc.
Sau đây tôi xin có vài ý tưởng về môi trường, so với tổng thể còn là rất nhỏ nhưng cũng thật cần thiết.
1. Cần đưa việc giữ gìn và bảo vệ môi trường được tuyên truyền, hướng dẫn, ý thức thực hiện, được dạy trong hệ thống giáo dục theo cấp độ từ khi là trẻ mầm non cho đến lớp 12.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở, bắt buộc toàn dân thực hiện phân loại rác (việc phân loại rác đã có nhà hàng làm rồi). Hạn chế, tiết kiệm dùng túi nilong và nên tái sử dụng những thứ có thể. Luôn có hai thùng rác cạnh nhau (việc phân loại sẽ được ghi rõ, ví dụ như đất, cát, lá, rau cỏ, đồ ăn, giấy ăn, những thứ phân hủy được … ta cho vào 1 thùng (thức ăn thừa có thể cho gia súc - tùy thuộc vào từng gia đình, trường học, nhà hàng .vv…). Thùng 2 : Bìa, hộp, cát tông, giấy vụn, chai lọ các loại, sắt thép, đồ điện dân dụng bỏ đi, đồ nhựa, nilong… Riêng Pin đã qua sử dụng: mang siêu thị, các cửa hàng vinmatnhờ thu gom.
Tất cả người dân đang đi lại trên đường phải tập thành thói quen nếu có đồ cần bỏ hãy chịu khó tìm thùng rác bỏ vào hoặc hãy để vào túi của mình về nhà hoặc qua nơi nào có thùng rác thì bỏ không nên vứt thẳng xuống đường. Gia đình tôi đã làm từ rất lâu rồi và không bao giờ cảm thấy khó chịu gì cả. Vấn đề cơ bản là ý thức con người mà thôi.
Việc phân loại rác gia đình tôi đã thực hiện từ lâu nhưng từ khi có yêu cầu của Thủ tướng chính phủ giao tổ dân phố phát cho các hộ gia đình văn bản về việc phân loại rác thì cả nhà thực hiện đều và triệt để hơn, thấy cũng đơn giản lại cảm thấy rất vui vì đồ tái chế thật sự dùng hàng ngày bỏ đi quá nhiều mà lại giúp cho những người chuyên đi thu gom. Thức ăn thừa thì mang ra để vào nơi mọi người thường để, có xe nước gạo đi qua hàng ngày họ sẽ lấy hoặc tùy theo…Tuy nhiên hai con lại nói ở xóm này có ai làm cẩn thận như mẹ đâu, mẹ cứ làm cũng tốt nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Nghe buồn nhỉ.
3. Tất cả các công sở, nhà máy, trường học, bệnh viện, các chợ … người đứng đầu phải nhắc nhở tất cả mọi người đều phải có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh sạch sẽ…
4. Các đường làng, ngõ xóm, hè đường ngoài việc tổ trưởng dân phố, rất cần thiết có thêm cán bộ phường và công an phường, tuyên truyên, hướng dẫn, nhắc nhở, bắt buộc mọi người phải có ý thức thực hiện quyét dọn vệ sinh sạch sẽ, phân loại rác và để rác vào nơi quy định, cấm vứt rác bừa bãi, đặc biệt nghiêm cấm việc quyét cho rác xuống cống. (Thông báo phạt nặng hành vi cho rác xuống cống, nếu quá phản cảm mà có người đích danh chụp ảnh báo lên phường sẽ là bằng chứng để phạt). Tôi tin rằng nếu cấp chính quyền có công an phường, xã, khu vực vào cuộc cùng tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở, bắt buộc mọi người dân thực hiện thì chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.
5. Nên có các đơn vị tư nhân được cạnh tranh tham gia về việc xử lý rác
Trên đây là 5 ý kiến rất nhỏ nhoi về môi trường mà tôi đề cập nhưng tôi thiết nghĩ nếu tất cả chúng ta có ý thức toàn dân thực hiện tốt về bảo vệ môi trường thì lúc ban đầu là những vấn đề nhỏ chúng ta cứ thực hiện tốt thì sau ta sẽ làm được những vấn đề về môi trường rộng lớn hơn và bền vững./.
*Tít do báo Lao động Thủ đô đặt!
Chu Thị Hiên- Công đoàn Văn phòng Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37