Năm 2022 - năm "thảm họa" của thị trường tiền số toàn cầu

Theo số liệu của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares, các nguồn đầu tư ròng vào tiền kỹ thuật số trong năm 2022 chỉ đạt 498 triệu USD so với 9,1 tỷ USD trong năm ngoái.
Làm rõ tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số tại Việt Nam
Nam 2022 - nam 'tham hoa' cua thi truong tien so toan cau hinh anh 1

Biểu tượng của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX trên màn hình máy tính. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thị trường tiền điện tử toàn cầu đã chứng kiến một năm đầy biến động khi giảm 1.400 tỷ USD trong năm nay do lãi suất tăng, khẩu vị rủi ro (risk appetite) biến mất và sự sụp đổ hàng loạt của các công ty tiền số như FTX.

Đồng Bitcoin, loại tiền điện tử được cho là lớn nhất thế giới, cũng đã trải qua năm 2022 đầy sóng gió khi mất đến 60% giá trị.

Theo số liệu của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares, các nguồn đầu tư ròng vào tiền kỹ thuật số trong năm 2022 đạt 498 triệu USD so với 9,1 tỷ USD trong năm ngoái.

Chuyên gia James Malcolm thuộc Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) cho biết trong khi trong nửa đầu năm nay, 70% thời gian của ông là dành cho khách hàng liên quan vấn đề tiền điện tử, thì trong 10 ngày hồi tháng trước tại khu vực Bắc Mỹ, từ Montreal (Canada) đến Miami (Mỹ), thời gian thảo luận về tiền số của ông chưa đến 2%.

Tháng 11/2021, giá trị đồng Bitcoin đạt mức cao kỷ lục 69.000 USD/Bitcoin và thị trường tiền số khi đó cũng chạm mốc 3.000 tỷ USD nhờ các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ của các quốc gia trên thế giới nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do các hạn chế vì dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, khi các nước mở cửa trở lại, lạm phát gia tăng buộc các ngân hàng trung ương phải triển khai các biện pháp thắt chặt lãi suất và khiến các nhà đầu tư từ bỏ các loại tài sản rủi ro cao hơn như cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử.

Giá trị đồng Bitcoin, loại tiền điện tử từ lâu được coi là tài sản có giá trị lưu trữ trong thời kỳ lạm phát vì nguồn cung hạn chế, đã giảm mạnh (hơn 30% giá trị vào tháng 1/2022) do các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào các tài sản an toàn đã được chứng minh trước đó như đồng USD.

Khi các nhà đầu tư quay lưng với tiền kỹ thuật số, các công ty tiền số lớn đã gặp khó khăn, trước tiên là sự sụp đổ của đồng tiền kỹ thuật số TerraUSD vốn được coi là đồng tiền ổn định (stablecoin) và đồng Luna.

Các loại tiền số đã giảm giá mạnh vào tháng Năm năm nay khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu thua lỗ khoảng 42 tỷ USD.

Sau đó, vào tháng Sáu, nền tảng vay và cho vay tiền điện tử lớn nhất thế giới Celsius (Mỹ) đã đóng băng tài sản của khách hàng, thông báo lỗ 1,2 tỷ USD khi tuyên bố phá sản.

Quỹ đầu tư tiền điện tử Three Arrows Capital có trụ sở tại Singapore cũng chung số phận trong cùng tháng. Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác đồng loạt lao dốc theo, giảm hơn 50% giá trị chỉ trong vòng 49 ngày kể từ cuối tháng Năm.

Cũng chỉ trong vòng 1 ngày hồi tháng Sáu, giá trị đồng Bitcoin đã giảm khoảng 15%, đây được coi là ngày tồi tệ nhất đối với đồng tiền điện tử này kể từ tháng 3/2020 khi đại dịch COVID-19 làm chao đảo các thị trường tài chính.

Tiếp sau đó, cú sốc được cho là mạnh nhất trên thị trường tiền số trong năm nay là sự sụp đổ của FTX, một trong những sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới, vào tháng 11 vừa qua.

