Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao

(LĐTĐ) Cây cọ được người dân Hà Tĩnh trồng ở vùng nông thôn để làm mành chiếu, lá đan nón, lợp mái nhà… từ bao đời nay. Nhưng hiện nay cây cọ được nhiều người biết đến là nhờ quả cọ được giới sành ăn đặt tên "đặc sản" vùng quê. Hiện cây cọ vẫn đang được duy trì, nhưng không còn nhiều ở các địa phương nông thôn.
Ngắm “rừng” bonsai trồng trên thân cây cổ thụ giá gần tỷ đồng ở Hà Nội 10 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh hiệu quả chẳng kém gì thuốc

Nghề nay nuôi cảnh xưa

Hiện, nghề đan tranh (đánh tranh lá cọ - phóng viên) vẫn đang được duy trì, tạo ra công ăn việc làm chủ yếu cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Nghề đan tranh được người dân thôn Tân Đình, xã Lưu Vĩnh Sơn giữ gìn được nghề

Cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chừng khoảng 5km chúng tôi đi ngang qua tuyến đường tránh là đến nhà của ông Nguyễn Hoành Đạt (thuộc xóm Tân Đình xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà). Người đang giữ gìn được nghề xưa là đan tranh bằng lá cọ để lợp mái nhà, chuồng trâu bò… nghề có ở xóm cách đây hơn 50 năm, bắt đầu từ chuyện làng chuyện xã vì nơi đây trước đây là một vựa cọ nổi tiếng của Hà Tĩnh.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đạt kể: "Nghề này vốn liếng cao, công việc rất đơn thuần, không đòi hỏi sức lực sự hay khéo léo, trình độ gì hết, ai vụng nhất cũng làm được, rảnh rỗi lúc nào làm lúc ấy.

Để làm ra sản phẩm cánh tranh để lợp mái thì tôi thu mua lá cọ trong dân, và các huyện miền núi như Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ… hom tranh thì tận dụng bèn (cuống, cành lá cọ - phóng viên) còn cẩn thận hơn thì mua cây luồng, cây mét ở tận các huyện Anh Sơn, Thanh Chương... Nghệ An về chẻ vót tạo thành hom rồi mới đan kết từng lá cọ lại tạo thành cánh tranh", ông Đạt cho biết thêm.

Được biết, mỗi cánh tranh như thế này bán ra thị trường là 19.000 đồng/cánh, mỗi cánh có 2 hom trên/dưới và được kết lại từ 10 mõ tranh.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Mỗi cánh tranh được bán ra thị trường 19.000 đồng

Người hằng ngày phụ giúp ông Đạt là bà Trần Thu (vợ ông Đạt). Bà Thu cho biết: Về nguyên liệu làm ra cánh tranh chúng tôi đều phải đi mua hết, mua mỗi báp lá tro 10 ngọn từ huyện Vũ Quang về đây có chi phí 15-20.000 đồng. Còn cây luồng mua Nghệ An về mất 45.000 đồng/cây. Mỗi ngày gia đình làm được khoảng 100 cánh tranh, trừ chi phí ra thì mỗi người đạt khoảng 300-400 nghìn đồng.

"Nghề này, trước đây thì rất nhiều người làm vì kinh tế hồi đó nuôi được cả gia đình đó, nhưng nay số lượng cây cọ cũng không nhiều nên tìm nguyên liệu khó khăn. Hơn nữa giới trẻ thì đi làm công ty, xuất khẩu… mấy ai ở nhà đâu chú", bà Hồng, 70 tuổi xóm Tân Đình nói.

Cây cọ được ví “rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Ngoài ra nó còn giúp người dân phát triển kinh tế, giúp người dân có mái nhà ấm cúng, quả cọ nay được du khách xem như món ăn "đặc sản" vùng quê. Nhiều hộ thu nhập tốt từ cây cọ, chỉ tính bán lá cọ và xương cọ, quả cọ mỗi cây to một năm cũng được trên 1 triệu đồng.

Món ăn "đặc sản" vùng quê

Quả cọ nó chỉ lớn vón vén khoảng 2 đầu ngón tay với lớp vỏ sẫm màu, vị đắng chát nhưng khi được chế biến bằng hình thức như om, muối chín nó lại thành món ăn vặt "đưa miệng" khiến người dân từ nông thôn đến thành phố trầm trồ khi cọ vào vụ.

