Lễ rước đền núi Sưa: Giữ hồn làng trong lòng phố thị
Để du xuân, lễ hội được an toàn, bình yên Những giá trị nghệ thuật độc đáo của Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng |
Tọa lạc trên núi Sưa (hay gọi là gò Sư Sơn), trong khuôn viên của Công viên Bách Thảo (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình), đền núi Sưa là nơi thờ Huyền Thiên Hắc Đế - một vị tướng quân có công phò trợ vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072) đánh giặc Chiêm Thành bảo vệ đất nước.
Người dân nhớ ơn ông nên đã lập đền thờ ở gò Sư Sơn và hàng năm tổ chức lễ hội vào ngày 18, 19 tháng Giêng (ngày sinh của Thánh) để kỷ niệm. Đây là một trong ba di tích quan trọng (cùng với đình Ngọc Hà, đình Hữu Hiệp) trong cộng đồng Tam giáp của “Thập tam trại” kinh thành Thăng Long xưa.
![]() |
Lễ rước đền núi Sưa được tổ chức trọng thể hàng năm. |
Tương truyền, Huyền Thiên Hắc Đế là con trai thứ ba của Ngọc Hoàng bị đày xuống hạ giới làm con trai của đôi vợ chồng ở làng Hữu Tiệp chuyên làm việc thiện nhưng hiếm muộn đường con cái. Khi sinh ra, cậu bé có nước da đen nhẻm nên được gọi là Hắc Công. Từ nhỏ, cậu bé đã ham săn bắn và thường lên núi Sưa chơi.
Năm 8 tuổi, cậu bé trèo cây, chẳng may trượt ngã và mất sớm. Dân làng thấy tường vân ngũ sắc bao phủ quanh ngọn núi, một lúc mây tan, kéo lên núi xem thì ngài đã hóa, tại đó mối đùn lên một ngôi mộ. Cho là điềm linh, dân làng lập miếu thờ trên chính ngọn Sưa; miếu này nổi tiếng linh thiêng cầu được ước thấy.
Khi giặc Chiêm Thành quấy nhiễu biên cương, vua Lý Thánh Tông cử người dẹp giặc nhưng bao lần không thắng, Một đêm nọ, nhà vua mơ thấy một vị thần da đen bay từ hướng bắc tới xin trợ giúp nhà vua cứu nước. Quả vậy, khi quân ta xông trận đánh giặc, vị thần hóa thành một đám mây đen đi theo đoàn quân, làm nổi cơn giông, đánh chìm thuyền giặc, giúp vua đại thắng. Trở về, vua cho xây lại miếu trên núi Sưa, phong cho vị thần cái tên là Huyền Thiên Hắc Đế thượng đẳng phúc thần.
Từ đó, hàng năm vào ngày 19 Âm lịch (ngày sinh của ngài) và ngày 21/11 Âm lịch (ngày hóa của Thánh); người dân 3 giáp Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà lại tổ chức hội làng để tri ân công đức của Thánh.
![]() |
Đoàn rước Huyền Thiên Hắc Đế đi trên phố Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội). |
Năm 2021, UBND quận Ba Đình đã phê duyệt báo cáo đầu tư tu bổ, tôn tạo đền núi Sưa, đến năm 2024 đã khánh thành công trình tu bổ. Di tích sau khi được tu bổ có diện mạo mới khang trang hơn, song vẫn giữ được hồn cốt văn hóa, thu hút du khách đến tham quan, chiêm bái, dự lễ hội.
Đền núi Sưa ngày nay vẫn mang những dấu ấn kiến trúc của thế kỷ XIX, có diện tích 6.481m2, nằm trên đỉnh núi Sưa độ cao 17,86m. Đền có kiến trúc đơn giản với cầu thang dẫn lên, hai bên là hai trụ biểu, qua một khoảng sân nhỏ là tới điện thờ gồm 3 gian: Gian chính giữa thờ Huyền Thiên Hắc Đế, gian bên phải là ban thờ Mẫu, gian bên trái thờ Phật.
Trong khuôn viên đền hiện còn lưu giữ 4 tấm bia có giá trị. Hàng năm, lễ hội đền được tổ chức linh đình, gồm lễ tế cới tục rước văn, rước oản từ đền núi Sưa sang đình Ngọc Hà, lại rước từ đình Ngọc Hà lên núi Sưa và lễ Tất.
Ngoài phần lễ còn có phần hội với nhiều trò chơi như chọi gà, cờ người, hát chèo, thi thổi xôi, luộc gà... Lễ hội đền núi Sưa không chỉ là một ngày hội của người dân nơi đây mà còn là dịp để giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho mọi thế hệ, nhất là thế hệ trẻ. Đây cũng là cách nhân dân Việt Nam giữ hồn làng, giữ bản sắc dân tộc, để qua bao đời, dân tộc ta vẫn mãi trường tồn và tiến lên.
Một số hình ảnh ghi lại tại lễ rước Thánh:
![]() |
Dẫn đoàn là các vị cao niên cầm cờ. |
![]() |
Đoàn rước kiệu Thánh đi từ đình núi Sưa sang đình Ngọc Hà. |
![]() |
![]() |
Đoàn rước thánh lên chùa Một Cột để Thỉnh Kinh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người
Tin khác

Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh
Thủ đô 27/03/2025 16:32

Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Nhịp sống Thủ đô 27/03/2025 16:01

Hà Nội: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 27/03/2025 06:56

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông bảo vệ dữ liệu người sử dụng
Thủ đô 25/03/2025 13:34

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 24/03/2025 16:30

Nam Từ Liêm: Triển khai các nhiệm vụ về sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị
Nhịp sống Thủ đô 24/03/2025 15:31

Quận Hoàn Kiếm thông tin về dự án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ
Nhịp sống Thủ đô 24/03/2025 13:49

Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025
Nhịp sống Thủ đô 23/03/2025 20:50

Hà Nội: Nhiều hoạt động ý nghĩa Ngày đoàn viên năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 23/03/2025 16:50

Sáng mãi tinh thần phụ nữ Ba đảm đang
Nhịp sống Thủ đô 22/03/2025 22:09