Giá trị đồng Bitcoin đã giảm khoảng 25% chỉ trong vòng chưa đầy 4 ngày. Hiện Bitcoin có giá khoảng 16.000 USD/Bitcoin. Nhìn chung, năm 2022 gần như là năm "thảm họa" của thị trường tiền số.

Tuy nhiên, vẫn có điểm sáng trên thị trường tiền điện tử năm nay là nền tảng chuỗi khối (blockchain) Ethereum đã được nâng cấp, theo đó giảm mạnh năng lượng tiêu thụ, ít hơn 99,95% so với phiên bản trước đây.

Theo hãng nghiên cứu Digiconomist, trước khi phần mềm trên được nâng cấp, một giao dịch trên Ethereum tiêu thụ lượng điện bằng mức tiêu thụ điện trung bình của một hộ gia đình Mỹ trong một tuần./.

Theo Trần Quyên (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/nam-2022-nam-tham-hoa-cua-thi-truong-tien-so-toan-cau/836973.vnp

Nên xem

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”

(LĐTĐ) “Dọn tổ đón đại bàng”, một cách ví von về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, hành lang pháp lý liên quan đến đầu tư và kết cấu ...
Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa

Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa

(LĐTĐ) Tổ chức sâu rộng các hoạt động văn hóa, thể thao sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, giúp người lao động có điều ...
Tăng cường gắn kết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội

Tăng cường gắn kết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, năm 2023, các địa phương trên địa bàn Thành phố tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc ...
Phạt sao cho đủ răn đe?

Phạt sao cho đủ răn đe?

(LĐTĐ) Tuần qua, thị trường chứng khoán đón nhận thông tin thêm một nhà đầu tư bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt liên quan đến việc giao dịch ...
Định vị và nâng tầm thương hiệu hàng Việt

Định vị và nâng tầm thương hiệu hàng Việt

(LĐTĐ) Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ...
Động lực từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Động lực từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), được các cấp Công đoàn ngành ...
Khen thưởng 133 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Khen thưởng 133 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm và biểu dương, khen thưởng điển hình tiên tiến thực hiện tốt Kết ...

Tin khác

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

(LĐTĐ) Ngày 17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci.
Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

(LĐTĐ) Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2.
Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Tính đến 4h03 ngày 10/2, số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ là 17.674 người và ở Syria là 3.377 người, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ động đất lên tới 21.051 người.
Hơn 1.200 ca tử vong trong đợt bùng dịch tả nghiêm trọng nhất ở Malawi

Hơn 1.200 ca tử vong trong đợt bùng dịch tả nghiêm trọng nhất ở Malawi

Malawi đang phải ứng phó với đợt bùng phát dịch tả trầm trọng nhất từ trước tới nay khi ghi nhận gần 37.000 ca nhiễm bệnh kể từ tháng Ba năm ngoái.
Sẵn sàng bảo hộ công dân Viêt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Sẵn sàng bảo hộ công dân Viêt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

(LĐTĐ) Thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều 9/2, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria tiếp tục chủ động, tích cực theo dõi sát sự việc, cũng như sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo vệ công dân khi cần thiết.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Số nạn nhân thiệt mạng đã hơn 12.000 người

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Số nạn nhân thiệt mạng đã hơn 12.000 người

Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm này, số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria đã vượt quá 12.000 người.
Số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt quá 7.800 người

Số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt quá 7.800 người

Hơn 7.800 người tại Thổ Nhỹ Kỳ và Syria đã thiệt mạng sau trận động đất kinh hoàng và số nạn nhân được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên khi độ lớn của thảm họa này trở nên rõ ràng hơn.
Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: LHQ triển khai hỗ trợ khẩn cấp

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: LHQ triển khai hỗ trợ khẩn cấp

Theo số liệu cập nhật tới sáng 7/2 do Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công bố, số người thiệt mạng do động đất tại cả nước này và Syria đã lên tới 3.823 người, trong khi gần 14.500 người bị thương.
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Thảo luận cởi mở, thực chất nhiều vấn đề quốc tế và khu vực

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Thảo luận cởi mở, thực chất nhiều vấn đề quốc tế và khu vực

(LĐTĐ) Ngày 4/2, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Thủ đô Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam đã dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
Xem thêm
Phiên bản di động