Cứ đến dịp khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch, trên các khu chợ lại nhộn nhịp người mua kẻ bán quả cọ. Vốn là thứ quả quê đặc trưng ở Hà Tĩnh, nay quả cọ được đưa lên phố như Hà Nội, Sài Gòn… trở thành món "đặc sản" được thực khách tìm mua nhiều vì hương vị bùi bùi, lạ miệng.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Quả cọ được người sành ăn đặt món ăn "đặc sản" vùng quê

Vừa dẫn chúng tôi đi hái quả cọ chị Nguyễn Thái Hà (thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết về thời kỳ ra hoa kết trái của loài cây gai gốc đầy mình: "Cọ bắt đầu ra hoa, kết trái vào giữa tháng 7 âm lịch. 3-4 tháng sau là thời điểm quả cọ bắt đầu chín, vỏ màu xanh đậm rồi ngả dần sang xanh da trời. Tùy theo điều kiện thời tiết mà mùa cọ chín có thể kéo dài tới vài tháng.

Quả cọ hình bầu dục, chỉ nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, to hơn thì độ 2 đầu ngón tay. Khi chín, cọ có màu xanh dương thẫm hoặc hơi nâu đen. Cọ sau khi hái về sẽ được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn. Cọ sống khá chát nên người dân thường om hoạc muối (làm chín) để nó mềm hơn, bớt chát và có độ bùi, ngọt, béo ngậy. Tuy nhiên, để làm được mẻ cọ om hoạc muối ngon thì đòi hỏi người làm phải khéo léo, kỳ công.

Cách làm quả cọ om là rửa sạch, đem xóc lẫn với những mảnh cật nứa già cho bong vỏ. Sau đó đổ nước sôi lăn tăn khoảng 85-90 độ C vào thùng hoặc chậu cọ, để tầm 15-20 phút là cọ chín mềm. Nếu cho vào nước quá nóng sẽ làm quả cọ teo lại, ăn cứng và chát. Om lâu quá lại làm cọ mềm nhũn, giảm độ ngon, bùi. Còn cọ muối thì chỉ rửa sạch bọ muối và các gia vị khác vào sao cho vừa rồi lắc đều để sau ít giờ là ăn được", chị Hà cho biết thêm.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao

Quả cọ sau khi om chín ăn có vị bùi, thơm, béo...

Cọ thường khoảng 10.000 đồng/kg nhưng cọ nếp ngon thì giá cao hơn khoảng 20-30.000 đồng/kg. Khách cần cọ om chín, mang về chỉ việc ăn ngay thì thêm 5.000 - 10.000 đồng tiền công.Chị Thu Trang quê Nghệ An làm dâu Hà Tĩnh kể lại: Quê mình quả cọ vốn là thức ăn vặt dân dã, nhưng khi mang ra các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn cọ om lại được nhiều người xem như đặc sản. Thấy đồng nghiệp mua làm quà vặt, ăn khen ngon nhiều nên mình nhờ người nhà gửi xuống để bán. Ban đầu chỉ bán thử ít một, nhiều người đặt mua quá nên tăng lượng hơn. Có đợt mình bán được cả tạ cọ, nhiều người còn đặt mình làm chín đóng hộp để làm quà biếu luôn.

Loại quả này còn được chế biến thành món dưa (muối) cọ ngày Tết hay cọ đem ra kho cá, kho thịt rất thơm ngon. Vị bùi ngậy, chan chát của cọ khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi. Ngoài ra ở các địa phương khác quả cọ được dùng làm bánh dày, sau khi om, lớp cùi cọ được bóc ra rồi đem giã nhuyễn thành nguyên liệu làm bánh.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 9 năm 2024. Trong đó, 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt THQG Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

(LĐTĐ) Từ ngày 28/10 - 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

(LĐTĐ) Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 cũng chính thức bắt đầu từ 0h thứ Sáu, ngày 29/1, đến 12h ngày 1/12.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 24/10, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm ở mức từ 38 đồng/lít đến 254 đồng/lít, tùy từng mặt hàng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

(LĐTĐ) Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 sẽ diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Dự kiến, chương trình sẽ thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thời gian qua, thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng song hành với những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó mỗi người dân sẽ phải có kiến thức tự bảo vệ mình, tránh “tiền mất tật mang” trong môi trường không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thời gian tới.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 11/10/2024 mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

(LĐTĐ) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa rõ ràng, xây dựng chương trình khuyến mại, chế độ hậu mãi… là những giải pháp mà các Sở, ngành, quận, huyện Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động